Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học

Một phần của tài liệu luanvan_NguyenTrongPhuong_2019_TLH (Trang 56 - 59)

2.2.4.1. Mục đích

Dữ liệu được nhập vào Excel và xử lý bằng SPSS bản 20.0. Các phương pháp thống kê được sử dụng là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận.

2.2.4.2. Phân tích thống kê mô tả

- Đối với các biến số danh định: sử dụng tần suất và tỉ lệ % để mô tả.

- Đối với các biến số định lượng: sử dụng điểm trung bình và độ lệch chuẩn. Điểm trung bình để tính điểm của từng nội dung đo và toàn thang đo. Độ lệch chuẩn để mô tả mức độ phân tán hay tập trung của các câu trả lời được lựa chọn.

2.2.4.3. Phân tích thống kê suy luận

Phân tích sự khác biệt với các biến nhân khẩ nhằm kiểm định sự khác biệt giữa các biến định tính với các biến định lượng.

- Trường hợp biến định tính có 02 giá trị thì kiểm định sự khác biệt bằng phương pháp Independent Samples T-test, quan sát bảng Independent Samples Test:

+ Nếu sig. Levene’s test nhỏ hơn 0.05 thì phương sai giữa 2 nhóm là khác nhau, sử dụng giá trị sig. T-test ở hàng Equal variances not assumed để kết luận:

Giá trị sig. T-test < 0.05: kết luận có sự khác biệt; Giá trị sig. T-test ≥ 0.05: kết luận không có sự khác biệt

+ Nếu sig. Levene’s test lớn hơn 0.05 thì phương sai giữa 2 nhóm là không khác nhau, sử dụng giá trị sig. T-test ở hàng Equal variances assumed để kết luận:

Giá trị sig. T-test < 0.05: kết luận có sự khác biệt; Giá trị sig. T-test ≥ 0.05: kết luận không có sự khác biệt.

- Trường hợp biến định tính có 03 giá trị thì kiểm định sự khác biệt bằng phương pháp One way Anova, quan sát bảng Test of Homogeneity of Variances, xét sig. của Levene Statistic:

+ Nếu sig. ở kiểm định này ≥ 0.05, xét tiếp kết quả ở bảng ANOVA. Nếu sig. ở bảng ANOVA < 0.05, kết luận: có sự khác biệt. Nếu sig. ở bảng ANOVA ≥ 0.05, kết luận: không có sự khác biệt.

- Sử dụng phép tương quan Pearson để tìm mối tương quan giữa các biểu hiện thành phần của nhận thức về RLPTK của GVMN.

- Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính để xác định sự ảnh hưởng của các biến độc lập với điểm trung bình các khía cạnh của nhận thức về RLPTK.

Tiểu kết chương 2

Luận văn này đã được thực hiện theo một quy trình có tổ chức với 2 giai đoạn nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn. Mỗi giai đoạn đều có mục đích, nội dung và quy trình rõ ràng. Luận văn đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.

Việc phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để thông tin thu được mang tính chính xác, tin cậy và đa chiều. Số liệu thu được cũng được xử lý và phân tích theo các phương pháp khác nhau như phân tích mô tả đơn biến, đa biến, tương quan pearson... Việc kết hợp thiết kế nghiên cứu định lượng và định tính là cơ sở để có thể nhận được những kết quả nghiên cứu đủ độ tin cậy, khách quan và mang tính khoa học cao.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN

Một phần của tài liệu luanvan_NguyenTrongPhuong_2019_TLH (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w