của rối loạn phổ tự kỷ
Câu hỏi khảo sát cho vấn đề này là “theo các thầy/cô, nguyên nhân của rối loạn phổ tự kỷ là gì”. Kết quả nhận thức của GVMN về nguyên nhân của RLPTK thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.5. Thực trạng biểu hiện nhận thức của giáo viên mầm non về nguyên nhân của rối loạn phổ tự kỷ
Tần suất (%)
Biểu hiện nhận thức của Hoàn Đồng Khá Hoàn
STT GVMN về nguyên nhân của toàn ý một đồng toàn ĐTB ĐLC
trẻ RLTPK không chút ý đồng ý
đồng ý
1 Tự kỷ là do cha mẹ, gia đình
thiếu chăm sóc, lơ là, thiếu tình 3,0 31,1 34,2 31,7 1,05 0,87 thương*
2 Cha mẹ lớn tuổi sinh con có 3,1 39,6 30,5 26,8 1,81 0,87 nguy cơ tự kỷ cao
3 Chích vắc xin là nguyên nhân 64,6 21,4 7,3 6,7 2,44 0,89 gây nên tự kỷ*
4 Một số thuốc điều trị trong thời
gian mang thai như axit valrpoic 23,8 46,9 19,5 9,8 1,15 0,90 và thalidomide có nguy cơ tự kỷ
5 Bất thường về Gen, yếu tố sinh
học di truyền là nguyên nhân 18,9 42,1 16,5 22,6 1,43 1,04 gây tự kỷ
6 Thói quen ăn uống, nguồn thực 46,9 33,5 10,4 9,2 2,18 0,95 phẩm là nguyên nhân tự kỷ*
7 Những tổn thương não trước ,
trong quá trình mang thai, sau 16,5 31,7 33,5 18,3 1,54 0,97 khi sinh là nguy cơ của tự kỷ
8 Xem nhiều tivi, điện thoại máy 3,0 14,6 53,7 28,7 0,92 0,74 tính là nguyên nhân mắc tự kỷ*
9 Tự kỷ do các nguyên nhân tâm 62,8 25,6 4,9 6,7 2,45 0,87 linh*
Chung 1,67 0,25
Kết quả bảng 3.14 cho thấy GVMN cũng có hiểu biết khá rõ về nguyên nhân của RLPTK (ĐTB 1,67). Trong đó, đa số các giáo viên đều không cho rằng“tự kỷ do các nguyên nhân tâm linh” là nguyên nhân RLPTK (ĐTB 2,45); tuy vậy GVMN lại cho rằng“xem nhiều tivi, điện thoại máy tính là nguyên nhân mắc tự kỷ”(ĐTB 0,92). Kể từ những năm 40 của thế kỷ 20, trên thế giới đã tồn tại lý thuyết “bà mẹ tủ lạnh” là một học thuyết không đáng tin cậy cho rằng nguyên nhân tự kỷ là do thiếu hơi ấm của cha mẹ, cha mẹ thiếu tình thương. Đến những năm 70, khoa học đã bác bỏ các căn nguyên về tâm lý của tự kỷ. Ngày nay, các nghiên cứu hiện tại đa số đều đồng ý cho rằng căn nguyên y sinh là căn nguyên cốt yếu của tự kỷ[25].
Kết quả nghiên cứu vẫn còn ghi nhận các ý kiến như “tự kỷ là do cha mẹ, gia đình thiếu chăm sóc, lơ là, thiếu tình thương”( ĐTB 1,05), hoặc “Xem nhiều tivi, điện thoại máy tính là nguyên nhân mắc tự kỷ”(ĐTB 0,92). Nói về vấn đề này cô N.C.H cho biết “Trẻ tự kỷ là do gia đình ít giao tiếp, ít quan tâm, thường gửi trẻ cho ông bà. Gia đình , ông bà cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều” hoặc “tự kỷ là do yếu tố tinh thần. cha mẹ không quan tâm giao tiếp với trẻ, không phải do di truyền, …cũng có thể do giáo dục của gia đình và cho trẻ tiếp cận quá nhiều thiết bị điện tử” ( cô N.T.T). Rõ ràng, mặc dù có hiểu biết đúng đắn về nguyên nhân tự kỷ ở mức độ khá, nhưng thực trạng trong các giáo viên vẫn tồn tại những suy nghĩ và nhận định sai lầm hoặc định kiến về nguyên nhân RLPTK. Có thể thực trạng định kiến về tự kỷ trong cộng đồng vẫn còn tồn tại, cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn về vấn đề này.