Phương pháp thống kê toán học

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TẠI THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 55)

Dữ liệu thu được từ bảng hỏi được xử lý bằng chương trình phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Các thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận (so sánh sự khác biệt, tương quan). Các chỉ số được sử dụng tương ứng như sau:

2.2.6.1. Phân tích thống kê mô tả

(1) ĐTB cộng (mean) được dùng để tính điểm đạt được của từng nội dung đo và toàn thang đo.

(2) Độ lệch chuẩn (Standardizied Deviation) được dùng để mô tả mức độ phân tán hay mức độ tập trung của các câu trả lời được lựa chọn.

(3) Tần suất các phương án lựa chọn cho từng ý kiến. 2.2.6.2. Phân tích thống kê suy luận

Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm nhân khẩu học: Mục đích của phân tích này nhằm kiểm định sự khác biệt giữa các biến định tính với các biến định lượng.

- Trường hợp biến định tính có 02 giá trị thì kiểm định sự khác biệt bằng phương pháp Independent Samples T-test, quan sát bảng Independent Samples Test:

+ Nếu sig. Levene’s test nhỏ hơn 0.05 thì phương sai giữa 2 nhóm là khác nhau, sử dụng giá trị sig. T-test ở hàng Equal variances not assumed để kết luận:

Giá trị sig. T-test < 0.05: kết luận có sự khác biệt; Giá trị sig. T-test ≥ 0.05: kết luận không có sự khác biệt

+ Nếu sig. Levene’s test lớn hơn 0.05 thì phương sai giữa 2 nhóm là không khác nhau, sử dụng giá trị sig. T-test ở hàng Equal variances assumed để kết luận:

Giá trị sig. T-test < 0.05: kết luận có sự khác biệt; Giá trị sig. T-test ≥ 0.05: kết luận không có sự khác biệt.

- Trường hợp biến định tính có 03 giá trị thì kiểm định sự khác biệt bằng phương pháp One way Anova, quan sát bảng Test of Homogeneity of Variances, xét sig. của Levene Statistic:

+ Nếu sig. ở kiểm định này ≥ 0.05, xét tiếp kết quả ở bảng ANOVA. Nếu sig. ở bảng ANOVA < 0.05, kết luận: có sự khác biệt. Nếu sig. ở bảng ANOVA ≥ 0.05, kết luận: không có sự khác biệt.

Tiểu kết chương 2

Luận văn này đã được thực hiện theo một quy trình có tổ chức với 2 giai đoạn (nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn). Mỗi giai đoạn đều có mục đích, nội dung và quy trình rõ ràng.

Luận văn đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học, phương pháp quan sát và phương pháp chuyên gia. Việc phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để thông tin thu được mang tính chính xác, tin cậy và đa chiều.

Số liệu thu được cũng được xử lý và phân tích theo các phương pháp khác nhau như phân tích mô tả đơn biến, đa biến, tương quan pearson. Việc kết hợp thiết kế nghiên cứu định lượng và định tính là cơ sở để có thể nhận được những kết quả nghiên cứu đủ độ tin cậy, khách quan và mang tính khoa học cao.

Chương 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KỸ NĂNG TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

3.1. Thực trạng hình thức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông của giáo viên chủ nhiệm

3.1.1. Tần suất và các hình thức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổthông thông

Bảng 3.1. Tần suất và hình thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp của giáo viên chủ nhiệm

Tỷ lệ %

Hình thức hướng Không Hiếm Thỉnh Thường Rất

STT thường ĐTB ĐLC

nghiệp bao khi thoảng xuyên

xuyên

giờ (1) (2) (3) (4)

(5)

1 Trao đổi trực tiếp cá 22,2 43,6 12,8 4,3 17,1 2,50 1,35 nhân

2 Trao đổi qua điện thoại 17,1 47,9 24,8 10,3 0 2,28 0,87 3 Trao đổi qua internet 5,1 26,5 31,6 11,1 25,6 3,26 1,25

4 Tham vấn nhóm 0 4,3 19,7 39,3 35,7 4,08 0,86

5 Lồng ghép vào nội dung 3,4 18 31,6 10,3 36,7 3,59 1,25 giảng dạy môn học

Lồng ghép vào nội

6 dung sinh hoạt chủ 18 46,1 10,3 8,5 17,1 2,61 1,34

nhiệm

7 Trình bày chuyên đề 22,2 43,6 12,8 4,3 17,1 2,50 1,34 cho cả lớp

Phương pháp hướng nghiệp được GV tổ chức với tần suất thường xuyên nhất là “Tham vấn nhóm” (35,7% GVCN rất thường xuyên) và “Lồng ghép vào nội dung giảng dạy môn học” (37,12% GVCN rất thường xuyên). Trong khi phương pháp “Trao đổi qua điện thoại” không có GVCN nào lựa chọn tần suất rất thường xuyên.

Bảng 3.2. Tần suất và hình thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp của giáo viên chủ nhiệm theo trường

Trường chuyên Trường không Mức ý

STT Hình thức hướng nghiệp chuyên

nghĩa p

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

1 Trao đổi trực tiếp cá nhân 3,74 1,22 1,98 1,01 <0,0001

2 Trao đổi qua điện thoại 2,45 0,92 2,21 0,84 0,156 3 Trao đổi qua internet 3,83 1,15 3,01 1,21 0,001

4 Tham vấn nhóm 4,40 0,50 3,95 0,94 0,008

5 Lồng ghép vào nội dung 3,83 1,15 3,49 1,28 0,177 giảng dạy môn học

6 Lồng ghép vào nội dung 3,91 1,15 2,05 0,99 <0,0001 sinh hoạt chủ nhiệm

7 Trình bày chuyên đề cho 3,74 1,22 1,98 1,02 <0,0001 cả lớp

8 Thông qua phụ huynh 2,03 1,04 1,95 0,93 0,692

Bảng 3.2 cho thấy hình thức tổ chức hướng nghiệp phổ biến nhất của GVCN tại trường chuyên và trường không chuyên là “Tham vấn nhóm”. Kết quả cũng cho thấy phương pháp hướng nghiệp được GVCN trường chuyên thực hiện thường xuyên thứ 2 là phương pháp “Trao đổi qua internet (Zalo, Facebook, Email)” trong khi ở trường không chuyên là “Lồng ghép vào nội dung giảng dạy môn học”. Có sự khác nhau về tần suất tổ chức các hoạt động tham vấn giữa GVCN các trường, các phương pháp: Trao đổi trực tiếp cá nhân; Trao đổi qua internet; Tham vấn nhóm; Lồng ghép vào nội dung sinh hoạt chủ nhiệm; Trình bày chuyên đề cho cả lớp được

Qua phỏng vấn sâu với GVCN chúng tôi ghi nhận những thuận lợi và khó khăn của các phương pháp hướng nghiệp. Đối với phương pháp trao đổi trực tiếp cá nhân chúng tôi ghi nhận những ý kiến sau:

Đa phần là HS đến hỏi trực tiếp về những khó khăn và chúng tôi có thể chia sẻ với các em và giúp các em giải tỏa những khó khăn đó. Bên cạnh đó, em nào ngại không dám hỏi thì các em hỏi qua Zalo hoặc đôi khi cũng gửi mail cho tôi, còn lại các hình thức khác thì rất ít khi thực hiện. Mà hầu như là chúng tôi chỉ có thể tư vấn cho các em còn phụ huynh thì hầu như không quan tâm hoặc không thể trao đổi với họ được” (Cô T.T.D., trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt)

“Phương pháp em hay dùng nhất là giới thiệu các ngành nghề liên quan đến môn mình dạy là môn sinh học. Các em hiện nay chỉ nghĩ là môn Sinh là môn thuộc khối B chủ yếu là thi vào các ngành Y Dược nhưng thật ra còn các ngành như công nghệ hóa sinh, thực phẩm cũng có nhiều việc làm, do đó khi giảng dạy em vẫn hay giới thiệu các nghề liên quan đến môn sinh học cho các em có thêm góc nhìn” (Cô N.V. A., trường THPT Phó Cơ Điều)

Phương pháp trao đổi trực tiếp với học sinh là một phương pháp phổ biến tại trường chuyên, tuy nhiên lại không được áp dụng nhiều tại trường không chuyên. Thông qua phỏng vấn sâu, chúng tôi ghi nhận khó khăn của GVCN khi áp dụng phương pháo này. Một GV đã trao đổi như sau:

Nói chuyện trực tiếp với các em mình dễ dàng hiểu được định hướng, lựa chọn của các em. Tuy nhiên mình cũng gặp nhiều khó khăn do không có kiến thức về nghề mà các em nói tới, ngoài ra đôi khi mình cũng không biết về phương pháp đánh giá các em. Mình không nắm được cụ thể các em có năng lực thế nào, các em có cá tính ra sao và các yếu tố đó phù hợp với nghề nào” (Thầy N.M.H., trường THPT Nguyễn Trung Trực).

Bảng 3.3. Tần suất và hình thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp mà học sinh ưu tiên lựa chọn

Tỷ lệ %

Hình thức Không Hiếm Thỉnh Thường Rất

STT thường ĐTB ĐLC

hướng nghiệp bao khi thoảng xuyên

xuyên

giờ (1) (2) (3) (4)

(5)

1 Trao đổi trực 0 8,8 22,6 36,5 32,1 3,92 0,95

tiếp cá nhân

2 Trao đổi qua 19,7 47,4 23,4 9,5 0 2,23 0,87

điện thoại

3 Trao đổi qua 8,8 27,7 28,5 15,3 19,7 3,09 1,25

internet

4 Tham vấn nhóm 21,9 40,9 13,9 4,4 18,9 2,58 1,39 Lồng ghép vào

5 nội dung giảng 5,1 20,4 28,5 14,6 31,4 3,47 1,27 dạy môn học

Lồng ghép vào

6 nội dung sinh 11,7 29,9 18,3 15,3 24,8 3,12 1,38 hoạt chủ nhiệm Trình bày 7 chuyên đề cho 21,9 40,9 13,9 2,9 20,4 2,62 1,39 cả lớp 8 Thông qua phụ 21,9 40,1 13,9 5,1 19 2,59 1,39 huynh

Trong số những hoạt động hướng nghiệp, “Trao đổi trực tiếp cá nhân” là hoạt động được học sinh ưu tiên lựa chọn nhiều nhất với 36,5% đánh giá ở mức thường xuyên và 32,1% ở mức rất thường xuyên. Bên cạnh đó hoạt động “Lồng ghép vào nội dung bài giảng trên lớp” cũng được các em lựa chọn nhiều với 31,4% ở mức 5.

Trong khi đó “Trao đổi qua điện thoại” không được đánh giá cao khi không có HS nào đánh giá ở mức 5 và chỉ có 9,5% đánh giá ở mức 4. Kế đến là “Tham vấn nhóm” và “Tham vấn qua phụ huynh” chỉ có 19% lựa chọn mức 5.

Khi phỏng vấn chúng tôi nhận thấy HS có nhu cầu được tư vấn riêng vì không muốn bạn bè, người thân biết được. Thông qua phỏng vấn, các em HS đã chia sẻ như sau: “Em muốn làm nghề về thời trang nhưng khi chia sẻ với gia đình thì thường bố mẹ không đồng ý, nên em cũng không nói nữa. Chắc là em sẽ thi vào ngành kinh doanh nào đó như gia đình gợi ý” (HS L.T.T.H., trường THPT Nguyễn Trung Trực).

Các hình thức tư vấn hướng nghiệp

Thông qua phụ huynh Trình bày chuyên đề cho cả lớp

Lồng ghép vào nội dung sinh hoạt chủ nhiệm

Lồng ghép vào nội dung giảng dạy môn học Tham vấn nhóm Trao đổi qua internet Trao đổi qua điện thoại Trao đổi trực tiếp cá nhân

1.97 2.59 p=0,001 2.62 p=0,675 2.5 2.613.12p=0,003 3.47p=0,4 3.59 2.58 p=0,039 3.09 01 4.08 3.26 2. 23 p=0,306 2.28 p=0,6 2.5 12 3.92 p=0,001

Học sinh Giáo viên

Biểu đồ 3.1. So sánh về lựa chọn hình thức tổ chức hướng nghiệp giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh

Có sự khác biệt về việc lựa chọn hình thức và tần suất tổ chức hoạt động hướng nghiệp ở HS và GVCN. Học sinh có điểm ưu tiên trong các hình thức tổ chức như “Thông qua phụ huynh”, “Lồng ghép vào nội dung sinh hoạt chủ nhiệm” và “Trao đổi trực tiếp cá nhân” cao hơn GVCN và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa GVCN và HS về mức độ ưu tiên trong các hình thức hướng nghiệp như “Trình bày chuyên đề

cho cả lớp”, “Lồng ghép vào nội dung giảng dạy môn học”, “Trao đổi qua internet” và “Trao đổi qua điện thoại”.

3.1.2. Thực trạng kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông của giáo viên chủ nhiệm của giáo viên chủ nhiệm

3.1.2.1. Kỹ năng tiếp cận và đánh giá học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp

Bảng 3.4. Gíao viên chủ nhiệm tự đánh giá về kỹ năng tiếp cận và đánh giá học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp

Tỷ lệ % Kỹ năng ĐTB ĐLC Thứ Rất Thấp Bình Tốt Rất bậc thấp thường (2) (4) tốt (5) (1) (3)

Kỹ năng giao tiếp 4,3 8,5 24,8 35,9 26,5 3,71 1,08 3 Kỹ năng tập trung 3,4 5,1 22,2 36,8 32,5 3,90 1,02 1 Kỹ năng phản hồi 9,4 21,4 23,9 28,2 17,1 3,22 1,23 5 thông tin

Kỹ năng khơi gợi 5,1 13,7 11,1 38,5 31,6 3,78 1,18 2 Kỹ năng thấu cảm 4,3 8,5 28,2 38,5 20,5 3,62 1,04 4 Kỹ năng đánh giá tính cách/nhân cách 28,2 18,8 21,4 27,3 4,3 2,61 1,27 7 của HS Kỹ năng đánh giá trí 26,5 42,7 26,5 4,3 0 2,08 0,84 8 tuệ của HS Kỹ năng đánh giá hứng thú nghề 27,3 19,7 21,4 24,8 6,8 2,64 1,30 6 nghiệp của HS Tổng 3,19 0,62

Bảng 3.5. Học sinh đánh giá kỹ năng tiếp cận và đánh giá học sinh trong lựa chọn nghề nghiệp của giáo viên chủ nhiệm

Tỷ lệ % Kỹ năng ĐTB ĐLC Hạng Rất Thấp Bình Tốt Rất thấp thường (2) (4) tốt (5) (1) (3)

Kỹ năng giao tiếp 1,5 4,4 25,5 62,8 5,8 3,67 0,72 3

Kỹ năng tập trung 1,5 1,5 22,6 46 28,4 3,98 0,84 1

Kỹ năng phản hồi 0 3,6 23,4 69,4 3,6 3,73 0,59 2

thông tin

Kỹ năng khơi gợi 0 2,9 61,3 30,7 5,1 3,38 0,63 4

Kỹ năng thấu cảm 2,2 9,5 68,6 17,5 2,2 3,08 0,66 6 Kỹ năng đánh giá tính cách/nhân cách 1,5 0,7 29,9 65 2,9 3,67 0,62 3 của HS Kỹ năng đánh giá trí 0 13,9 54,7 24,8 6,6 3,24 0,77 5 tuệ của HS Kỹ năng đánh giá hứng thú nghề nghiệp 0 8 57,7 21,9 12,4 3,38 0,81 4 của HS Tổng 3,51 0,55

Kết quả bảng 3.5 cho thấy “Kỹ năng tập trung”; “Kỹ năng khơi gợi” và “Kỹ năng giao tiếp” là ba kỹ năng được GVCN tự đánh giá cao nhất với điểm trung bình dao động từ 3,38 đến 3,98. Đây là mức điểm nằm ở mức cao theo cách chia ở mục 2.2.2.5. Ngược lại, kỹ năng GVCN có mức độ thấp nhất là các kỹ năng về đánh giá học sinh bao gồm đánh giá tính cách, trí tuệ và hứng thú nghề nghiệp (ĐTB lần lượt là 2,61; 2,08 và 2,64). Điều này có thể lí giải là do các công cụ trên đa phần là công cụ trong thực hành của chuyên viên tâm lý học đường, đòi hỏi quá trình được tập huấn cũng như nền tảng khoa học tâm lý nhất định. Tuy nhiên, GVCN vẫn có thể được hỗ trợ để dùng các công cụ mang tính đánh giá nhanh, khoa học như trắc nghiệm nghề nghiệp. Một

thầy cô lý giải: “Chủ yếu là chúng tôi nói chuyện để các em bày tỏ được tâm tư tình cảm và nguyện vọng của mình, nhiều khi các em cũng chọn được nghề rồi nhưng chưa dám nói với ai nên chủ yếu mình lắng nghe và cho các em lời khuyên thôi... nhiều khi mình làm bằng kinh nghiệm là chính chứ cũng không biết và cũng không được đào tạo quy trình bài bản đâu...” (Thầy N.M.H., trường THPT Nguyễn Trung Trực).

Bảng 3.6 cho thấy kỹ năng HS đánh giá cao nhất ở GVCN trong nhóm “Kỹ năng tiếp cận và đánh giá học sinh trong lựa chọn nghề nghiệp” là “Kỹ năng tập trung” với ĐTB là 3,98. Kế đến là hai kỹ năng là “Kỹ năng giao tiếp” và “Kỹ năng phản hồi thông tin” với ĐTB lần lượt là 3,73 và 3,67. Ba kỹ năng này được HS đánh giá ở mức độ cao. Đáng chú ý các kỹ năng đánh giá học sinh qua công cụ được học sinh đánh giá ở mức trung bình. Trong các phỏng vấn định tính, chúng tôi nhận thấy sự đánh giá tích cực của HS đối với GVCN: “Khi nói chuyện với thầy, cô về việc chọn trường đại học cho kì thi sắp tới em cảm thấy được tư vấn rất kĩ, thầy chủ nhiệm của em rất tâm lý và chịu lắng nghe“ (HS L.M.C, Trường THPT Huỳnh Mẫn Đạt).

KN tiếp cận và đánh giá học sinh trong lựa chọn nghề nghiệp

KN đánh giá hứng thú nghề nghiệp của HS KN đánh giá trí tuệ của HS KN đánh giá tính cách/nhân cách của HS KN thấu cảm KN khơi gợi KN phản hồi thông tin KN tập trung KN giao tiếp

Học sinh Giáo viên

2.64 3.38 p=0,001 3.24 p=0,001 2.08 2.61 3.67 p=0,001 3.08 p=0,001 3.62 3.38 p=0,007 3.78 3.22 3.73 p=0,007 3.98 3.9 p=0,454 3.67 3.71 p=0,684

Biểu đồ 3.2. So sánh đánh giá kỹ năng tiếp cận và đánh giá học sinh trong lựa chọn nghề nghiệp của hai nhóm khách thể

Khi so sánh giữa 2 nhóm khách thể, có sự khác biệt về sự đánh giá giữa HS và GVCN về các kỹ năng đánh giá hứng thú, nhân cách và trí tuệ. Các kỹ năng này được HS đánh giá ở mức trung bình trong khi GVCN tự đánh giá ở mức thấp. Tương tự, “Kỹ năng thấu cảm” và “Kỹ năng khơi gợi” được GVCN tự đánh giá cao hơn mức HS đánh giá (p<0,05). Như vậy có thể thấy, các kỹ năng thấu cảm và khơi

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TẠI THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w