Bảng 3.12. Thực trạng so sánh sự khác biệt giữa các kỹ năng với sự khác biệt về thâm niên
GV tự đánh giá Mức ý
STT Các kỹ năng (ĐTB ± ĐLC) nghĩa
p
Dưới 5 Từ 6 đến Trên 10
năm 10 năm năm (*)
Kỹ năng tiếp cận và
1 đánh giá học sinh trong 3,51 ± 0,53 3,18 ± 0,47 2,80 ± 0,76 0,0001
việc lựa chọn nghề nghiệp
Kỹ năng tìm kiếm thông
2 tin liên quan đến lĩnh 3,31 ± 0,65 2,91 ± 0,69 2,54 ± 0,77 0,0001
vực chọn nghề Kỹ năng tổ chức các
3 hoạt động hướng nghiệp 2,66 ± 0,84 2,70 ± 0,50 3,78 ± 0,83 0,001
cho học sinh
Kỹ năng tự kiểm tra và
4 đánh giá kết quả công 3,35 ± 0,65 3,09 ± 0,53 3,23 ± 0,62 0,117 tác tư vấn hướng nghiệp
cho học sinh
Chúng tôi nhận thấy một xu hướng đặc biệt trong nghiên cứu của mình khi ở hai kỹ năng “Kỹ năng tiếp cận và đánh giá học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp” và “Kỹ năng tìm kiếm thông tin liên quan đến lĩnh vực chọn nghề của học sinh” thì những GVCN trẻ, có kinh nghiệm dưới 5 năm lại có mức độ kỹ năng cao hơn nhóm GVCN đã công tác trên 10 năm. Bên cạnh đó, giáo viên có thâm niên trên 10 năm có kỹ năng tổ chức các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh cao hơn giáo viên có thâm niên dưới 5 năm (p<0,05).
Điều này phản ánh sự năng động, tích cực tìm hiểu các kiến thức, kỹ năng về tư vấn hướng nghiệp ở GV trẻ. Một GV trẻ nhận định “Chính bản thân chúng tôi trước khi theo đuổi ngành sư phạm cũng đã phải tự tham khảo và tìm hiểu về nhiều ngành nghề nên chúng tôi cũng biết được kha khá các ngành nghề” (Thầy N. V. B., Trường THPT Phó Cơ Điều). Ngoài ra trong chương trình đào tạo tại trường sư phạm những năm sau này, các môn học như tham vấn học đường, tư vấn hướng nghiệp cũng đã được đưa vào giúp cho GV trẻ có nền tảng cho công tác thực hành.