Thực trạng kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TẠI THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 63)

của giáo viên chủ nhiệm

3.1.2.1. Kỹ năng tiếp cận và đánh giá học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp

Bảng 3.4. Gíao viên chủ nhiệm tự đánh giá về kỹ năng tiếp cận và đánh giá học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp

Tỷ lệ % Kỹ năng ĐTB ĐLC Thứ Rất Thấp Bình Tốt Rất bậc thấp thường (2) (4) tốt (5) (1) (3)

Kỹ năng giao tiếp 4,3 8,5 24,8 35,9 26,5 3,71 1,08 3 Kỹ năng tập trung 3,4 5,1 22,2 36,8 32,5 3,90 1,02 1 Kỹ năng phản hồi 9,4 21,4 23,9 28,2 17,1 3,22 1,23 5 thông tin

Kỹ năng khơi gợi 5,1 13,7 11,1 38,5 31,6 3,78 1,18 2 Kỹ năng thấu cảm 4,3 8,5 28,2 38,5 20,5 3,62 1,04 4 Kỹ năng đánh giá tính cách/nhân cách 28,2 18,8 21,4 27,3 4,3 2,61 1,27 7 của HS Kỹ năng đánh giá trí 26,5 42,7 26,5 4,3 0 2,08 0,84 8 tuệ của HS Kỹ năng đánh giá hứng thú nghề 27,3 19,7 21,4 24,8 6,8 2,64 1,30 6 nghiệp của HS Tổng 3,19 0,62

Bảng 3.5. Học sinh đánh giá kỹ năng tiếp cận và đánh giá học sinh trong lựa chọn nghề nghiệp của giáo viên chủ nhiệm

Tỷ lệ % Kỹ năng ĐTB ĐLC Hạng Rất Thấp Bình Tốt Rất thấp thường (2) (4) tốt (5) (1) (3)

Kỹ năng giao tiếp 1,5 4,4 25,5 62,8 5,8 3,67 0,72 3

Kỹ năng tập trung 1,5 1,5 22,6 46 28,4 3,98 0,84 1

Kỹ năng phản hồi 0 3,6 23,4 69,4 3,6 3,73 0,59 2

thông tin

Kỹ năng khơi gợi 0 2,9 61,3 30,7 5,1 3,38 0,63 4

Kỹ năng thấu cảm 2,2 9,5 68,6 17,5 2,2 3,08 0,66 6 Kỹ năng đánh giá tính cách/nhân cách 1,5 0,7 29,9 65 2,9 3,67 0,62 3 của HS Kỹ năng đánh giá trí 0 13,9 54,7 24,8 6,6 3,24 0,77 5 tuệ của HS Kỹ năng đánh giá hứng thú nghề nghiệp 0 8 57,7 21,9 12,4 3,38 0,81 4 của HS Tổng 3,51 0,55

Kết quả bảng 3.5 cho thấy “Kỹ năng tập trung”; “Kỹ năng khơi gợi” và “Kỹ năng giao tiếp” là ba kỹ năng được GVCN tự đánh giá cao nhất với điểm trung bình dao động từ 3,38 đến 3,98. Đây là mức điểm nằm ở mức cao theo cách chia ở mục 2.2.2.5. Ngược lại, kỹ năng GVCN có mức độ thấp nhất là các kỹ năng về đánh giá học sinh bao gồm đánh giá tính cách, trí tuệ và hứng thú nghề nghiệp (ĐTB lần lượt là 2,61; 2,08 và 2,64). Điều này có thể lí giải là do các công cụ trên đa phần là công cụ trong thực hành của chuyên viên tâm lý học đường, đòi hỏi quá trình được tập huấn cũng như nền tảng khoa học tâm lý nhất định. Tuy nhiên, GVCN vẫn có thể được hỗ trợ để dùng các công cụ mang tính đánh giá nhanh, khoa học như trắc nghiệm nghề nghiệp. Một

thầy cô lý giải: “Chủ yếu là chúng tôi nói chuyện để các em bày tỏ được tâm tư tình cảm và nguyện vọng của mình, nhiều khi các em cũng chọn được nghề rồi nhưng chưa dám nói với ai nên chủ yếu mình lắng nghe và cho các em lời khuyên thôi... nhiều khi mình làm bằng kinh nghiệm là chính chứ cũng không biết và cũng không được đào tạo quy trình bài bản đâu...” (Thầy N.M.H., trường THPT Nguyễn Trung Trực).

Bảng 3.6 cho thấy kỹ năng HS đánh giá cao nhất ở GVCN trong nhóm “Kỹ năng tiếp cận và đánh giá học sinh trong lựa chọn nghề nghiệp” là “Kỹ năng tập trung” với ĐTB là 3,98. Kế đến là hai kỹ năng là “Kỹ năng giao tiếp” và “Kỹ năng phản hồi thông tin” với ĐTB lần lượt là 3,73 và 3,67. Ba kỹ năng này được HS đánh giá ở mức độ cao. Đáng chú ý các kỹ năng đánh giá học sinh qua công cụ được học sinh đánh giá ở mức trung bình. Trong các phỏng vấn định tính, chúng tôi nhận thấy sự đánh giá tích cực của HS đối với GVCN: “Khi nói chuyện với thầy, cô về việc chọn trường đại học cho kì thi sắp tới em cảm thấy được tư vấn rất kĩ, thầy chủ nhiệm của em rất tâm lý và chịu lắng nghe“ (HS L.M.C, Trường THPT Huỳnh Mẫn Đạt).

KN tiếp cận và đánh giá học sinh trong lựa chọn nghề nghiệp

KN đánh giá hứng thú nghề nghiệp của HS KN đánh giá trí tuệ của HS KN đánh giá tính cách/nhân cách của HS KN thấu cảm KN khơi gợi KN phản hồi thông tin KN tập trung KN giao tiếp

Học sinh Giáo viên

2.64 3.38 p=0,001 3.24 p=0,001 2.08 2.61 3.67 p=0,001 3.08 p=0,001 3.62 3.38 p=0,007 3.78 3.22 3.73 p=0,007 3.98 3.9 p=0,454 3.67 3.71 p=0,684

Biểu đồ 3.2. So sánh đánh giá kỹ năng tiếp cận và đánh giá học sinh trong lựa chọn nghề nghiệp của hai nhóm khách thể

Khi so sánh giữa 2 nhóm khách thể, có sự khác biệt về sự đánh giá giữa HS và GVCN về các kỹ năng đánh giá hứng thú, nhân cách và trí tuệ. Các kỹ năng này được HS đánh giá ở mức trung bình trong khi GVCN tự đánh giá ở mức thấp. Tương tự, “Kỹ năng thấu cảm” và “Kỹ năng khơi gợi” được GVCN tự đánh giá cao hơn mức HS đánh giá (p<0,05). Như vậy có thể thấy, các kỹ năng thấu cảm và khơi gợi là hai kỹ năng mà học sinh vẫn cảm thấy GVCN làm chưa tốt. Có thể trong quá trình thực hành hoạt động hướng nghiệp, GVCN vẫn chưa thực hiện tốt các bước gợi mở thông tin và khi lắng nghe thông tin từ phía HS, GVCN không thể hiện được sự thấu cảm như mong đợi của HS.

Không có sự khác biệt về đánh giá giữa HS và GVCN về hai “Kỹ năng tập trung” và “Kỹ năng giao tiếp” (p>0,05).

3.1.2.2. Kỹ năng tìm kiếm thông tin liên quan đến lĩnh vực chọn nghề của học sinh

Bảng 3.6. Giáo viên chủ nhiệm tự đánh giá về kỹ năng tìm kiếm thông tin liên quan đến lĩnh vực chọn nghề của học sinh

Tần suất (%) Kỹ năng Rất Thấp Bình Tốt Rất ĐTB ĐLC Hạng thấp thường tốt (2) (4) (1) (3) (5) Cung cấp năng lực, phẩm chất cần 28,2 25,7 16,2 28,2 1,7 2,50 1,22 4 có của nghề Đặc điểm cơ bản 16,2 17,1 32,5 26,5 7,7 2,92 1,18 2 của nghề

Cung cấp nội dung

công việc cụ thể về 4,3 8,5 20,5 37,6 29,1 3,79 1,09 1 nghề

Cung cấp thông tin

về nơi làm việc 28,2 18 21,4 27,3 5,1 2,63 1,29 3 sau này

Những trường đào 4,3 8,5 21,4 36,7 29,1 3,79 1,09 1 tạo nghề

Cập nhật thông tin 45,3 21,4 16,2 12,8 4,3 2,09 1,23 5 về nghề mới

Tổng 2,95 0,75

Bảng 3.7. Học sinh đánh giá kỹ năng tìm kiếm thông tin liên quan đến lĩnh vực chọn nghề của giáo viên chủ nhiệm

Tần suất (%) Kỹ năng Rất Thấp Bình Tốt Rất ĐTB ĐLC Hạng thấp (2) thường (4) tốt (5) (1) (3) Cung cấp năng lực, phẩm chất 0 13,9 54,7 24,8 6,6 3,24 0,77 2 cần có của nghề Đặc điểm cơ bản 0 8 57,7 21,9 12,4 3,39 0,81 1 của nghề Cung cấp nội

dung công việc 5,1 19 52,5 23,4 0 2,94 0,79 5

cụ thể về nghề Cung cấp thông

tin về nơi làm 0 11,7 67,9 20,4 0 3,09 0,56 3

việc sau này

Những trường 7,3 21,2 33,6 36,5 1,4 3,04 0,97 4

đào tạo nghề

Cập nhật thông 13,1 51,8 29,2 5,8 0 2,28 0,76 6

tin về nghề mới

Các kỹ năng tìm kiếm thông tin liên quan đến lĩnh vực chọn nghề của học sinh được GVCN tự đánh giá ở mức 2,95 là mức Trung bình. Những kỹ năng này được GVCN và cả HS đánh giá tương đồng nhau.

Bảng 3.7 cho thấy kỹ năng được GVCN tự đánh giá ở mức cao nhất là “Kỹ năng cung cấp những trường đào tạo nghề” và “Kỹ năng cung cấp nội dung công việc cụ thể về nghề” với ĐTB đều là 3,79. Việc cung cấp danh sách các trường có đào tạo nghề mà HS lựa chọn sẽ giúp cho HS có thể đưa ra lựa chọn sớm và tập trung cho việc học các môn phù hợp với các khối tuyển sinh. Bên cạnh đó các trường khác nhau cùng đào tạo một ngành sẽ có các mức điểm đầu vào khác nhau giúp HS tự đánh giá lại năng lực học tập của mình và chọn trường cho phù hợp. Điều này sẽ giúp HS tăng tỉ lệ trúng tuyển trong kì thi tuyển sinh Đại học.

Tuy nhiên kết quả này cũng cho thấy thực trạng hiện nay GVCN chỉ tập trung vào các ngành nghề ở bậc đại học. Có nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến việc HS không thể tiếp tục học đại học như kinh tế gia đình, học lực. Do đó, bên cạnh việc cung cấp thông tin về trường đại học, GVCN cần phải có kiến thức về các trường đào tạo nghề ngắn và dài hạn, các cơ sở học nghề hiện nay.

Bên cạnh đó, vẫn có những kỹ năng của GVCN chỉ nằm ở mức thấp như “Kỹ năng cập nhật thông tin về các nghề mới” với ĐTB mà GV và HS đánh giá lần lượt là 2,09 và 2,28. Trong thời đại công nghiệp 4.0 và sự hiện đại hóa của Việt Nam, hiện nay các ngành nghề mới liên tục ra đời đòi hỏi người GV phải cập nhật các thông tin mỗi ngày. Đây cũng là một khó khăn trong quá trình công tác hướng nghiệp cho GVCN. Một cô chia sẻ “Trong quá trình làm chủ nhiệm và nói về việc chọn trường để thi đại học, có nhiều em học sinh tâm sự với chúng tôi rằng các em sẽ không thi đại học mà đi theo sự nghiệp mình mong muốn. Chúng tôi vẫn quan niệm các công việc không qua giáo dục đại học thì thường là công việc chân tay, lao động phổ thông nhưng khi nghe các em chia sẻ về nghề mà các em muốn theo đuổi, chúng tôi bối rối vì không biết đó là nghề gì”. (Cô T.T.D., trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt)

Các em HS cũng gặp nhiều bối rối trong việc giải thích về dự định tương lai của mình khi GVCN không thể hình dung ra được sự nghiệp mà các em lựa chọn. Một em học sinh chia sẻ “Em ngay từ nhỏ đã rất thích giúp người khác và sau này em muốn làm trong mảng chính sách xã hội nên theo định hướng theo ngành Công tác xã hội tại Trường Khoa học xã hội và nhân văn, nhưng hình như cô chủ nhiệm của em chỉ nghĩ đó là ngành nghề làm phục vụ cộng đồng nên có nói em cân nhắc”

(HS T. V. C., Trường THPT Huỳnh Mẫn Đạt).

KN tìm kiếm thông tin liên quan đến lĩnh vực chọn nghề

Cập nhật thông tin về nghề mới Những trường đào tạo nghề Cung cấp thông tin về nơi làm việc sau này Cung cấp nội dung công việc cụ thể về nghề

2.28 p=0,149 2.09 p=0,001 3.04 3.79 2.63 3.09 p=0,002 2.94p=0,001 3.79

Đặc điểm cơ bản của nghề 2.92 3.39

Cung cấp năng lực, phẩm chất cần có của nghề 2.5

p=0,003

3.24

p=0,001

Học sinh Giáo viên

Biểu đồ 3.3. So sánh đánh giá kỹ năng tìm kiếm thông tin liên quan đến lĩnh vực chọn nghề của hai nhóm khách thể

Không có sự khác biệt về đánh giá giữa GVCN và HS về “Kỹ năng cập nhật thông tin về nghề mới” (p>0,05). Trong khi đó GVCN đánh giá về “Kỹ năng cung cấp thông tin về trường đào tạo nghề” và “Kỹ năng cung cấp nội dung công việc cụ thể về nghề” cao hơn đánh giá của học sinh (p<0,05). Điều này cho thấy GVCN cần cập nhật thông tin về những trường đào tạo nghề cũng như nội dung công việc cụ thể về nghề cho phù hợp với mức kì vọng của học sinh. Hiện nay các trường đại học địa phương, đại học ngoài hệ công lập và các trường quốc tế ngày càng phát triển tạo nên sự đa dạng về trường đào tạo nghề, do đó GVCN cần cập nhật các trường

mới cũng như đặc trưng, thế mạnh của từng trường để cung cấp thông tin chính xác cho HS. Ngoài ra, các ngành nghề trong thời đại 4.0 cũng có sự thay đổi, cập nhật nhất định đòi hỏi GVCN cần phải cập nhật các mô tả công việc cụ thể đối với nhiều ngành nghề.

Học sinh đánh giá kỹ năng cung cấp đặc điểm cơ bản của nghề và kỹ năng cung cấp năng lực, phẩm chất cần có của nghề ở GVCN cao hơn mức độ GVCN tự đánh giá về bản thân (p<0,05).

3.1.2.3. Kỹ năng tổ chức các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh

Bảng 3.8. GVCN tự đánh giá về kỹ năng tổ chức các hoạt động hướng nghiệp Tần suất (%)

Kỹ năng Rất Thấp Bình Tốt Rất ĐTB ĐLC Hạng

thấp (2) thường (4) tốt

(1) (3) (5)

Kỹ năng tổ chức 21,4 16,2 27,4 28,2 6,8 2,83 1,25 4 hướng nghiệp trên lớp

Kỹ năng tổ chức

hướng nghiệp tại cơ 24,8 41,9 14,5 14,5 4,3 2,32 1,13 5 sở thực tế

Kỹ năng liên hệ giữa

chương trình học và 4,3 34,2 14,5 34,2 12,8 3,17 1,16 3 thực tiễn

Kỹ năng giới thiệu

chuyên gia trong 37,6 22,2 16,2 19,7 4,3 2,31 1,28 6 ngành, nghề

Kỹ năng thuyết trình 2,6 18,8 30,8 35,9 11,9 3,36 1 2 Kỹ năng giới thiệu tài 4,3 11,1 25,6 32,5 26,5 3,66 1,11 1 liệu

Bảng 3.9. Học sinh đánh giá kỹ năng tổ chức các hoạt động hướng nghiệp của giáo viên chủ nhiệm Tần suất (%) Kỹ năng ĐTB ĐLC Hạng Rất Thấp Bình Tốt Rất thấp thường tốt (2) (4) (1) (3) (5) Kỹ năng tổ chức

hướng nghiệp trên 2,9 4,4 43,1 40,9 8,8 3,48 0,83 1 lớp

Kỹ năng tổ chức

hướng nghiệp tại 3,6 44,5 41,7 10,2 0 2,58 0,72 5 cơ sở thực tế

Kỹ năng liên hệ

giữa chương trình 0 5,8 70,1 15,3 8,8 3,27 0,70 3 học và thực tiễn

Kỹ năng giới thiệu

chuyên gia trong 8 49,6 33,6 3,7 5,1 2,48 0,90 6

ngành, nghề

Kỹ năng thuyết 0 19 54,7 15,3 11 3,18 0,90 4

trình

Kỹ năng giới thiệu 0 3,6 75,2 8,8 12,4 3,30 0,73 2 tài liệu

Tổng 3,05 0,5

Hướng nghiệp hiện được xem là một trong những nhiệm vụ của thầy, cô GVCN, do đó công tác tổ chức hướng nghiệp cũng được thực hiện thường xuyên và đưa vào chương trình, lịch làm việc chính thức. Có nhiều hình thức tổ chức hướng nghiệp khác nhau phục vụ cho nhu cầu của HS như tổ chức hướng nghiệp trên lớp và tại các cơ sở thực tế. Các trường THPT trong nghiên cứu của chúng tôi đều tổ

chức định kì 1 chuyến du lịch kết hợp với tham quan các cơ sở lao động giúp các em HS phần nào hình dung được bối cảnh công việc trong thực tế. Bên cạnh đó hiện nay các trường Đại học cũng tạo điều kiện để tổ chức các chuyến tham quan về nghề đào tạo, cơ sở thực hành thuộc trường nhằm giúp các em HS chọn lựa nghề theo học bậc Đại học, Cao Đẳng dễ dàng.

Tuy nhiên “Kỹ năng hướng nghiệp thực tế tại các cơ sở” lại là hạn chế của GVCN khi kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ĐTB chỉ ở mức trung bình (2,94/5). Hầu hết các GV đều không cảm thấy mình đủ kỹ năng để hướng dẫn HS đến các sơ sở thực tế mà việc truyền đạt chủ yếu tiến hành trên lớp thông qua tranh ảnh và thuyết trình. Điều này gợi ý chúng tôi rằng có thể mời các chuyên gia trong nhiều ngành nghề đến để giới thiệu cho HS.

KN tổ chức các hoạt động hướng nghiệp

KN giới thiệu tài liệu

KN thuyết trình

KN giới thiệu chuyên gia trong ngành, nghề

KN liên hệ giữa chương trình học và thực tiễn

KN tổ chức hướng nghiệp tại cơ sở thực tế

KN tổ chức hướng nghiệp trên lớp

p=0,002 3. 3 3.66 p=0,134 3.18 3.36 2.48 p=0,204 2.31 p=0,404 3.27 3.17 2.58 p=0,0234 2.32 p=0,0001 2.83 3.48

Học sinh Giáo viên

Biểu đồ 3,4. So sánh đánh giá kỹ năng tổ chức hoạt động hướng nghiệp của hai nhóm khách thể

Không có sự khác biệt về đánh giá giữa GVCN và HS với các kỹ năng như “Kỹ năng thuyết trình”, “Kỹ năng giới thiệu chuyên gia trong ngành nghề” và “Kỹ

năng liên hệ giữa chương trình học và thực tiễn”. Bên cạnh đó, HS đánh giá các “Kỹ năng giới thiệu tài liệu” thấp hơn mức độ GVCN tự đánh giá (p<0,05). Điều này có thể phần nào cho thấy các tài liệu về nghề mà GVCN giới thiệu cho HS không phù hợp với mức độ nhận thức của HS cũng như không đủ thu hút HS. Hiện nay, các tài liệu về ngành nghề ngoài hình thức sách, văn bản còn có thể được trình bày dưới dạng video. Do đó, GVCN có thể tham khảo thêm các tài liệu này nhằm chọn lọc tài liệu với trình độ nhận thức của HS.

3.1.2.4. Kỹ năng tự kiểm tra và đánh giá kết quả công tác tư vấn hướng nghiệp cho

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TẠI THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w