Cơ sở lý luận về khủng hoảng nợ nước ngoài:

Một phần của tài liệu Nguyên nhân, diễn biến và các phản ứng chính sách sau một số cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài trong lịch sử thế giới. Hàm ý đối với Việt Nam (Trang 30 - 40)

7. Kết cấu bài nghiên cứu:

1.2.2. Cơ sở lý luận về khủng hoảng nợ nước ngoài:

1.2.2.1. Khái niệm khủng hoảng nợ nước ngoài:

Theo IMF, một quốc gia được xác nhận lâm vào khủng hoảng nợ nếu nó được tổ chức Standard & Poor's (S&P) liệt vào danh sách các nước không có khả năng hoàn trả nợ hoặc phải xin vay từ IMF một khoản lớn (vượt quả 100% hạn mức tín dụng đề ray để tài trợ cho khoản nợ nói trên. Tiêu chuẩn được đưa ra để xác định một quốc gia là không có khả năng hoàn trả nợ là việc chính phủ của quốc gia đó không có khả năng thanh toán đủ gốc hoặc tiền lãi cho các khoản nợ nước ngoài vào ngày đáo hạn hoặc trong thời gian ân hạn quy định. Như vậy, tình hình vay nợ bất thường với quy mô lớn tại IMF là một trong những dấu hiệu báo trước cho những bất ổn trong tình trạng nợ của một quốc gia, có thể dẫn đến nguy cơ khủng hoảng nhanh chóng.

Như vậy, khủng hoảng nợ nước ngoài là tình trạng nợ nần chồng chất dẫn đến vỡ nợ, nền kinh tế bị lung lay do mất cân đối thu chi của ngân sách nhà nước, nhu cầu chi tăng cao trong khi nguồn thu không đáp ứng được. Trên thị trường thả nổi, chính phủ vay tiền bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm phát hành trái phiếu, trái phiếu và các thỏa thuận tín dụng, dẫn đến các khoản nợ

không trả được. Nợ không trả sớm, để lâu trở thành “lãi mẹ đẻ lãi con”, tích cóp, khủng hoảng bùng phát khi trước tình hình đó, nền kinh tế gặp cú sốc bất kể là bên trong hoặc bên ngoài.

1.2.2.2. Đặc điểm của khủng hoảng nợ nước ngoài:

 Khủng hoảng nợ nước ngoài mang bản chất là khủng hoảng kinh tế, nó làm suy giảm các hoạt động kinh tế và thậm chí gây nên suy thoái trong chu kỳ kinh tế.

 Khủng hoảng nợ nước ngoài không phân biệt quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển. Điều này có nghĩa là bên cạnh vấn đề thiếu nợ thường xuyên tái diễn ở các quốc gia thuộc thế giới thứ ba thì khủng hoảng nợ hoàn toàn có khả năng xảy ra ở những nước phát triển, nơi nền kinh tế tăng trưởng một cách tương đối cao và ổn định.

 Khủng hoảng nợi một khi đã diễn ra thường kéo dài trong một thời gian, kéo theo nhiều hệ lụy không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà còn trong các lĩnh vực khác như chính trị, văn hóa, xã hội.

 Khủng hoảng nợ gắn liền với mức độ tín nhiệm của chính phủ quốc gia xảy ra khủng hoảng nợ. Khi nợ liên tục tăng cao, nền kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm theo báo cáo của các tổ chức chuyên đánh giá tín nhiệm công ty và quốc gia, niềm tin của người dân và giới đầu tư bị lung lay. Khi đó, nền kinh tế dễ trở thành mục tiêu tấn công của các thế lực đầu cơ quốc tế.

1.2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng nợ nước ngoài:

Có thể khái quát những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến khủng hoảng nợ nước ngoài bao gồm những lý do sau:

a) Tích lũy nợ và sự tham nhũng của chính quyền:

Nguyên nhân đầu tiên gây ra khủng hoảng nợ đến từ sự cộng dồn của các món nợ. Nhà nước không có khả năng trả nợ, “lãi mẹ đẻ lãi con”, cộng vào gốc và tiếp tục bị tính lãi cho khoản gốc mới. Hơn nữa, cũng không có biện pháp nào với thời gian ân hạn dài hơn, lãi suất thấp hơn hoặc các khoản thanh toán khấu hao dài hơn thực sự đem lại thành công giúp các nước nghèo thoát khỏi khối nợ nần chồng chất.

Ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, tình trạng tham nhũng diễn ra rất nhiều các khoản cho vay đi kèm cùng các điều kiện ưu tiên bao gồm ưu tiên xuất khẩu làm cho dòng tiền chảy ra khỏi các nước đang phát triển nhiều hơn thay vì được về. Có thể nhận thấy rằng hầu hết các quốc gia có hệ số nợ cao đều là các nước nghèo, trình độ dân trí thấp, chính quyền quan liêu, tham nhũng. Bên cạnh đó, việc gia tăng mạnh chi tiêu từ ngân sách nhà nước, lương và chi phí hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc biệt, hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu vừa qua đã buộc nhiều nước phải chi rất nhiều để khắc phục.

 Chính phủ không minh bạch các số liệu về tình trạng ngân sách của quốc gia, sự kiểm soát chỉ tiêu và quản lý nợ của nhà nước yếu kém, không chặt chẽ, gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư và chi tiêu, tệ nạn tham nhũng phát triển như ở Hy Lạp.

 Các nguồn thu (chủ yếu từ thuế) tăng không kịp với nhu cầu chỉ (cắt giảm thuế, trốn thuế, tệ tham nhũng, hối lộ, kiểm soát không chặt chẽ...)

 Tâm lý ảo tưởng về sức mạnh, uy tín quốc gia dẫn đến tình trạng vay nợ trần lan, đầu tư quá trớn, thiếu tính toán..., điển hình là Argentina,

 Chính phủ không kịp thời khống chế hành vi cho vay thiếu trách nhiệm của một số ngân hàng khi nền kinh tế tăng trưởng nóng tạo thành bong bóng. Mặt khác còn lựa chọn bao cấp các ngân hàng này khi họ bị thua lỗ, điển hình là ở Ireland.

 Tỷ lệ tiết kiệm trong nước thấp làm cho thâm hụt ngân sách ngày càng tăng.

b) Nợ trong quá khứ:

Lịch sử hình thành nên các món nợ của các nước thế giới thứ ba là lịch sử của các nguồn tài chính quốc tế khổng lồ được chuyển dịch từ những dân tộc nghèo đói nhất. Quy trình này là một vòng xoáy dai dẳng của những khoản nợ phát sinh và cử thể được nhân lên với quy mô lớn hơn từ món nợ gốc ban đầu và nó chỉ thực sự chẩm dứt nếu như khoản nợ thực sự được hủy Theo như tài liệu nghiên cứu “Effects of debt on human rights" (Tác động của nợ lên vấn đề quyền con người) của 0 Hadji thì nợ công của các nước đang phát triển một phần là do việc luân chuyển một cách thiếu công bằng những món nợ công từ các nước chính quốc khi các nước này còn là thuộc địa.

c) Vay nợ cho mục đích không chính đáng:

Vay nợ cho mục đích không chính đáng là những khoản nợ do một chính phủ mắc phải mà không được sự đồng thuận của dân chúng hoặc không vì một mục đích chính đáng mà các chính phủ kế tục phải trang trải. Rất nhiều nước kém phát triển ngày nay phải bắt đầu nền độc lập của họ với gánh nặng nợ nần để lại từ chính quyền thuộc địa trước đó.

d) Quản lý kém các khoản cho vay:

Quản lý kém các khoản vay dẫn đến khủng hoảng nợ là trường hợp các nước phương Tây trong giai đoạn 1960-1970 khi nhà nước quản lý yếu kém các khoản cho vay và chỉ tiêu công, đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân của nhiều cuộc khủng hoảng tại các nước hiện nay.

e) Toàn cầu hóa:

Các quyết định kinh tế và sự ảnh hưởng thông qua các hợp đồng, hiệp ước và tổ chức quốc tế của các nước giàu giúp hình thành nên xương sống của quá trình toàn cầu chinh nhân hóa ngày nay. Sự giàu có và tài sản khổng lồ của một vài nước lớn trong khi hầu hết các nước khác đang ngập chìm trong nghèo đói và nợ nần không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Chính sách của các nước giàu thành công trong việc giúp tăng tiêu chuẩn sống nhưng phải trả với cái giá quá đắt. Các nước giàu cũng như các nước nghèo mắc nợ nhưng thường thì các nước giàu có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để tránh tình trạng nguy kịch như các nước nghèo mắc phải.

1.2.2.4. Tác động của khủng hoảng nợ nước ngoài lên các con nợ:

Nợ đem lại rất nhiều tác động tích cực cho nền kinh tế các nước đi vay, nhưng cũng đem đến không ít những tác động tiêu cực.

Các tác động tích cực chủ yếu của nợ công có thế kể đến như:

Tác động tích cực đầu tiên và quan trọng nhất của nợ nước ngoài đối với nền kinh tế đó là đáp ứng được nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia. Trong điều kiện tiết kiệm trong nước không đáp ứng được nhu cầu đầu tư, vay nợ nước ngoài là không thể tránh khỏi. Điều này đặc biệt đúng đối với những nước đang phát triển khi nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ

tầng, phát triển những ngành, lĩnh vực kinh tế then chốt, phát triển vùng và lãnh thổ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Ngay cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển, vay nợ nước ngoài vẫn là một hoạt động phổ biến. Khi lượng vốn đầu tư thông qua nợ nước ngoài trong nền kinh tế tăng lên sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư được sử dụng vào những chương trình dự án kinh tế xã hội như chương trình xoá đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho những vùng sâu, vùng xa từ đó giảm thiểu bất bình đẳng trong xã hội, khi đó sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế.

Như vậy, vay nợ nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, vay nợ nước ngoài thông qua các chương trình dự án ODA giúp các quốc gia đi vay có thể tiếp cận được với công nghệ hiện đại, học hỏi được kinh nghiệm quản lý tiến tiến trên thế giới.

Nợ nước ngoài cho phép tận dụng nguồn tài chính nhàn rỗi trong dân cư và tận dụng được sự hỗ trợ từ nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế. Một bộ phận dân cư có tiết kiệm và thông qua việc vay nợ của Nhà nước mà những khoản tiền nhàn rỗi này được đi vào sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tế cho cả khu vực công lẫn khu vực tư.

Tài trợ quốc tế là một trong những hoạt động kinh tế, ngoại giao quan trọng của các nước phát triển để gây ảnh hưởng lên các nước khác, đặc biệt là các nước nghèo. Biết tận dụng tốt những cơ hội này, các quốc gia sẽ có thêm nhiều nguồn vốn ưu đãi để xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế, trên cơ sở tôn trọng đối tác và giữ vững độc lập chủ quyền của quốc gia mình.

Góp phần tích cực thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế. Đối với những khoản nợ nước ngoài sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia vay nợ tiếp cận được

nguồn vốn mà không làm giảm đầu tư hay tiêu dùng trong nước. Hơn nữa, khi tiếp cận với các nguồn vốn bên ngoài đòi hỏi sự nỗ lực trong việc cải cách về thể chế, môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng... của các nước vay nợ. Ngoài ra, các nước vay nợ có thể tiếp cận các loại máy móc, thiết bị, chuyển giao công nghệ và các kỹ năng quản lý mới. Điều này tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội nhiều hơn để hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Bên cạnh những tác động tích cực, nợ công cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực. Nợ nước ngoài luôn gây áp lực lên chính sách tài chính tiến tệ. Nếu kỷ luật tài chính lòng lẻo, nợ nước ngoài nhất là ở khu vực công sẽ tỏ ra kém hiệu quả và tình trạng tham nhũng, lãng phí sẽ tràn lan nếu thiếu cơ thể giám sát chặt chẽ trong sử dụng và quản lý nợ.

Nợ nước ngoài tác động đến sự tăng trưởng kinh tế và ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. Tác động thoái lui đầu tư có thể được hạn chế do giảm bớt căng thẳng về lãi suất. Tuy nhiên, vay nước ngoài lại có thể được hạn chế do giảm bớt căng thẳng về lãi suất. Vay nước ngoài lại có thể gây ra sự bất ổn về tỷ giá, từ đó, khiến cho hoạt động đầu tư bị sụt giảm, điều này tác động làm suy giảm kinh tế cùng với sự gia tăng lãi suất trong nước. Bên cạnh đó, những hậu quả về kinh tế cùng với việc lệ thuộc quá nhiều vào các khoản nợ nước ngoài cũng sẽ làm giảm vị thể chính trị của quốc gia. Qua đó, phải chịu những áp lực to lớn từ phía các chủ nơ và các tổ chức tài chính quốc tế như sức ép về việc thắt chặt chỉ tiêu, tăng thuế khoán, giảm trợ cấp xã hội và đi xa hơn nữa là những yêu cầu về cải cách thể chế, thay đổi bộ máy quản lý, thay đổi các định hướng kinh tế... Từ đó, ảnh hưởng đến ổn định môi trường kinh tế vĩ mô.

Nợ nước ngoài tác động làm tăng lãi suất, tạo áp lực gây ra lạm phát. Nếu chính sách tiền tệ được mở rộng để tài trợ cho các khoản chi tiêu tất yếu là lạm

phát xảy ra, thực chất việc in tiền để tài trợ cho thâm hụt ngân sách gây ra lạm phát chính là hiện tượng tài khoá chứ không phải hiện tượng tiền tệ.

Nợ nước ngoài tác động đến tỷ giá và thâm hụt thương mại. Trong ngắn hạn, khi vay nợ nước ngoài khiến dòng ngoại tệ chảy vào trong nước sẽ gây tăng giá đồng nội tệ. Khi nội tệ tăng giá so với ngoại tệ sẽ khuyên khích nhập khẩu và có nguy cơ làm giảm xuất khẩu rồng. Trong trung và dài hạn, việc chính phủ phải cân đối nguồn ngoại tệ trả nợ gốc và lãi sẽ đẩy nhu cầu ngoại tệ tăng cao. Do đó, chi phí thanh toán nợ trở nên đắt đỏ hơn, càng làm tăng nguy cơ vỡ nợ nêu như quy mô nợ vượt quá sức chịu đựng của ngân sách nhà nước. Việc tăng chi tiêu chính phủ dẫn tới thâm hụt ngân sách nhà nước và nhập siêu cùng một lúc được coi là tình trạng “thâm hụt kép".

Nợ nước ngoài quá lớn tiếm ấn gây ra cuộc khủng hoảng nợ. Khi nợ nước ngoài quá cao tức là ta đi vay nhiều hơn khiến mặt bằng lãi suất có xu hướng tăng lên. Càng vay nhiều thì lãi suất trái phiếu càng tăng mạnh. Mặt khác, khi nguồn dự trữ ngoại tệ cạn kiệt, các khoản vay nợ sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, ta dần mất lòng tin của các chủ nợ. Những quốc gia con nợ sẽ mất khả năng vay nợ trong tương lai. Khi một quốc gia tuyên bố vỡ nợ thì đồng nghĩa với việc từ bỏ khả năng vay nợ nước ngoài trong tương lai. Những chủ nợ nước ngoài bị mất vốn sẽ không bao giờ sẵn sàng cho vay lại trong tương lai. Những chủ nợ tiềm năng sẽ đánh giá quốc gia vỡ nợ thuộc loại có rủi ro đặc biệt. Các nước vỡ nợ không có khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như thâm nhập thị trường vốn quốc tế, do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ bị kìm hãm.

Khủng hoảng nợ nước ngoài xảy ra đi kèm với những hậu quả khó lường, tác động mạnh và rất xấu đến hệ thống tiền tệ quốc gia và liên minh tiền tệ của

khu vực. Bên cạnh những tác động tiêu cực trên, một quốc gia nếu xảy ra khủng hoảng nợ nước ngoài, có thể gây ra những tác động tiêu cực sau:

Khủng hoảng nợ nước ngoài sẽ dẫn đến khủng hoảng lòng tin. Cán cân ngân sách thâm hụt sẽ khiến cho dân chúng và các nhà đầu tư mất lòng tin đối với nền kinh tế quốc gia khiến cho đồng tiền quốc gia sụt giá. Điều đó có thể dẫn tới một đợt tháo chạy với quy mô lớn trên thị trường trái phiếu và cổ phiếu làm giá chứng khoán bị sụt giảm.

Khủng hoảng nợ nước ngoài dẫn đến căng thẳng và bất ổn chính trị - xã hội. Khi nợ công quá lớn, việc thắt chặt chỉ tiêu, thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng" để giảm thâm hụt ngân sách là điều kiện phải đáp ứng để được nhận sự hỗ trợ cần thiết từ các tổ chức tín dụng quốc tế, tuy nhiên “thắt lưng buộc bụng" lại dẫn tới những cuộc biểu tình phản đối của quần chúng, gây căng thẳng, bất ổn chính trị xã hội bởi những người nghèo, người yếu thế trong xã

Một phần của tài liệu Nguyên nhân, diễn biến và các phản ứng chính sách sau một số cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài trong lịch sử thế giới. Hàm ý đối với Việt Nam (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)