7. Kết cấu bài nghiên cứu:
2.2. Khủng hoảng nợ công tại châu Âu giai đoạn 2009-2014:
2.2.1. Nguyên nhân và diễn biến:
2.2.1.1. Diễn biến khủng hoảng nợ tại châu Âu:
Sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu, Liên minh châu Âu là nhóm nước chịu ảnh hưởng nặng nề, để lộ những khiếm khuyết trong mô hình liên kết, đẩy những quốc gia này vào vòng xoáy mới , khủng hoảng nợ công, đồng thời cũng đe dọa đến sự tồn tại của dồng tiền chung châu Âu. Khủng hoảng nợ công châu Âu bắt đầu tại Hy Lạp, xảy ra vào khoảng tháng 11 năm 2009, khi Bộ trưởng Tài chính của Hy Lạp chính thức thông báo thâm hụt tài chính của quốc gia trong năm sẽ lên tới 12.7% GDP, cao gấp hai lần so với báo cáo trước đó và hơn bốn lần so với mức chuẩn cho phép của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Euorozone).
Chính phủ Hy Lạ đã phải tuyên bố rằng nếu họ không nhận được cứu trợ trước tháng 5 năm 2010, họ sẽ không có cách nào trả được khoản nợ trị giá 20 tỷ Euro đáo hạn vào thời điểm trên. Lo ngại về việc Hy Lạp sẽ không thể bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tổng số nợ có giá trị lên tới hơn 300 tỷ Euro, các nhà đầu tư bắt đầu bán tháo trái phiếu của quốc gia này. Cuộc khủng hoảng nợ chính thức bắt đầu.
Cuộc khủng hoảng nợ công được châm ngòi nổ lớn nhất vào quý II năm 2919, khi đó, mức nợ công của Hy Lạp lên tới gần 130% GDP và thâm hụt ngân sách là 13% GDP. Sau đó là Ireland phải cầu cứu sự trợ giúp của Eu với mức nợ công lên tới 95.8% GDP, thâm hụt ngân sách lên đến hơn 30% GDP vào đầu quý IV năm 2010. Từ tháng 5/2011, một loạt các quốc gia trong khu vực bị các hãng đánh giá tín nhiệm hạ điểm xếp hạng là những quốc gia đã, đang chịu tác động nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu bao gồm: Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italy. Đây mới chỉ là những quốc gia công khai tuyên bố cần sự trợ giúp từ bên ngoài (EU và IMF). Theo số liệu thống kê của EU, tính đến hết tháng 8/2011, nhóm các quốc gia gặp khủng hoảng đang dẫn đầu khu vực về tỷ lệ nợ công/GDP. Cụ thể, tỷ lệ nợ công/GDP của Hy Lạp là 149,6%, Italy 119,9%, Ireland 102,7%, Bồ Đào Nha 94% và Tây Ban Nha 63,6%. Bên cạnh đó, một số quốc gia khác cũng có tỷ lệ nợ công GDP cao nhưng được đánh giá an toàn hơn gồm: Bỉ (100%), Pháp (84,4%), Đức (82,5%), Hà Lan (63,2%), Anh (76,8%). Tỷ lệ nợ công/GDP trung bình của khối Eurozone (gồm 17 quốc gia) là 86,7%, trong khi nếu tính cả cộng đồng châu Âu (gồm 27 quốc gia) thì tỷ lệ là 80,4% (Theo Eurostat). Các nước thuộc khối Bắc Âu được đánh giá có tỷ lệ nợ lành mạnh nhất trong khoảng 30-40%. Những diễn biến gần nhất cũng cho thấy cuộc khủng hoảng diễn biến phức tạp theo chiều hướng xấu. Chính phủ một loạt nước như Hy
Lạp, Italia, Tây Ban Nha đã phải cải tổ nội các để đương đầu với tình trạng nợ công. EU cũng bắt đầu tiến trình đàm phán với Trung Quốc để nước này trợ giúp đối phó khủng hoảng. Điều này cho thấy EU, một trong ba trụ cột lớn nhất của kinh tế thế giới, đã không còn đủ tự tin trong việc sử dụng nội lực để tự đối phó với cuộc khủng hoảng nợ.
Khủng hoảng nợ ở Hy Lap:
Do tiết kiệm trong nước thấp dân tới phải vay nợ nước ngoài cho chị tiêu công: Thập niên 90 tỷ lệ tiết kiệm trong nước bình quân của Hy Lạp chỉ ở mức 11% thến ban nhiều so với mức 20% của các nước như Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha và đong a, hướng sụt giảm nhanh chóng. Do vậy, đầu tư trong nước phụ thuộc khá nhiều vào cáo dòng vốn đến từ bên ngoài; Lợi tức trái phiêu liên tục giảm nhờ vào việc gia nhân liên minh châu Âu EU (năm 1981) và làn sóng bán tháo trái phiêu từ dân chúng cho thấy Hy Lạp đã để vuột khỏi tay một kênh huy động vôn sẵn có buộc chính phủ Hy Lạp tăng cường vay nợ tài trợ cho chi tiêu công.
Đến năm 2009, Hy Lạp bị khủng hoảng kinh tế, tổng số nợ công lên tới 300 tỷ EUR, chiếm tỷ lệ 129%/ GDP, là nước có tỷ lệ nợ công cao nhất Châu Âu so với quy mô của nền kinh tế. Tháng 11/2009, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp báo cáo thâm hụt tài chính năm 2009 là 12,7%/GDP, tăng gấp 2 lần so với năm 2008 (6%) và cao gấp 4 lần so với mức cho phép của Eurozone (3%).
Bảng 2.2. So sánh rủi ro nợ công một số nước trên thế giới năm 2010
(Nguồn: European Commission, World Bank, IMF)
Quốc gia Thâm hụt ngân sách (% GDP) Nợ/GDP Nợ nước ngoài (% tổng nợ) Nợ ngắn hạn (% GDP) Tài khoản vãng lai (% GDP) Hy Lạp -12.2 124.9 77.5 20.8 -10.0 Bồ Đào Nha -8.0 84.6 73.8 22.6 -9.9 Ireland -14.7 82.6 57.2 47.3 -1.7 Italy -5.3 116.7 49.0 5.7 -2.5
Tây Ban Nha -10.1 66.3 37.0 5.8 -6.0
Anh -12.9 80.3 22.1 3.3 -2.0
Mỹ -12.5 93.6 26.4 8.3 -2.6
Rủi ro nợ công lớn nhất của Hy Lạp chính là tỷ lệ vay nợ nước ngoài trên tổng nợ quá cao, có thể sẽ lên tới mức 80% nếu không kiểm soát kịp thời. Ước tính tỷ lệ trái phiếu của Hy Lạp do nước ngoài nắm giữ có thể lên tới 80% lượng trái phiếu do Chính phủ phát hành. Chủ nợ của quốc gia này hầu hết là các ngân hàng châu Âu. Các nước khác như Italy hay Ireland cũng rơi vào tình cảnh thâm hụt ngân sách và nợ công cao nhưng lại không bị đánh giá ở mức nghiêm trọng như Hy Lạp. Lí do chính là bởi hai quốc gia này có nền kinh tế lớn, ngân sách lớn và khả năng kiểm soát nợ trong, ngoài nước cao hơn.
Tâm lý của người dân về khủng hoảng nợ gia tăng nhanh, đến tháng 5/2010 nếu Hy Lạp không nhận bất kỳ khoản viện trợ nào thì có lẽ họ sẽ không có cách nào đối phó với khoản nợ 20 tỷ EUR sắp đáo hạn, các nhà đầu tư bắt đầu bán tháo trái phiếu Hy Lạp, Chính phủ không phát hành được trái phiếu để khắc phục nợ, làm khủng hoảng nợ công Hy Lạp bùng nổ. Tháng 01/2012, Hy Lạp tiêu thụ nhiều hơn 17% mức thu nhập quốc gia của mình, thâm hụt cán cân thanh toán là 24 tỷ EUR, chiếm 10%/GDP. Để giải quyết khủng hoảng nợ công, Hy Lạp phát hành trái phiếu 10 năm, bắt buộc phải giảm giá cả và lương xuống 20-30%, thuế giá trị gia tăng tăng từ 19-21%, cắt giảm lương tháng 13, cắt giảm tiền thưởng cho người lao động ngày nghỉ lễ, tiền lương công nhân viên chức không được tăng, cắt giảm ngân sách cho quốc phòng và an sinh xã hội, tuổi hưu của người lao động được nâng lên 65 đối với nam và 60 đối với nữ, cắt giảm trợ cấp hưu trí.
Khủng hoảng nợ ở Ireland:
Từ năm 2007 trở về trước, nền kinh tế Ireland đã có 15 năm phát triển mạnh mẽ, trong đó mạnh nhất là ngành bất động sản. Năm 2000, tỷ lệ tăng trưởng GDP là 10%, tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trên thế giới. Từ khi suy thoái kinh tế toàn cầu nổ ra, nền kinh tế Ireland bị suy giảm nhanh chóng, năm 2006 thâm hụt ngân sách Chính phủ Ireland là 2,9% và tăng lên 32,4% vào năm 2010. Đến năm 2008, kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng suy thoái, thị trường bất động sản bị đóng băng, các khoản vay bất động sản trở thành nợ xấu, hệ thống ngân hàng đôi mặt với nguy cơ sụp đổ; Chính phủ tuyên bố hảo lành cho ngân hàng, các khoản nợ từ tư nhân trở thành gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Năm 2012, Ireland thực hiện chính sách thắt chặt tài chính, hy vọng sẽ phục hồi nền kinh tế, ttuy nhiên lòng tin của người dân vào Chính phủ đã giảm đi rất nhiều,
các nhà đầu tư đã hán tháo trái phiếu Chính phủ, Ireland không có được nguồn thu từ bán trái phiếu để khắc phục hậu quả nợ công.
Mức thâm hụt ngân sách của Ireland tăng mạnh do chính phủ nước này phải bỏ tiền ra cứu trợ ngành ngân hàng, bao gồm quốc hữu hóa ngân hàng và chi tiền để tái cấp vốn cho một số ngân hàng trong nước. Trong đề xuất về gói hỗ trợ từ EU và IMF, Chính phủ Ireland sẽ còn tiếp tục dùng một phần trong khoản tiền đó để quốc hữu hóa hai ngân hàng lớn của nước này là Bank of Ireland và Allied Irish Bank, tiếp tục bơm tiền để tái cấp vốn cho nhiều ngân hàng để tăng tỷ lệ an toàn vốn của các tổ chức này.
Khủng hoảng nợ ở Bồ Đào Nha:
Bồ Đào Nha là nước có nền kinh tế và sức cạnh tranh yếu của Châu Âu, tăng trưởng kinh tế thấp, nhưng lại là nước chi trả phúc lợi cho người dân cao, tương đương với những nước Châu Âu có mức tăng trưởng cao. Khủng hoảng nợ công của Bồ Đào Nha xuất phát từ nợ của khu vực tư nhân, cụ thể là các ngân hàng và các doanh nghiệp Bồ Đào Nha.
Chi phí vay mượn của Bồ Đào Nha tăng mạnh năm 2010 và hiện đang ở gần mức cao nhất kể từ khi đồng Euro ra đời. Tình trạng tài chính bấp bênh cộng thêm mối lo ngại về khả năng khó tránh khỏi “vết xe đổ” như ở Hy Lạp và Ailen là những lý do đẩy tỷ lệ lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm lên tới 7,8% - đây là mức cao kỷ lục trong khu vực đồng tiền Euro (Eurozone) và là mức lãi suất được đánh giá tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với phát triển bền vững, thậm chí cao hơn cả mức lãi suất mà Hy Lạp và Ailen phải chấp nhận trước khi nhận cứu trợ vỡ nợ từ EU và IMF, vì vậy, buộc chính phủ Bồ Đào Nha phải phát hành trái phiếu để vay tiền, ước tính lên đến gần 70 tỉ Euro.
Năm 2010, nợ công của Bồ Đào Nha bằng 86% GDP, thâm hụt ngân sách nhà nước khoảng 7,3% GDP. Tuy nhiên nếu cộng luôn cả các khoản nợ của tư nhân, nợ của Bồ Đào Nha sẽ bằng 2,5 lần so với GDP, cao hơn cả Hy Lạp, gây áp lực rất lớn cho ngân hàng. Năm 2011, Bồ Đào Nha có khoản nợ đáo hạn 25,5 tỷ EUR cùng lúc với cuộc tổng tuyển cử nên áp lực giải quyết nợ công trở nên trầm trọng hơn. Để giải quyết khủng hoảng nợ công, Bồ Đào Nha thực hiện kế hoạch thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu công, tăng thu thuế để giảm thâm hụt ngân sách. Kế hoạch giải quyết nợ công giữa Chính phủ và Quốc hội không đồng nhất với nhau, Bồ Đào Nha phải kêu gọi tới sự trợ giúp từ các tổ chức IMF và EU để đưa ra gói cứu trợ 78 tỷ EURO, trong đó IMF cho vay 26 tỷ EURO.
Khủng hoảng nợ ở Tây Ban Nha:
Tây Ban Nha là nạn nhân tiếp theo của cuộc khủng hoảng nợ công với bong bóng nhà đất khổng lồ và các vấn đề liên quan đến các khoản nợ tăng lên với mức độ chóng mặt. Năm 2009, Tây Ban Nha có mức thâm hụt ngân sách 11,2% (đứng thứ ba trong Eurozone) và nợ công của Tây Ban Nha lên đến 1.100 tỷ USD, tức lớn hơn gấp 4 lần Hy Lạp (2012) và là nền kinh tế gần như yếu nhất khu vực, Kinh tế Tây Ban Nha nổi lên với những mối lo ngại mới trong vòng xoáy của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu kinh tế nước này liên tiếp rơi vào suy thoái, đạt mức tăng trưởng - 0,3% (2012), tỷ lệ thất nghiệp chiếm đến % dân số (25%), thâm hụt ngân sách năm 2011 khoảng 8,5%. năm 2012 khoảng 6% GDP, nhưng khó khăn chỉnh của Tây Ban Nha là khoản ng của khu vực tư nhân, lên đến 214% GDP. Các khoản vay thế chấp của ngân hàng là 2.4 nghìn tỷ EUR, tương đương 230% GDP. Trên tất cả, mối lo ngại hiện nay là việc các nhà đầu tư không sẵn lòng cho Tây Ban Nha vay tiến nếu không tin tưởng vào tình hình tài chính của nước này.
Các nhà phân tích lý giải tại sao một quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực đồng euro, như Tây Ban Nha lại rơi vào tình cảnh đen tối như vậy, rằng do nước này tập trung kinh tế quá nhiều trong lĩnh vực nhà ở. Vào đầu những năm 2000, Tây Ban Nha là một trong những nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất, trung bình 34% / năm, chủ yếu nhờ vào lĩnh vực bất động sản.
Vào thời kỳ đỉnh cao, khối lượng nhà xây ở Tây Ban Nha tương đương với khối lượng nhà xây của Pháp và Đức cộng lại, mặc dù dân số chỉ bằng một phần ba của hai quốc gia lớn ở châu Âu. Tuy nhiên, "bong bóng" bất động sản ở Tây Ban Nha đã vỡ, kéo theo hơn 1 triệu nhà ở không bán được. Đáng lo ngại hơn, có tới 60% nợ xấu được “chôn” trên địa bàn. Cuộc khủng hoảng bất động sản đã dẫn hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha vào một vòng luẩn quẩn. Các ngân hàng của nước này thời gian ấy đã phải "ngồi" trên núi nợ 184 tỷ euro để tài trợ cho ngành xây dựng.
Khủng hoảng nợ ở Italia:
Italia được coi là quốc gia bị khủng hoảng nợ công nặng nề nhất và Liên minh châu Âu phải liên tục thúc giục chính phủ nước này gia tăng cắt giảm chi tiêu để không tiến sâu hơn vào cuộc khủng hoảng nợ công. Quốc gia này đã phải đối mặt với nợ quốc gia kể từ những năm 1990, khi tỷ lệ nợ/GDP là 126% vào năm 1999. Nhưng trong thời điểm đó, chính phủ Italy vẫn giữ được thâm hụt ngân sách không quá cao với mức tăng trưởng kinh tế chậm nhưng ổn định. Điều đó đã khiến cho việc trả nợ không quá khó khăn. Tuy nhiên, tình hình nợ công hiện tại của quốc gia này đã không còn đơn giản như vậy. Kể từ năm 2008, nền kinh tế không tăng trưởng đã làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư và việc đi vay trở nên đắt đỏ hơn. Ngoài ra, tăng trưởng GDP của Italia tiếp tục giảm trong bối cảnh triển vọng thương mại thế giới suy yếu và rơi vào suy
thoái. Khi đó tình trạng nợ nần quốc gia ở quốc gia này sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Italia cần phải trả khoảng 300 tỷ Euro (gần 420 tỷ USD), khoảng 16% trong tổng số nợ công trị giá 1.900 tỷ euro trong năm 2012. Bất chấp mức lãi suất cao nhất, Italia chỉ bán trái phiếu với giá 7,9 tỷ Euro thay vì 8,5 tỷ Euro dự kiến.
2.2.1.2. Nguyên nhân của khủng hoảng nợ công ở châu Âu:
Như vậy, cuộc khủng nợ công tại EU bắt nguồn từ Hy Lạp khi vào tháng 11/2009, Thủ tướng Hy Lạp cho biết thâm hụt ngân sách nước này năm 2009 sẽ ở mức 12,7% GDP (cao gấp đôi con số công bố trước đó) và sẽ cố gắng cứu Hy Lạp khỏi khả năng vỡ nợ. Trên thực tế, gánh nặng nợ công của Hy Lạp đã đạt đỉnh 300 tỷ € (khoảng 440 tỷ US$), tức là bằng 124% GDP, gần gấp đôi tỷ lệ được phép của Hiệp ước Maastricht. Ngay lập tức, ngày 22/12/2009, công ty xếp hạng tín dụng Moody hạ mức xếp hạng nợ công của Hy Lạp từ A1 xuống mức A2 bởi thâm hụt ngân sách của nước này tăng cao. Trước đó, Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch và Standard & Poor hạ cấp tín dụng của Hy Lạp xuống dưới tình trạng đầu tư cấp. Đến tháng 4/2010, thâm hụt ngân sách của Hi Lạp đã tăng lên 13,6% và lãi suất trái phiếu Chính Phủ đã tăng vọt, Standard & Poor hạ mức xếp hạng tín dụng của Hi Lạp xuống tình trạng thấp nhất “JUNK STATUS"2, Tiếp sau Hy Lạp là Ireland với mức thâm hụt ngân sách là 32% GDP (tháng 9/2010), Bồ Đào Nha (tháng 1/2012), Tây Ban Nha (tháng 6/2012), Y (tháng 11/2012) và hiện nay là Cuprus. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng nợ công tại EU:
Nguyên nhân sâu xa:
Thứ nhất, do những bất cập từ mô hình kinh tế thiên về dịch vụ tài chính và ngân hàng, cùng với bất cập trong mô hình quản lý của khối EU và Eurozone