Khủng hoảng nợ khu vực Mỹ Latinh những năm 1980s:

Một phần của tài liệu Nguyên nhân, diễn biến và các phản ứng chính sách sau một số cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài trong lịch sử thế giới. Hàm ý đối với Việt Nam (Trang 40)

7. Kết cấu bài nghiên cứu:

2.1. Khủng hoảng nợ khu vực Mỹ Latinh những năm 1980s:

2.1.1. Nguyên nhân và diễn biến:

2.1.1.1. Diễn biến cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài:

Vào khoảng những năm 1930, các quốc gia thuộc khu vực Mỹ Latinh đã trải qua cuộc Đại khủng hoảng, là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu, bắt đầu từ Hoa Kỳ. Cuộc Đại khủng hoảng bắt đầu vào năm 1929, kéo dài cho tới cuối những năm 1930 và thường được xem một ví dụ điển hình về mức độ suy giảm của nền kinh tế toàn cầu. Sau cuộc Đại khủng hoảng ấy, các nước Mỹ Latinh lại một lần nữa chứng kiến các cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài vào cuối những năm 1970-1980. Lần khủng hoảng nợ lần này mới thực sự là thảm họa lớn nhất trong lịch sử của khu vực và cũng là cuộc khủng hoảng nợ công đầu tiên trong lịch sử kinh tế toàn cầu. Khởi nguồn từ việc Mexico tuyên bố vỡ nợ năm 1982, sau đó là hàng loạt những quốc gia thuộc Mỹ Latinh cũng rơi vào tình trạng tương tự. Một vài cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài đáng chú ý có thể kể đến như tại Bolivia (1980, 1986, 1989), Argentina (1982, 1989), Ecuador (1982, 1984) và tại Brazil (1983, 1986-1987)….

Tăng trưởng kinh tế khu vực Mỹ Latinh trong thời gian này phụ thuộc khá nhiều vào mức đầu tư từ các quốc gia nước ngoài. Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai tới giữa thập niên 70, tỉ lệ đầu tư dao động khoảng 20% GDP và bắt đầu tăng lên khoảng 25% giai đoạn 1975-1980. Khi bắt đầu bước sang những năm 80, thời gian những cuộc khủng hoảng lan rộng trong toàn khu vực, tỉ lệ đầu tư giảm mạnh xuống khoảng 19% trong những năm 90 và khoảng 18%

trong thập niên sau đó. Điều này càng chứng minh việc tăng mạnh của vốn vay nước ngoài trong thời gian khủng hoảng xảy ra tại khu vực Mỹ Latinh.

Bàng 2.1.Tổng số vốn đầu tư vào các quốc gia lớn, nhỏ và Mỹ Latinh

giai đoạn 1950-2010 (% GDP) (Nguồn: Bertola and Ocampo 2012)

1950- 1957 1958- 1967 1968- 1974 1975- 1980 1981- 1990 1991- 1997 1998- 2003 2004- 2008 2008- 2010 Trung bình cộng Các quốc gia lớn 23.9 20.1 21.6 24.3 19.1 19.6 18.3 21.5 23.3 Các quốc gia nhỏ 14.2 15.7 18.1 21.5 17.0 19.2 20.0 19.8 19.1 Mỹ Latinh 19.1 17.6 19.5 22.6 17.8 19.4 19.4 20.5 20.8 Trung bình trọng số Các quốc gia lớn 21.0 19.5 22.2 25.1 18.9 18.2 18.0 19.9 20.9 Các quốc gia nhỏ 15.8 16.8 17.7 22.2 16.9 18.6 19.3 19.1 18.7 Mỹ Latinh 20.7 19.1 21.9 24.9 18.8 18.2 18.1 19.8 20.7

Mô hình công nghiệp hóa do Chính phủ đề xuất tại khu vực Mỹ Latinh đã phải đối mặt với rất nhiều lời phê bình từ các nhà kinh tế học, thậm chí là cả các chính trị gia từ giai đoạn thập niên 60 như Hirschman (1971), Fishlow (1988) và Love (1994). Các nhà kinh tế cho rằng mô hình này chịu quá nhiều sự can thiệp từ Nhà nước, thiếu sự tự do mà thị trường thường có, hơn nữa còn thể hiện sự không hiệu quả bởi việc tăng thuế và sử dụng hàng rào mậu dịch để hạn chế nhập khẩu. Cùng với đó thì các chính trị gia lại phê bình sự yếu kém của nền kinh tế qua việc thoát khỏi sự phụ thuộc bên ngoài. Quan trọng hơn cả, họ cho rằng sự mất cân bằng trong xã hội chính là hệ quả của quá khứ tại khu

vực Mỹ Latinh. Theo Hirschman năm 1971, dù rằng không cùng chia sẻ quan điểm với các chính trị gia, ông vẫn thể hiện suy nghĩ của mình về mô hình công nghiệp hóa của khu vực này: “Công nghiệp hóa được kỳ vọng sẽ thay đổi trật tự xã hội, tuy nhiên, tất cả những gì nó làm được chỉ là phát triển sản xuất.”

Sự yếu kém của mô hình này dần dần ảnh hưởng đến hầu hết mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội. Nhóm các quốc gia trong khối Southern Cone như Argentina, Chile, Paraguay hay Uruguay là nơi đầu tiên xảy ra mâu thuẫn, đồng thời cũng là nơi chứng kiến những sự thay đối rõ rệt trong xã hội đi cùng với sự chậm lại của tốc độ tăng trưởng. Theo phân tích của Fishlow (1988), nguyên nhân là do nhóm quốc gia này vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, dẫn đến mâu thuẫn cơ bản giữa thị trường tự do và sự can thiệp của nhà nước vào con đường phát triển.

Khu vực Trung Mỹ những năm 1980s đã trở thành tâm điểm của cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài bới những vấn đề về sở hữu đất trong nông nghiệp và cả việc áp dụng mô hình tăng trưởng phụ thuộc vào xuất khẩu thay vì mô hình công nghiệp hóa do nhà nước dẫn dắt. Colombia được coi như một ví dụ cụ thể, sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, những mâu thuẫn trong xã hội của đất nước này được các chuyên gia giải thích bởi việc mất cân bằng trong sở hữu ruộng đất. Mâu thuẫn ấy trong những năm 1980s bùng nổ hơn cả bởi giới buôn lậu tham gia vào.

Không hẳn mọi quốc gia thuộc khu vực Mỹ Latinh đều phải chịu ảnh hưởng bởi việc kinh tế vĩ mô khôn được điều hành, quản lí chặt chẽ. Nhưng thâm hụt ngân sách ngày càng phát triển mạnh tại hầu hết các quốc gia Mỹ Latinh trong thời kỳ cuối của mô hình công nghiệp hóa đẩy mạnh bởi Chính phủ. Đây chính là kết quả của sự mất cân bằng cán cân thương mại và cả sự gia

tăng nhu cầu đầu tư tại khu vực Mỹ Latinh. Điều này cũng đã trực tiếp trở thành lí do khiến các quốc gia tại đây tích cực tìm nguồn vốn vay nước ngoài.

Mô hình công nghiệp hóa theo hướng đi của nhà nước mang đến rất nhiều khó khăn liên quan tới cả chính sách tài khóa tại các quốc gia này. Theo FitzGerald (1978), điều này được lí giải qua ba xu hướng chính:

i. Sự gia tăng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ trong khi phần trăm chi tiêu cho các chương trình phúc lợi xã hội lại có xu hướng giảm.

ii. Sự chuyển dịch của cơ cấu thuế từ thuế tài sản và thu nhập sang các loại thuế gián tiếp.

iii. Sự gia tăng nhu cầu vay vốn nước ngoài nhằm hỗ trợ khu vực tư nhân.

Việc không thể duy trì được nền kinh tế ổn định trong khi các khoản nợ lại có xu hướng tăng mạnh đã khiến rủi ro nợ nước ngoài của khu vực Mỹ Latinh vượt khỏi kiểm soát. Khi Mexico lần đầu tiên tuyên bố vỡ nợ nước ngoài đã chính thức đánh lên hồi chuông cảnh tỉnh cho các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính quốc tế, lập tức siết chặt và trì hoãn vô thời hạn đối với các khoản vay tới khu vực Mỹ Latinh. Phần lớn các khoản nợ đều là ngắn hạn, vậy nên việc không được tiếp tục khoản tín dụng khiến cho các quốc gia khu vực này bị cuốn vào khủng hoảng liên hoàn.

2.1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài:

Các chuyên gia kinh tế trên thế giới đã phân tích và đưa ra rất nhiều nguyên nhân được cho là dẫn tới cuộc khủng hoảng nợ tại Mỹ Latinh. Trước hết phải kể tới tham vọng đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa của Chính phủ các nước trong khu vực này dẫn tới việc chi tiêu quá nhiều cho cơ sở hạ tầng. Hơn nữa, cũng với mục đích đẩy mạnh công nghiệp hóa, những quốc gia này đã phải

nhập khẩu nguyên vật liệu, công nghệ sản xuất từ nước ngoài, điều này khiến tỉ lệ nhập siêu tăng cao. Cả hai lí do này đều dẫn tới nhu cầu lớn về nguồn vốn của Chính phủ, khi đó họ đã bắt đầu đi vay từ các quốc gia phát triển khác trên thế giới, thậm chí là cả những tổ chức tài chính quốc tế để đảm bảo vốn đầu tư cho những lĩnh vực trên. Việc thực hiện vay nợ nước ngoài với quy mô lớn có thể ẩn chứa rất nhiều rủi ro và không thể diễn ra lâu dài. Năm 1979, Mỹ đã thực hiện một loạt những chính sách thắt chặt và gia tăng lãi suất; tại các nước châu Âu cũng xảy ra tình trạng tương tự. Điều này gián tiếp khiến dòng vốn đầu tư trên toàn cầu chảy ngược ra khỏi những quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, lãi suất tăng cũng làm cho nghĩa vụ nợ tại khu vực Mỹ Latinh tăng. Trong khi đó, khả năng trả nợ nước ngoài của các nước Mỹ Latinh phần lớn phụ thuộc vào việc xuất khẩu. Việc suy thoái kinh tế cuỗi năm 1979 và những năm 1980 đã làm thương mại quốc tế và giá cả hàng hóa trên toàn thế giới, khiến cho nguồn thu từ việc xuất khẩu của các quốc gia này giảm mạnh.

a) Nguyên nhân khách quan:

Cú sốc dầu lửa:

Giá dầu đột ngột tăng gấp 4 lần năm 1973 khiến cho các nước phải nhập lượng dầu như cũ với giá tăng lên gấp 4 lần. Điều này khiến cho hầu hết các quốc gia Mỹ Latinh gặp khó khăn khi phải đối mặt với chi phí nhập khẩu dầu tăng cao hơn.

Đồng thời, củ sốc giá dầu năm 1973 đã khiến cho các ngân hàng thương mại bất chợt nhận thấy rằng có những khoản tiền gửi quy mô lớn của các nhà sản xuất và xuất khẩu dầu. Từ những khoản tiền gửi này, nhiều ngân hàng đã cho chính phủ của các nước kém phát triển vay lại.

Giai đoạn 1979-1980, cú sốc giá dầu lần thứ hai nổ ra. Một tình huống thăng dự tiết kiệm nữa phát sinh dẫn đến một sự gia tăng nợ của các nước đang phát triển.

Hình 2.1. Cơ chế tái sử dụng những đồng đô-la dầu lửa (Nguồn: ABC’s of International Finance, Second Edition by John Charles Pool et al.)

Điều kiện vay nợ ngày càng bất lợi cho các nước đi vay:

Những năm 1970-1980, các quan hệ tín dụng quốc tế đã thay đổi căn bản theo hướng "tư nhân hoá" và "thương mại hoá". Trong khi nợ ngày cảng chồng chất thì tình hình thị trưởng thế giới lại không cho phép các nước ĐPT kiếm đủ ngoại tệ để trang trải nợ nần. Bị tỉnh giấc bởi tuyên bố vỡ nợ của Mexico, hầu hết các ngân hàng thương mại giảm mạnh hoặc ngừmg hẳn việc cho các nước Mỹ Latinh vay. Bởi vì hầu hết các khoản vay của Mỹ Latinh là vay ngắn hạn, cuộc khủng hoảng xảy ra khi các khoản vay tiếp tục của họ bị từ

chối. Hàng ti đôla được vay trước đó giờ đã đến hạn, và các nước này có lẽ đã trả được nếu họ tiếp tục được vay thêm để đập vào.

b) Nguyên nhân chủ quan:

Quản lý, sử dụng các khoản vay kém hiệu quả:

- Vay mượn tràn lan, không cân nhắc đến nhu cầu thực tế, đến khả năng hấp thụ nợ và khả năng trả nợ của mình.

- Những dự án vay vốn được lập ra một cách dễ dãi, thiếu các luận chứng kinh tế và khoa học đầy đủ. Đặc biệt, những dự án kinh tế lớn, thời hạn hoàn vốn dài lại chứa đựmg tham vọng mơ hồ và chủ quan.

Brazil những năm 70 là ví dụ điển hình. Chi bằng vốn vay nước ngoài, Braxin đã tiến hành đồng loạt những chương trình kinh tế cực kỳ to lớn: Tuyển đường sắt từ Gerais tới Sao Paulo, một số nhà máy thuỷ điện trong đó có một cái ngốn ít nhất 10 lần tiền đầu tự thuỷ lợi hoá toản miền Đông Bắc, xây dựng 9 nhà máy điện hạt nhân, rồi tổ hợp nông- công nghiệp ở Đông Bắc, xây dụmg tuyên đường hàng ngân kilômét xuyên rừng Amazôn Kết quả là Braxin trở thành con nợ lớn nhất thế giới và là nước thứ hai ở khu vực Mỹ Latinh sau Mexico tuyên bố vỡ nợ (8/1982).

Đầu tư quá nhiều vào cơ sở hạ tầng nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa dẫn đến việc Chính phủ bội chi ngân sách kéo dài trầm trọng:

Những năm 60, 70, các nước Châu Mỹ Latinh như Brazil, Argentina và Mexico vay mượn một số tiến lớn từ các nhà cho vay tín dụng quốc tế để thực hiện công nghiệp hóa, đặc biệt là đầu tư vào các chương trình cải thiện và xây dựng cơ sở hạ tầng. Những nước này thời đó có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh vi vậy các nhà cho vay tín dụng rất tin tưrởng vào khả năng thu hồi

nợ. Giữa năm 1975 và 1982, Châu Mỹ Latinh nợ các ngân hàng thương mại tăng với tốc độ tích lũy 20,4%/năm. Vay mượn tràn lan khiến Mỹ Latinh bị nợ nhiều gấp 4 lần từ 75 tỉ đôla Mỹ vào 1975 đến hơn 315 tỉ đôla Mỹ vào năm 1983, chiếm tới 50% tổng thu nhập quốc nội của khu vực.

Gia tăng tỷ lệ nhập siêu do nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu, cũng như là công nghệ sản xuất từ nước ngoài để thực hiện được mục tiêu công nghiệp hóa:

Điều này dẫn đến sự gia tăng ngày cảng lớn nhu cầu về nguồn vốn của của tư nhân và chính phủ. Do đó, họ đã phải đi vay rất nhiều tiền từ các quốc gia phát triển khác và các tổ chức tài chính quốc tế.

Mỹ thi hành chính sách tiền tệ thắt chặt làm tăng lãi suất:

Năm 1979, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã thực thi chính sách tiền tệ chống lạm phát . Chính sách này đã đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái 1981 và Lli suất đô-la tăng lên và đồng đô-la lên giá. Do các khoản nợ của các nước đang phát triển chủ yếu được định bằng đồng đô-la nên khi đồng đô-la tăng giá đã làm tăng trách nhiệm nợ của các nước này. Trong khi đó, xuất khẩu lại suy giảm do nền kinh tế thế giới bị suy thoái. Vào đầu thập niên 1980, khi giá hàng hóa thế giới giảm, tỷ giá thương mại (terms of trade) làm lung lay các nước kém phát triễn. Vào ngày 12/8/1982, Mexico ra tuyên bố cấm tạm thời việc thanh toán lãi. Mexico thông báo rằng họ đã không còn một đồng dự trữ ngoại tệ nào và không còn có thể đáp ứng được các nghĩa vụ nợ quốc tế.

Từ những lý do trên, có thể kết luận nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ tại Mỹ Latinh là một thất bại về chính sách. Đó là do chiến lược vay nợ không hợp lý và sử dụng các khoản đầu tư không hiệu quả.

2.1.2. Phản ứng chính sách của khu vực Mỹ Latinh:

Cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực Mỹ Latinh được chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là từ trước khi diễn ra khủng hoảng cho tới năm 1985. Đây là giai đoạn mà nhiều thay đổi vĩ mô được thực hiện cùng với việc các nhà kinh tế và nhà hoạch định chính sách dự đoán rằng cuộc khủng hoảng sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn và kết thúc khi nền kinh tế của các quốc gia này có dấu hiệu phục hồi. Theo Cline (1984) thì đây giống như một cuộc khủng hoảng thanh khoản hơn là một cuộc khủng hoảng trong khả năng thanh toán.

Đối với một vài quốc gia, Chính phủ đã đưa ra một số các biện pháp cứng rắn trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng nợ. Thủ tướng Alan Garcia đã đưa ra quyết định giới hạn vay nợ của Peru dưới mức 10% doanh thu từ xuất khẩu. Ngoài ra còn thể hiện lập trường vững vàng bằng những cố gắng khi thành lập một liên hiệp giữa những chủ nợ của khu vực Mỹ Latinh. Ví dụ như cuộc hội nghị diễn ra tại Catagena, Chile vào năm 1984 hay còn gọi là sự đồng thuận Cartagena. Sau hội nghị này, hầu hết các khoản nợ của Bolivia và Ecuador đều được hoãn lại, trong khi đó thì các con nợ lớn như Mexico, Brazil và Venezuela vẫn đang phải tiếp tục thỏa hiệp trực tiếp với các ngân hàng, hay như Argentina vẫn tỏ thái độ cứng rắn và không chịu thỏa hiệp. Điều này chứng tỏ rằng dù các quốc gia trong khu vực đã thể hiện sự cố gắng nhưng vẫn chưa có bất cứ sự đồng thuận nhất định nào trong khu vực này, thậm chí nhiều quốc gia muốn tự mình giải quyết khoản nợ của nước mình. Bởi vì sự bảo thủ này nên khi Mỹ đang dần hồi phục lại sau cuộc khủng hoảng ngân hàng thì khu vực Mỹ Latinh vẫn lún sâu hơn vào khủng hoảng.

Từ tháng 9 năm 1985, cuộc khủng hoảng tại khu vực Mỹ Latinh bước vào

Một phần của tài liệu Nguyên nhân, diễn biến và các phản ứng chính sách sau một số cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài trong lịch sử thế giới. Hàm ý đối với Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)