7. Kết cấu bài nghiên cứu:
3.3. Một số đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro xảy ra tình trạng
trạng khủng hoảng nợ nước ngoài tại Việt Nam:
Trong bối cảnh hội nhập tài chính toàn cầu, ng nước ngoài là một kênh truyền dẫn phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, nghiên cứu đưa ra các khuyển nghị chính sách để hoàn thiện cơ chế chính sách vay, sử dụng nợ nước ngoài trong tương lai của Việt Nam. Vấn đề hiện nay của Việt Nam là cách thức phân bổ đúng mục đích và hiệu quả sử dụng vốn vay nhằm đảm bảo duy trì nguồn trả nợ trong tương lai, đáp ứng được các chuẩn mực an toàn về quản lý nợ nước ngoài. Để làm được điều này, Chính phủ cần quan tâm đến vấn đề quản lý dòng tiền để đảm bảo khả năng trả nợ cũng như an toàn tài chính quốc gia, tránh phụ thuộc quá nhiều từ bên ngoài. Bên cạnh đó, phát triển thị trường tài chính nội địa để huy động vốn cho nền kinh tế là giải pháp lâu dài, an toàn thay thế cho nợ nước ngoài mà Việt Nam cần hướng tới.
Trên cơ sở phân tích thực trạng của Hy Lạp và Việt Nam, bài nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị chính sách về nợ nước ngoài của Việt Nam nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng với tầm nhìn đến 2030 như sau:
Thứ nhất, Chính phủ cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn vay ODA. Trong giai đoạn vừa qua, các khoản vay nước ngoài, của Việt Nam chủ yếu được sử dụng vào khu vực công. Đặc biệt là các tập doàn, doanh nghiệp nhà nước luôn là đối tượng được ưu đãi nhận hỗ trợ từ các nguồn vốn này, trong khi đó các đơn vị này làm ăn thua lỗ kéo dài và gây thiệt hại lớn đối với ngân sách nhà nước. Vì vậy, Chính phủ cần hạn chế hoạt động bảo lãnh cho vay đổi với các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước; đồng thời tặng cường giám sát, kiểm tra hoạt động của các đơn vị này.
Thứ hai, Chính phủ cần có những chính sách nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu bển vững. Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, cần khuyến khích và có kế hoạch đầu tư dài hạn đối với các mặt hàng tiềm lực, hướng tới xuất khẩu các mặt hàng đã qua tinh chế cho giá trị cao. Một là, hiện nay, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, từ 57% năm 2005 lên 72% năm 2016 và áp đảo khu vực nội địa. Tuy nhiên, đóng góp giá trị gia tăng vào GDP của khu vực FDI tăng rất ít (15,2% năm 2005 lên 18,7% năm 2016). Vi vậy, cần xây dựng chiến lược cơ cấu ngành hợp lý, chú trọng các ngành dịch vụ, hỗ trợ các ngành, các doanh nghiệp có các sản phẩm xuất khẩu như xét giảm thuế, miễn thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong nước. Hai là, tận dụng tối đa cơ hội của các hiệp định thương mại, mở rộng thị trường cần phải nâng cao chất lượng nội tại của hàng hóa trong nước để cỏ thể cạnh tranh trên trưởng
quốc tế. Ba là, điều hành linh hoạt chính sách tỷ giá nhằm giảm thiểu rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Thứ ba, Chính phủ cần kiên quyết giảm thâm hụt ngân sách nhà nước. Một là, cần cơ cấu lại hệ thống thuế, tăng thuế suất trong phạm vi hợp lý sẽ có tác dụng tích cực trong động viên nguồn thu cho ngân sách. Hai là. quản lý chi tiêu ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn, lập dự toán và thực hiện ngân sách theo kết quả đầu ra thay vì đầu vào như các giai đoạn trước.
Thứ tư, Chính phủ cần tổ chức thực hiện trả nợ đầy đủ, đúng hạn, không để xảy ra tình trang nợ quá hạn, mất kiểm soát; đảm bảo cân đối giữa vốn vay và trả ng, giữa huy động vốn vay nước ngoài với vốn vay trong nước. Về dài hạn, điều chỉnh cơ cấu dư nợ của Chính phủ theo hướng giảm dân sự phụ thuộc vào vay nợ nước ngoài, tăng tỷ lệ nợ trong nước.
Thứ năm, gia tăng dự trữ ngoại hỏi để đảm bảo khả năng trả nợ trong ngắn hạan, Tính đến tháng 06/2018, dự trữ ngoại hồi của Việt Nam khoảng 63 tỷ USD nhưng mới đáp ứng ở mức tối thiểu theo thông lệ quốc tế là khoảng 12 tuần nhập khẩu (WB 2018). Vì vậy, Việt Nam cần quan tâm đến chỉ số này hơn là con số tuyệt đối về dự trữ ngoại hối. Để thực hiện điều này NHNN cần cải thiên cán cân thanh toán, đặc biệt là cán cân thương mại và FDI. Đồng thời, quản lý hiệu quả nguồn lực này thay vì đem gửi ở các ngân hàng nước ngoài như trước đây thông qua tăng cường tỉnh chủ động của NHNN e quản lý dự trữ ngoại hối trên cơ sở sửa đổi các văn bản pháp luật hiện trong công tại. Cuối cùng, Việt Nam nên công khai thông tin về dự trữ ngoại hối để tạo lòng tin cho các nhà tài trợ cũng như các nhà đầu tư nước ngoài thay vì đưa thông tin này nằm trong danh mục bảo mật quốc gia như hiện nay. Đồng thời, thu hút kiều hối để có thêm nguồn lực phát triển đất nước trên cơ sở minh bạch hóa thông tin và tạo niềm tin cho kiều bảo bằng các chính sách, thủ tục đầu tư rõ ràng bình
đẳng giữa các thành phần trong nền kinh tế. Hệ thống các ngân hàng thương mại cần hướng tới thủ tục thuận tiên. nhanh chóng trong việc chuyển tiền cho người nhận trong nước. Tuy nhiên, NHNN cần chủ ý tới việc giám sát thông tin để tránh liên quan đến các hoạt động rửa tiền và tài tra cho khủng bố. Ngoài ra, để người dân bán ngoại tệ cho ngân hàng cần quan tâm đến chính sách ổn định tỷ giá cũng như lãi suất đồng ngoại tệ để lượng tiền này đi vào hoat động đầu tư trong nền kinh tế.
Thứ sáu, cần hết sức lưu tâm đến vấn đề tỷ giá thực. Bên cạnh thực hiện chính sách quản lí ngoại hối trên cơ sở hướng đến ổn định tỷ giá để ổn định nợ nước ngoài. Việc phá giá đồng tiền quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến gia tăng nợ nước ngoài.
Thứ bảy, Việt Nam cần sử dụng nguồn lực tài chính trong nước để phát triển đất nước thay vì phải đi vay bên ngoài để phát triễn khu vực tư nhân. Sử dụng nợ nước ngoài để phát triển khu vực tư nhân là nền tảng quan trọng để đảm bảo khả năng trả nợ. Muốn làm được điều này, chính phủ phải quan tâm đến phát triển kinh tế tự nhân, Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng sức sản xuất, khai thác nguồn vốn trong dân để đầu tư vào nền kinh tế. Để làm được điều này, Chính phủ cần khẩn trương ban hành khung pháp lý trên cơ sở tôn trọng nguyên tăc thị trường, tôn trọng pháp luật và canh tranh lành mạnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế tiếp cận nguồn vốn, đặc biệt là các nguồn vốn ưu đãi, để đầu tư mang lại giá trị gia tăng cao. Mặt khác, tạo ra sự công bằng trong công tác đầu thầu các dự án Nhà nước giữa khu vực công – tư, nhằm gia tăng sự cạnh tranh để các doanh nghiệp luôn cải tiến, hoàn thiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường.
Thứ tám, giám sát và duy trì thông tin nợ nước ngoài là điều Việt Nam cần thực hiện ngay lập tức khi mà thông tin về nợ nước ngoài chưa được cập nhật
và mô hình quản lý còn nhiều chồng chéo giữa các bộ, ban ngành. Mặc dù, Quốc hội đã giao cho Bộ tài chính là đầu mối quản lý chính về nợ nước ngoài trên cơ sở phối hợp với Bộ kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước nhưng vai trỏ chủ đạo chưa thể hiện nhiều. Vì vậy, chính phủ cần minh bạch, công khai thông tin nợ nước ngoài của Việt Nam theo quý như các nước phát triển đang thực hiện. Việc công khai và cập nhật định kỳ các thông tin này không những giúp công tác quản lý và dự báo được chính xác hơn mà còn xây dựng niềm tin từ các nhà tài trợ hiện tại và tương lai. Các số liệu cần được tập trung vào một cơ quan quản lý duy nhất tránh số liệu không thống nhất giữa ba cơ quản quản lý về nợ nước ngoài. Đồng thời, các dữ liệu cần được cập nhất theo một kiểu bảng biểu thống nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ chín, tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng trong hệ thống quản lý nhà nước, cải thiện xếp hạng trên các bảo cáo của tổ chức minh bạch. Đồng thời, cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia để giảm thiểu chi phí vay trên thị trường vốn quốc tế. Trong những năm gần đây, xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam do các tổ chức Moody's, Fitch và Standard & Poor's ở mức BB hoặc BB-. Để làm được điều này, Việt Nam cần cải thiện các nhóm chỉ tiêu đánh giá về rủi ro kinh tế, rủi rọ chính trị, môi trường đầu tư...
Trên đây là những bài học kinh nghiệm trong việc quản lý, kiểm soát, xử lý nợ nước ngoài được rút ra từ cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp và từ thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam. Việc nhìn nhận, đánh giá đúng những khó khăn, tồn tại cũng như nhanh chóng đưra ra các giải pháp phù hợp sẽ giúp Việt Nam kiểm soát được nợ nước ngoài của mình nằm trong ngưởng nợ an toàn, tránh được nguy cơ của một cuộc khủng hoảng nợ và đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia.
KẾT LUẬN
Các quốc gia thuộc khu vực Mỹ Latinh và châu Âu đã từng chìm sâu trong hai cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài và nợ công nước ngoài. Trải qua giai đoạn nỗ lực thoát khỏi tình trạng khó khăn ấy bằng cách áp dụng kế hoạch thắt lưng buộc bụng, chi tiêu hà khắc và những chính sách hạn chế vay nợ nước ngoài, cả hai khu vực đã dần được giải quyết triệt để với sự hỗ trợ từ nhiều bên liên quan như các gói cứu trợ của Liên minh châu Âu hay Quỹ tiền tệ quốc tế… Nhờ vào việc Chính phủ của hai khu vực trên kịp thời nhận ra tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nợ và đưa ra những chính sách hỗ trợ giúp cho các quốc gia tại đây có thể vực dậy và tiếp tục quá trình phục hồi giá trị của mình, dần khẳng định lại vị thế trên thị trường quốc tế sau thời gian khủng hoảng sóng gió trước đó.
Với mục đích đưa ra cái nhìn toàn diện, sâu sắc về cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài tại Mỹ Latinh và châu Âu, bài nghiên cứu đã trình bày tổng quát từ cơ sở lý luận cho tới cơ sở thực tiễn, tập trung nghiên cứu từng khía cạnh của cả hai cuộc khủng hoảng, từ diễn biến, nguyên nhân cho tới những phản ứng chính sách sau khủng hoảng của các quốc gia tại từng khu vực; trong đó đặc biệt làm rõ những nguyên nhân chủ quan, sâu xa dẫn tới tình trạng vay nợ nước ngoài, đó chính là việc chú trọng đầu tư không đúng chỗ, không đúng thời điểm và năng lực quản lý vĩ mô yếu kém của Chính phủ các nước đi vay. Trên cơ sở tổng hợp, phân tích từng nguyên nhân và động thái phản ứng chính sách của các quốc gia thuộc Mỹ Latinh, châu Âu, bài nghiên cứu cũng đã đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho quản lí nợ nước ngoài tại Việt Nam, từ đó có thể giảm thiểu rủi ro khi vay nợ nước ngoài.
Chúng ta không thể phủ nhận lợi ích kinh tế của các khoản vay nước ngoài đối với các quốc gia đang cần vốn đầu tư, trong đó bao gồm cả Việt Nam. Việt
Nam là một quốc gia đang phát triển và rất cần đến các khoản vay từ ngước ngoài, nhất là cho khu vực công để thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, hiệu quả đầu tư từ các khoản vay vốn lại chưa phát huy được hiệu quả tối đa. Đầu tư còn dàn trải, các công trình thực hiện thời gian quá dài khiến hco việc giải ngân các khoản vốn chậm. Hơn nữa, việc quản lý nợ ở nước ta còn đang gặp rất nhiều khó khăn về mặt hành chính, việc tiếp cận các cách đánh giá và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về nợ nước ngoài. Dù vậy, Việt Nam đã từng là một nước nghèo vay nợ nhiều, nhờ vào quản lí nợ nước ngoài đúng đắn đã trở thành một quốc gia được các tổ chức quốc tế đánh giá là có mức nợ nước ngoài bền vững, trong tầm kiểm soát và đặc biệt không nằm trong nhóm nước phải chịu gánh nặng về nợ nước ngoài.
Mặc dù đề tài nghiên cứu về khủng hoảng nợ nước ngoài không còn xa lạ , tuy nhiên, lượng tài liệu trong nước chưa được phong phú. Dù đã phân tích trên nhiều khía cạnh của vấn đề vay nợ nước ngoài, bài nghiên cứu vẫn không thể tránh khỏi những sai sót. Điều này đến từ việc hạn chế trong thu thập thông tin, tài liệu và kiến thức của tác giả nên bài nghiên cứu chưa thể đưa ra những ý kiến đóng góp thực sự mang tính thực tế, có thể lập tức áp dụng vào tình huống hiện tại. Đây là một vấn đề không còn mới, nhưng lại có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nền kinh tế cũng như là nền kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, vấn đề vay nợ nước ngoài cần đươc nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn nữa để có thể tích lũy được những hướng đi đúng đắn hơn đối với Việt Nam, vừa có thể đáo ứng tiến trình hội nhập phát triển kinh tế, vừa đảm bảo được tính minh bạch cũng như khả năng thanh toán nợ khi đến hạn, tránh rơi vào những cuộc khủng hoảng tương tự như trên thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
1. Hạc L.Đ. (2020). Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhằm đảm bảo bền vững nợ công, Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng Châu Á, no.170, tr.5-24.
2. Hương N.T.L (2019) Nợ công Việt Nam giai đoạn 2014-2018 và giải pháp cho năm 2019, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Kinh tế Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019: Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng. tr 184-194.
3. Lịch H.K., Tú D.C. (2017). Các nhân tố ảnh hưởng tới nợ nước ngoài của các nước đang phát triển, Tạp chí khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017), tr.103-110.
4. Long T.V, Kiên P.H. (2019). Nợ công tăng cao - Nguy cơ đẩy thế giới vào vòng khủng hoảng mới, Lý luận chính trị, no.5, tr.125-129.
5. Luật quản lý nợ công 2009.
6. Nuôi T.Đ. (2018). Quản lí nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 1986-2016, Nghiên cứu kinh tế 2018, no.2, tr.433-48.
7. Oanh. T.T.K. (2017). Tác động của nợ nướ ngoài đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia khu vực Đông Nam Á, Tạp chí Khoa học Thương mại 2017, no.101, tr.3-10.
8. Thạch N.N, Oanh T.T.K (2016). Ứng dụng đường cong Laffer xác định ngưỡng nợ nước ngoài - góc nhìn từ các nướ khu vực Đông Nam Á, Nghiên cứu kinh tế 2016, no.9, tr.82-88.
9. Vân V.T.T. (2018). Tác động của quản trị công lên nợ nước ngoài nghiên cứu tại các nước đang phát triển, Công nghệ ngân hàng 2018, no.146, tr.21-32.
Tiếng Anh:
1. Alejando D.J, Ileana R.J. (2017). The impact of Government debt on economic growth: An overview for Latin America, Department of Economics, University of Perugia (IT), working paper, 28, pp.1-11.
2. Bertola L. , Ocampo J.A. (2012). Latin America’s Debt Crisis and “Lost Decade”, Paper for Conference “Learning from Latin America: Debt Crises, Debt Rescues and When They and Why They Work”, Institute for the Study of the Americas, School of Advanced Study, University of London.
3. Deutsche Bank Research. (2011). “Public Debt in 2020: Monitoring Fiscal Risks in Developed Markets”.
4. Featherstone K. (2011). The Greek Sovereign Debt Crisis and EMU: A