7. Kết cấu bài nghiên cứu:
2.2.2. Phản ứng chính sách:
Để đối phó với khủng hoảng nợ công và duy trì tăng trưởng kinh tế, Ủy ban châu Âu đã ban hành các chính sách chung cho tất cả các nước thành viên EU như sau:
Tăng cường kỷ luật tài khóa: khống chế mức thâm hụt ngân sách không quá 5%, nước nào vi phạm sẽ phải nộp phạt 1% GDP vào Quỹ bình ổn châu Âu;
Tái phân bổ các nguồn lực cho việc tạo công ăn việc làm (hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng chỗ thực tập cho sinh viên tại doanh nghiệp);
Giảm gánh nặng thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho sinh hoạt của người dân nói chung và đặc biệt cho công việc kinh doanh của các doanh nghiệp;
Tăng khả năng di chuyển lao động qua biên giới thông qua việc điều chinh qui định về công nhận bằng cấp, chứng chỉ nghề nghiệp bao gồm cả việc cấp thẻ hành nghề châu Âu, hộ chiếu kỹ năng châu Âu, bổ sung các quyền hưu trí cho lao động nhập cư;
Phát triển thương mại điện tử bao gồm cả việc sử dụng chữ ký điện tử và giải quyết tranh chấp trực tuyến;
Thỏa thuận về tiêu chuẩn hóa;
Sử dụng năng lượng hiệu quả ;
Đơn giản hóa qui định về kế toán và qui định mua sắm công;
Hiện đại hóa qui định về bảo hộ bản quyền nhằm phát huy hiệu quả của nền kinh tế kỹ thuật số;
Gỡ bỏ rào cản thương mại đế khuyến khích xuất khẩu và đầu tư;
Ngân hàng trung ương châu Âu tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại để các ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời tăng cường chế tài đối với các giao dịch đầu cơ tài chính phi sản xuất.
Nhằm mục đích đưa các quốc gia trong khu vực ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ thời gian này, bên cạnh sự hỗ trợ bằng việc thành lập Quỹ bình ổn tài chính châu Âu EFSF, EU còn ban hành yêu cầu đối với các quốc gia này là phải tự
giác có những biện pháp nhằm cắt giảm mức thâm hụt ngân sách trong khủng hoảng dưới đây:
Giảm phần đóng góp của giới chủ đối với chi phí bảo hiểm xã hội cho người sử dụng nhằm giảm chi phí lao động và khuyên khích giới chủ hạn chế việc chuyển công ăn việc làm ra nước ngoài. Cụ thể, tại Pháp, ước tính giới chủ sẽ tiết giảm được khoảng 13 tỷ euro chính sách này. Đồng thời, thuế VAT đã được điều chỉinh tăng từ 19,6% lên 21,2%, thuế lợi tức và thuế thu nhập từ đầu tư tài chính tăng từ 8,2% lên 10%. Thời áp dụng từ 1/10/2012;
Cho phép tăng 30% diện tích xây dựng nhà ở trên tổng diện tích đất có khả năng xây nhà tỷ lệ bắt buộc nhận người học nghề từ 4% lên 5% đối với các nơi gian nhằm giảm giá thuế các công tăng nguồn cung nhà ở và nhà ;
Tăng có 250 nhân công trở lên để khuyến khích việc học nghề, đào tạo nghề mới cho người thất nghiệp ;
Tại Pháp, đã thành lập Ngân hàng Công nghiệp với số vốn ban đầu 1 tỷ euro để cấp vốn cho các xí nghiệp công nghiệp ;
Đánh thuế các giao dịch tài chính 0,1% từ tháng 8 năm 2012 nhằm tăng thu cho Ngân sách nhà nước khoảng 1 tỷ euro/năm ;
Kêu gọi giới chủ và các đối tác xã hội tiến hành đàm phán để ký Thỏa thuận về điều chỉnh Tuần làm việc 35 giờ do cánh tả thông qua trước đây (hàm ý tăng thời gian làm việc trong tuần).
Ngoài những biện pháp giải quyết nêu trên, các quốc gia trong khu vực châu Âu cũng đã phải thực hiện nhiều những chính sách thắt chặt ngân sách, thể hiện sự quyết tâm nhằm chứng minh nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách xuống khoảng 3% GDP và nợ công dưới mức 60% GDP, trong đó, không thể không kể tới sự hỗ trợ từ EU và IMF. EU không muốn khu vực đồng tiền chung châu
Âu (Eurozone) đổ vỡ, bởi điều này sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề tới các quốc gia khác, không chỉ trong khu vực châu Âu.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NỢ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ
NƯỚC NGOÀI TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI. 3.1. Tổng quan thực trạng nợ nước ngoài tại Việt Nam:
Hình 3.1. Tổng nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1985-2019
(Nguồn: tradingeconomics.comAsian Development Bank)
Để có thể phân tích về tình hình nợ nước ngoài của Việt Nam từ trước tới nay, có thể chia qua một số giai đoạn phát triển mang tính lịch sử sau:
Giai đoạn 1 (1975 – 1988):
Nền kinh tế gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài. Đến năm 1988, tổng nợ nước ngoài của Việt Nam là 8,5 tỷ RUP và 1,9 tỷ USD. Trong giai đoạn từ năm 1986 đến 1990, nguồn vốn vay nợ công của Việt Nam chủ yếu là các các khoản vay nước ngoài, các chủ nợ chủ yếu là các nước Xã hội chủ nghĩa và Liên xô (cũ). Đặc trưng cơ bản của vay nợ trong giai đoạn này là Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ việc vay và trả nợ. Tất các các khoản vay nợ nước ngoài, trừ khoản vay của các doanh nghiệp FDI từ khi Luật Đầu
tư nước ngoài Việt Nam ra đời năm 1987 (thu hút được 221 dự án với số vốn đăng ký 1.603,5 triệu USD giai đoạn 1988-1990), đều là vay nợ Chính phủ và đogợc thực hiện trên cơ sở các hiệp ước hữu nghị và hiệp định được ký kết giữa Việt Nam với các nước: Các khoản vay nợ chủ yếu là khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp hoặc không có lãi suất, kỳ hạn trả nợ dài từ 20 đến 30 năm. Bên cạnh đó, Việt Nam còn được viện trợ không hoàn lại với số vốn khá lớn, đây là nguồn viện trợ cần thiết cho quá trình xây dựng và khắc phục hậu quả chiến tranh.
Giai đoạn 2 (1988 – 1993):
Các nước XHCN đang rơi vào thời kỳ khủng hoảng và cắt hầu hết các khoản a trg cho Việt Nam. Năm 1990, khi Việt Nam bắt đầu hội nhập vào các định chế tài binh quốc tế, tình hình vay nợ của Việt Nam khá nghiêm trọng với tổng nợ nước ngoài là 23.227 tỷ USD, trong khi tông thu nhập quốc gia chỉ đạt 6,06 tỷ USD, tổng giá tri xuất khẩu 2,4 tỷ USD, Việt Nam được các tô chức kinh tế quốc tế liệt kẻ vào danh sách các nước nghèo, nợ nghiêm trọng (nợ quá hạn 7,2 tỷ USD, tỷ lệ lãi quá hạn so với gốc 45%). Phần lớn số dư nợ này là những khoản vay từ Liên Xô cũ, các nước Đông Âu, Trung Quốc và một số tổ chức tài chính quốc tế. Trong tổng số dư nợ này, ngoài những khoản nợ do Chính phủ trực tiếp vay, còn có các khoản nợ Chính phủ ủy quyền cho ngân hàng nhà nước trực tiếp vay hoặc bảo lãnh cho các doanh nghiệp trong nước vay. khả năng thanh khoản và sự sụp đồ của hệ thống xã hội chủ nghĩa Liên Xô, Đông Âu, Việt Nam gần như bị cô lập bởi cộng đồng tài chính quốc tế. Từ năm 1992, các nhà tài trợ bắt đầu o không có gia tăng dòng vốn cho vay khi Việt Nam có những cải cách mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam được tổ chức lần đầu tại Paris nhằm kết nối cộng đồng các nhà tài trợ vốn trên thế giới. Điều này giúp Việt Nam tiếp cần các khoản vay ưu đãi để đầu tư cơ sở hạ tầng, phục vụ cho công cuộc cải cách
nền kinh tế. Đây là nền tảng cho sự ra đời hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) hiện nay. Tổng nợ nước ngoài của Việt Nam đến năm 1993 là 17.7 tỷ USD ( Ian Jeffries 2007) và gia tăng liên tục qua các năm nhờ có sự kết nối thông qua CG.
Giai đoạn 3 (1993 - 2013):
Các khoản vay nợ và viện trợ nước ngoài của Việt Nam đa dạng hoá về chủ thể cho vay, đa dạng hoá loại hình vay... Vay nợ của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 1993 - 2000 là tập trung chủ yếu vào vay nước ngoài. Sau khi mở rộng quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế từ năm 1993, trong giai đoạn đầu đối mới, huy động vốn vay ODA và vay ưu đãi với thời hạn dài, chi phí vay thấp đã góp phần tăng cường vốn đầu tư phát triển, tạo nên những thành tựu hỗ trợ kinh tế phát triển. Giai đoạn này chủ yếu gắn với các mốc về xử lý nợ quá hạn với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nợ chính thức qua Câu lạc bộ Paris, nợ thương mại qua Câu lạc bộ London. Đến năm 2000, Việt Nam không còn nợ quá hạn với các chủ nợ nước ngoài, dư nợ của Chính phủ đã giảm từ mức 147% GDP năm 1993 xuống còn 33% GDP vào năm 2000, thoát khỏi tình trang nước nghèo, năng nợ. Đây cũng là giai đoạn đầu mà Việt Nam tiếp cận với nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài.
Hình 3.2. Diễn biến nợ Chính phủ giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2000
(Nguồn: Bộ Tài chính Việt Nam)
Bảng 3.1. Cơ cấu nợ nước ngoài xét theo kì hạn nợ
(Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ IMF)
Năm Nợ nước ngoài (tỷ USD) Nợ trung và dài hạn Nợ ngắn hạn Số tiền (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ USD) Tỷ trọng (%) 2000 12.027 1,499 95,6 528 4,4 2001 12.316 12,202 99,1 114 0,9 2002 12.345 12,183 98,7 162 1,3 2003 13.535 13,347 98,6 188 1,4 2004 15.390 15,142 98,4 248 1,6 2005 16.924 16,628 98,3 296 1,7
2006 19.097 118,639 97,6 458 2,4 2007 23.075 22,429 97,2 646 2,8 2008 26.687 26,233 98,3 454 1,7 2009 35.698 35,269 98,8 432 1,2 2010 42.885 42,242 98,5 643 1,5 2011 45.771 44,972 98,3 799 1,7 2012 48.931 47,979 98,0 982 2,0
Trong giai đoạn này, nợ nước ngoài của Việt Nam chủ yếu là các khoản nợ trung hạn và dài hạn. Trước năm 2000, nợ ngắn hạn chỉ chiếm 4,4% đến khoảng 11,1% nhưng từ năm 2001 tới năm 2012, tỷ lệ nợ ngắn hạn rơi vào khoảng 2% tổng nợ tích lũy hàng năm.
Trong tổng lượng nợ nước ngoài của Việt Nam thời gian từ năm 2000 đến năm 2012, tỷ lệ nợ công chiếm tỷ trọng lớn nhất, cụ thể la 71,7% vào năm 2000, 85% năm 2005 và 75,6% năm 2012. Tỷ trọng của các khoản nợ tư nhân dao động ở dưới mức 30%. Chính vì vậy, cho tới thời điểm hiện nay, các khu vực tư nhân của Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn vay từ nước ngoài, mà phần lớn nợ khu vực tư nhân lại thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầy tư nước ngoài (còn được gọi là FDI). Theo báo cáo của Bộ Tài chính Việt Nam, tính đến hết năm 2012, các doanh nghiệp FDI đã vay nợ tới 6,1 tỷ USD và nợ của các doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh là 2,4 tỷ USD.
Hình 3.3. Tỷ lệ nợ nước ngoài của Việt Nam từ 1997-2014
(Nguồn: The Asian Development Bank)
Theo số liệu thống kê được Ngân hàng Phát triển châu Á (The Asian Development Bank) đã cho chúng ta thấy bức tranh toàn cảnh về nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn từ 1997-2014. Nợ nước ngoài từ năm 2010 có sự tăng vọt lên trên mức 40% GDP và dao động xấp xỉ mức này cho tới cuối năm 2014. Xét trên số liệu tuyệt đối thì lượng nợ nước ngoài đã tăng cao trong những năm sau 2010 và tỷ lệ nợ dài hạn vẫn đang chiếm mức cao.
Việt Nam chỉ mới bắt đầu trả nợ nước ngoài từ năm 1995. Trong suốt giai đoạn từ năm 1995-2012, Việt Nam đã trả được 28,7 tỷ USD, trong đó 14,8 tỷ USD là trả nợ từ khu vực công (chiếm 51,5%). Trung bình trong giai đoạn này, mỗi năm có khoảng 1,5 tỷ USD được Việt Nam dùng để trả nợ nước ngoài, tương đương với 5,9% GDP.
Trong giai đoạn 2001-2006, nợ nước ngoài của Việt Nam tuy có tăng nhưng tến đà tăng châm, Đến hết năm 2006 chỉ khoảng 18.6 tỷ USD. Tuy nhiên, sau khi gia WTO (2007), nợ nước ngoài có sự gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là
giai đoan từ 2010 Nếu nợ nước ngoài năm 2007 là 23.2 tỷ USD thì đến năm 2013 đã là 65,4 tỷ 1USD tăng 182% trong vòng 7 năm. Nguyên nhân chủ yếu là Việt Nam cần sử dụng các nguồn vốn bên ngoài bên cạnh nguồn lực trong nước đê xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu đầu tư mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài trong thời ki hội nhập. Tuy nhiên, việc đánh giá dư nợ nước ngoài theo con số tuyệt đối chưa thể hiện mức an toàn nợ của quốc gia. Muốn đánh giá cần có sự liên hệ với các biển số khác trong nền kinh tế như GDP, kim ngạch xuất khẩu... Nếu xét theo tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP thì tỷ trọng này lại có xu hướng giảm. Theo thống kê của ngân hàng thế giới (WB), ti lệ này cao nhất là 359.5% vào năm 1990. Tuy nhiên, ti lệ này giảm mạnh xuống chỉ còn 38.2% sau khi Việt Nam đàm phán thành công với Liên bang Nga về xử lí các khoản nợ thời kì Liên Xô vào năm 2000. Trong giai đoạn 2000- 2008, tỉ lệ nợ nước ngoài/GDP giảm mặc dù nợ nước ngoài tăng 106%, từ 12.86 tỷ USD lên 26.48 tỷ USD. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng tốt, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo nguồn thu để trả nợ.
Tuy nhiên, sau năm 2008 dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, nợ nước ngoài có xu hướng tặng nhanh cả về con số tuyệt đối lẫn xét theo tỷ trọng GDP.
Bảng 3.2. Cơ cấu trả nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012
(Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ IMF)
Năm Tổng trả nợ
Trả nợ từ khu vực công Trả nợ từ khu vực tư nhân
Số tiền (tỷ USD) Tỷ lệ Số tiền (tỷ USD) Tỷ lệ 2000 1.809 779 43,1 1.029 56,9 2001 1.894 789 41,7 1.105 58,3 2002 1.637 849 51,9 788 48,1 2003 1.768 776 43,9 992 56,1 2004 1.858 612 32,9 1.246 67,1 2005 1.952 698 35,8 1.254 64,2 2006 1.852 765 41,3 1.087 58,7 2007 1.581 886 56,0 695 54,0 2008 1.427 1.103 77,3 32 22,7 2009 1.290 1.191 92,3 99 8,7 2010 1.670 1.572 94,1 98 5,9 2011 1.436 1.289 89,8 147 10,2 2012 1.636 1.279 78,2 357 21,8 Tổng 28.712 14.798 51,5 13.914 48,5
Tỷ lệ trả nợ nước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu trả nợ thực tế, vì cho đến nay phiều khoản vay vốn ODA vẫn nằm trong giai đoạn được ân hạn. Có thể thấy rằng. trong thời gian qua, tình hình trả nợ của Việt Nam rất thấp, chiếm 3,3% (2013) hay 3,9% (2010), có những giai đoạn, quy mô trả nợ không tăng (2005-2009) hoặc tăng không đáng kể. Mặc dù khu vực tư nhân có tỷ lệ vay nợ nước ngoài thấp, chi dao động trong khoảng từ 13% đến 28%, nhưng tỷ lệ trả nợ của khu vực tư nhân lại cao hơn khu vực công. Điều này có thể cho thấy khả năng trả nợ của khu vực tư nhân cao hơn khu vực công.
Tổng nợ nước ngoài (bao gồm nợ Chính phủ, Chính phủ bảo lãnh và nợ tư nhân), tổng trả nợ nước ngoài (bao gồm trả nợ gốc và lãi, phí phải trả trong kỳ) tăng đều qua các năm. Nợ nước ngoài của Chính phủ và Chinh phủ bảo lãnh chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Phần lớn nợ nước ngoài đều là nợ công, theo đó nợ công nước ngoài dao động trong khoảng 25-30% GDP. Trong tổng số nợ công nước ngoài của Việt Nam, thì ngoài các khoản nợ từ IMF, phần lớn các khoản vay nợ nước ngoài của Việt Nam đến từ ba đồng tiền lớn là Euro, USD và JPY. Vay nợ nước ngoài của khu vực tư nhân còn rất hạn chế, chỉ chiếm tỷ trọng khoảng từ 10% đến 20% và có xu hướng giảm dần qua các năm. Nợ nước ngoài đã có đóng góp rất quan trọng và chủ yếu trong việc bổ sung nguồn vốn trong nước. Nợ nước ngoài của Chính phủ và Chính phủ bảo lãnh luôn chiếm trên 50% so với tổng nợ của khu vực công.