7. Kết cấu bài nghiên cứu:
2.1.2. Phản ứng chính sách của khu vực Mỹ Latinh:
Cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực Mỹ Latinh được chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là từ trước khi diễn ra khủng hoảng cho tới năm 1985. Đây là giai đoạn mà nhiều thay đổi vĩ mô được thực hiện cùng với việc các nhà kinh tế và nhà hoạch định chính sách dự đoán rằng cuộc khủng hoảng sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn và kết thúc khi nền kinh tế của các quốc gia này có dấu hiệu phục hồi. Theo Cline (1984) thì đây giống như một cuộc khủng hoảng thanh khoản hơn là một cuộc khủng hoảng trong khả năng thanh toán.
Đối với một vài quốc gia, Chính phủ đã đưa ra một số các biện pháp cứng rắn trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng nợ. Thủ tướng Alan Garcia đã đưa ra quyết định giới hạn vay nợ của Peru dưới mức 10% doanh thu từ xuất khẩu. Ngoài ra còn thể hiện lập trường vững vàng bằng những cố gắng khi thành lập một liên hiệp giữa những chủ nợ của khu vực Mỹ Latinh. Ví dụ như cuộc hội nghị diễn ra tại Catagena, Chile vào năm 1984 hay còn gọi là sự đồng thuận Cartagena. Sau hội nghị này, hầu hết các khoản nợ của Bolivia và Ecuador đều được hoãn lại, trong khi đó thì các con nợ lớn như Mexico, Brazil và Venezuela vẫn đang phải tiếp tục thỏa hiệp trực tiếp với các ngân hàng, hay như Argentina vẫn tỏ thái độ cứng rắn và không chịu thỏa hiệp. Điều này chứng tỏ rằng dù các quốc gia trong khu vực đã thể hiện sự cố gắng nhưng vẫn chưa có bất cứ sự đồng thuận nhất định nào trong khu vực này, thậm chí nhiều quốc gia muốn tự mình giải quyết khoản nợ của nước mình. Bởi vì sự bảo thủ này nên khi Mỹ đang dần hồi phục lại sau cuộc khủng hoảng ngân hàng thì khu vực Mỹ Latinh vẫn lún sâu hơn vào khủng hoảng.
Từ tháng 9 năm 1985, cuộc khủng hoảng tại khu vực Mỹ Latinh bước vào giai đoạn hai bằng kế hoạch Baker lần thứ nhất (Baker Plan) tại Seoul nhằm đưa ra những điều chỉnh trong việc tạo ra những điều luật cho vay hiệu quả hơn
cùng với một gói tín dụng đi kèm với nó. Gói cứu trợ này vào thời điểm trên vẫn chưa đủ hiệu quả để giải quyết hoàn toàn cuộc khủng hoảng, hai năm tiếp theo được thay thế bằng kế hoạch Baker lần thứ hai, đổi mới trong việc tạo điều kiện cho các hoạt động mua lại hoặc trao đổi nợ và cho phép phát hành trái phiếu với lãi suất thấp.
Giai đoạn ba của cuộc khủng hoảng bắt đầu vào tháng 3 năm 1989 với kế hoạch Brandy (Brandy Plan), trong đó bao gồm giảm bớt cán cân nợ và tạo điều kiện cho khu vực Mỹ Latinh được vay mượn từ các nguồn tài chính tư nhân quốc tế. Đây cũng là giai đoạn cuối cùng của cuộc khủng hoảng và các quốc gia khu vực Mỹ Latinh đang dần đi vào quỹ đạo phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, một thập kỉ suy thoái vì khủng hoảng đã làm cho mức đóng góp của khu vực này vào GDP giảm đi 1.5% và GDP/người trong khu vực giảm 8% so với các quốc gia công nghiệp và 23% so với mức trung bình chung toàn thế giới.