Tổng quan về thành phố Đà Lạt

Một phần của tài liệu BÀI THU HOẠCH THỰC tế 3 (Trang 82 - 107)

III. TUYẾN ĐIỂM CỤ THỂ

3.2.1. Tổng quan về thành phố Đà Lạt

Thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng – là một tỉnh nằm ở phía Nam Tây Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc; Đông và Đông Bắc giáp các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận; Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận, Tây Nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Đắc Nông. Đà Lạt nằm trên cao nguyên cao nhất của vùng đất Tây Nguyên – cao nguyên Lâm Viên – Di Linh (cao 1500m so với mặt nước biển). Với diện tích khoảng 424 km2, thành phố Đà Lạt gần các trung tâm công nghiệp, thương mại lớn, các khu chế xuất ở miền Nam với đường giao thông thuận tiện, nên có nhiều thuận lợi phát triển du lịch. Từ thành phố Hồ Chí Minh, theo quốc lộ 20, khoảng 300km là đến Đà Lạt. Từ các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có thể theo đường quốc lộ 28 (Bình Thuận – Đà Lạt ), đường 11 (Ninh Thuận – Đà Lạt) và sắp tới là đường DT723 (Nha Trang – Đà Lạt); các tỉnh Tây Nguyên đến Đà Lạt theo quốc lộ 27.

Đà Lạt là thành phố nằm trên cao nguyên Lâm Viên, có độ cao trung bình 1500m so với mực nước biển. Bề mặt cao nguyên có dạng lượn sóng, thoải rộng được cấu tạo chủ yếu bằng đá phiến biến chất và đá granít.

Tên Đà Lạt từ khi phát sinh cũng ngẫu nhiên, có sự trùng âm trúng ý khiến nhiều người thắc mắc bàn luận. Có người cho rằng những người Pháp là “sáng lập viên” đã chọn cho thành phố xinh đẹp này.

Một câu châm ngôn đầy ý nghĩa như các thành phố Châu Âu bắng tiếng Latinh “Dat Alliis Laetitium Alliis Temperriem”. Năm chữ đầu ghép lại thành từ Đà Lạt có nghĩa là “cho người này niềm vui, cho người kia sự mát lành”. Thế nhưng theo nhiều nhà nghiên cứu dân tộc học thì không phải vậy. Mà tên Đà Lạt có từ gốc là đạ Lạch phát âm theo tiếng của người Lạch. Đây là một trong 3 chi phái thuộc hệ K’ho cùng chia nhau sống tại các vùng phía Bắc tỉnh Lâm Đồng.

Theo ngôn ngữ K’ho, Đa, Đạ hay Đăk có nghĩa là nước, là sông, là suối; Lạch (Lạt) là tên bộ tộc của dân tộc K’ho. Như vậy Đà Lạch là con suối của người Lạch.

Trong hơn 100 năm qua thành phố sương mù này mang nhiều cách hiểu và nhiều ý nghĩa khác nhau. Nhưng ngày nay, chúng ta trả lại ý nghĩa ban đầu cho Đà Lạt. Đó là con suối người Lạch, là quê hương của người Lạch và người Lạch một thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

3.2.2. Lịch sử hình thành

Người đầu tiên thám hiểm cao nguyên Lâm Viên (Lang Biang) và tìm ra Đà Lạt là người Việt có tên là Nguyễn Thông. Năm 1893, Alechxandre Yersin

cũng là người thám hiểm Lang Biang và tìm ra cao nguyên Dankia cách Đà Lạt 10km và đề nghị chính quyền thuộc địa thành lập khu an dưỡng ở Dankia. Tiếp theo đó là bác sĩ Tardiff người Pháp cũng lên Lang Biang tìm hiểu Đà Lạt và Dankia. Thấy Đà Lạt tốt hơn Dankia về khí hậu và nguồn nước nên ông cũng đề nghị với quyền Đông Dương Pondumer chọn Đà Lạt thay thế cho Dankia. Đến tháng 3/1899, Toàn quyền Đông Dương đích thân thị sát Đà Lạt, chọn nơi đây là thành phố nghỉ mát và vài ba ngôi nhà gỗ đã được mọc lên ở đây. Cho đến năm 1911, Toàn quyền Anber Xarô mới quyết định cho lập khu an dưỡng ở đây.

3.2.3. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch là yếu tố tiền đề quan trọng để hình thành và phát triển ngành kinh tế du lịch. Một địa phương, một lãnh thổ chỉ có thể phát triển du lịch khi ở đó hội tụ đủ tài nguyên du lịch cần thiết nhất định. Trên cơ sở đó, dưới tác động của con người sẽ trở thành những sản phẩm và dịch vụ cụ thể phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch. Với thành phố Đà Lạt, tài nguyên du lịch tự nhiên quả là một lợi thế so sánh khi phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. Vị trí địa lý, cấu trúc địa hình, chế độ khí hậu, thảm che phủ thực vật đã tạo cho thành phố Đà Lạt những thế mạnh rất lớn trong việc phát triển du lịch.

Địa hình: Thành phố Đà Lạt trên cao nguyên 1500m so với mặt nước biển, cấu trúc địa hình rất đa dạng, đồi núi xen kẽ với bình nguyên và thung lũng tạo thành nhiều hồ thác hết sức hùng vĩ và thơ mộng. Phía Bắc có dãy Lang Bian với đỉnh cao nhất là 2167m, phía Tây và Nam là dãy núi Voi cao 1756m, ngọn Lap – Benord (cao 1732m) phía Đông Bắc và ngọn Dansena (cao 1600m) ở phía Đông. Tiếp theo bên trong là những quả đồi đỉnh tròn thấp dần sườn thoai thoải, xen giữa chúng là những thung lũng. Hồ Xuân Hương nằm giữa được coi là trung tâm của thành phố và vì vậy Đà Lạt gần có dạng lòng chảo hình bầu dục.

Nằm trên cao và địa hình được cấu tạo phức tạp nên Đà Lạt có được khí hậu quanh năm mát mẻ và thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên. Nhiều thắng cảnh nổi tiếng như thác Prenn, thung lũng Tình Yêu, hồ Tuyền Lâm, thác Đatanla, đỉnh núi Lang Bian hùng vĩ, suối Đankia, hồ Xuân Hương… được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến.

Khí hậu: chính nhờ vào địa hình đồi núi chập chùng và ở trên độ cao 1500m so với mặt nước biển nên Đà Lạt đã được tạo hoá ban cho một khí hậu tuyệt vời mà hiếm nơi nào trên đất nước ta có được: Nhiệt độ trung bình cả năm là 18 – 25°C. Chế độ mưa ở Đà Lạt cũng ôn hoà thường bắt đầu giữa tháng 4, từ tháng 6 có những đợt mưa kéo dài, những trận mưa như vậy thường xảy ra khi có bão hoặc áp thấp ngoài biển Đông. Mùa mưa kết thúc vào tháng 10 đôi khi là giữa tháng 11. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Độ ẩm không khí ở Đà Lạt khá lớn: mùa mưa độ ẩm tương đối trung bình các tháng là 85%, mùa khô độ ẩm giảm xuống dưới 80%.

83 | Trang

Ngoài ra, Đà Lạt còn có nhiều hiện tượng thời tiết như sương mù, mưa đá và sương muối. Sương mù thường xuất hiện vào các tháng 2, tháng 3, tháng 4, và tháng 5. Các tháng còn lại cũng có sương mù nhưng không đáng kể. Có lẽ vì vậy mà Đà Lạt còn có một danh hiệu khác là “thành phố sương mù” hay “thành phố mờ sương”. Một ngày Đà Lạt có đủ bốn mùa: sáng là mùa xuân rực rỡ, trưa là hè óng ả, chiều là thu lãng đãng và tối là đông co ro. Gió ở đây cũng rất hào phóng, những cơn gió nhẹ mát rượi làm cho không khí thêm phần thoáng đãng trong lành.

Nhìn chung, khí hậu Đà Lạt tuy mang những đặc điểm chung nhất của khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, song lại có đặc điểm riêng của vùng cao nguyên nên khá ôn hoà. Với khí hậu này cùng với nhiều yếu tố khác về địa hình về môi trường, chứng tỏ Đà Lạt có đủ điều kiện để xây thành một thành phố nghỉ dưỡng và phát triển được nhiều loại hình du lịch.

Điều kiện thuỷ văn: nhiều người cho rằng sở dĩ Đà Lạt có một nguồn nước khá dồi dào và phong phú là nhờ có nhiều dải núi rừng vây bọc. Ở phía Bắc Đà Lạt có khá nhiều con suối lớn đổ vào hồ Suối Vàng, phía Đông có nhiều con suối nhỏ đổ vào thượng nguồn sông Đa Nhim, ở phía Nam các con suối đổ về suối Đạ Tam như dòng Đatanla, dòng Prenn góp phần tạo nên nhiều khung cảnh thiên nhiên thơ mộng cho thành phố cao nguyên này. Chảy qua khu trung tâm Đà Lạt có suối Cam Ly bắt nguồn từ phía Đông Bắc thành phố, xuôi về hồ Đa Thiện đến hồ Xuân Hương, sau đó đổ về thác Cam Ly.

Đà Lạt nổi tiếng là thành phố của hồ và thác, song phần lớn hồ ở đây là hồ nhân tạo. Từ những thung lũng nhỏ, người dân đắp đập ngăn dòng chảy tạo thành hồ chứa nước vừa để nước sinh hoạt, vừa để cung cấp nước tưới cho ruộng đồng, tạo nên những thắng cảnh nên thơ của thành phố.

Tài nguyên động, thực vật

Nói đến Đà Lạt, trước hết phải nói đến tài nguyên rừng, rừng của Đà Lạt có một ý nghĩa hết sức quan trọng, chính rừng quyết định sự sống còn của thành phố du lịch, nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó rừng còn là nhân tố quyết định đến môi trường sinh thái và nguồn nước dự trữ cho địa phương và cả khu vực. Yếu tố này đã làm cho thành phố Đà Lạt thêm hấp dẫn, lãng mạn, tạo nên tính đặc trưng riêng của một thành phố “như hoà lẫn trong đồi núi và rừng thông” tạo nên những cảnh quan đẹp và kỳ thú. Cảnh quan rừng thông là nguồn tài nguyên luôn tạo nên nét riêng biệt, hài hoà với các hoạt động sản xuất, tham quan, thư giãn, nghỉ ngơi của cộng đồng dân cư và du khách.

Rừng Đà Lạt bao gồm rừng lá kim, rừng thường xanh và rừng hỗn giao. Rừng lá kim ở Đà Lạt với những quần tụ thông ba lá chiếm một diện tích đáng kể khoảng gần 10.000 ha. Ngoài thông 3 lá còn có thông 2 lá, đặc biệt thông 5 lá là một loài cây đặc hữu quí hiếm của Đà Lạt.

Ngoài rừng lá kim, Đà Lạt còn có rừng hỗn giao phân bố khắp nơi quanh thành phố, nhất là ở các thung lũng, khe suối. Trong rừng này có khá nhiều loài

cây cùng sinh sống như: dẻ, kim giao, chò ngọc lan, chò sót, chò nước, huỳnh đàn, trắc bách diệp, tùng, thông tràm… Bên cạnh đó là những loài cây thuốc, cây cảnh như ngũ gia bì, thanh mai, đỗ quyên, bướm bạc, trang bông trắng, trang bông đỏ, địa lan, phong lan.

Trong rừng cảnh quan Đà Lạt, đặc biệt ở các khu rừng hỗn giao còn tồn tại các loài động vật quí như: cầy bay, sóc bay, vượn, hổ, báo, bò rừng,… có nhiều loại chim như: bách thanh, sáo sậu, cu gáy, chèo bẻo, gõ kiến,… riêng các loài phường chèo đỏ, bạc má bụng vàng, gõ kiến bụng hung là những loại chim đặc biệt chỉ thấy xuất hiện ở Đà Lạt. Những năm trước đây, khi bước chân vào rừng hỗn giao của Đà Lạt có thể bắt gặp ngay nhiều chim, thú rừng quí, nhưng giờ đây do nạn phá rừng, săn bắt thú rừng quá nhiều và một số tác nhân khác nên các loài động vật nói trên còn rất ít.

Cảnh quan tự nhiên và một số thắng cảnh du lịch nổi tiếng:

Cấu trúc địa hình đa dạng và thảm động thực vật phong phú đã tạo cho cảnh quan tự nhiên Đà Lạt hết sức phong phú và có một sự lôi cuốn đặc biệt. Những triền đồi nhấp nhô với những rặng thông xanh và thảm cỏ mượt, những thác nước ầm ào và những hồ nước yên bình, những đồi cao và thung lũng mộng mơ… tất cả làm cho Đà Lạt có một sức sống riêng và rất hấp dẫn khách du lịch.

Hồ Xuân Hương: Hồ Xuân Hương rộng khoảng 38ha có hình dáng mảnh trăng lưỡi liềm, là hồ đẹp nhất, ở trung tâm thành phố Đà Lạt. Mặt hồ phẳng lặng, trong vắt tựa chiếc gương soi, chỉ gợn vài đợt sóng lăn tăn khi có cơn gió nhẹ thổi qua. Viền quanh hồ là con đường nhựa uốn lượn và bờ cỏ xanh mượt điểm những cây thông, tùng, anh đào, liễu rủ, tất cả tạo nét duyên dáng đặc biệt cho hồ và cho thành phố. Hồ Xuân Hương không mang trên mình nhiều huyền thoại như một số địa danh khác của Đà Lạt. Đây là một hồ nhân tạo được xây dựng từ năm 1919 với cái tên Pháp là Gran Lake. Năm 1953, theo chủ trương của chính quyền Ngô Đình Diệm cho Việt hoá một số địa danh ở miền Nam nên hồ đã được mang một cái tên mới là hồ Xuân Hương. Tên Xuân Hương có ý nghĩa là hương thơm mùa xuân. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, hồ được lấy tên của nữ sĩ tài hoa – bà chúa thơ nôm nổi tiếng của Việt Nam – Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương là danh thắng đầu tiên của Đà Lạt được công nhận là di tích cấp quốc gia.

Đồi Cù: nhiều người cho rằng Đà Lạt sẽ kém phần mỹ lệ nếu thiếu đồi Cù và hồ Xuân Hương. Đồi Cù như một tấm thảm cỏ xanh mượt trải dài, nhấp nhô xen lẫn hồ nước nhỏ và những cây thông, cây tùng. Tên đồi Cù không biết có từ khi nào, nhưng có nhiều cách lý giải hóm hỉnh về tên gọi này. Nếu nhìn từ xa, những quả đồi ở đây trông giống tấm lưng trần khổng lồ của những con Cù, cũng có người cho rằng nơi đây là địa điểm chơi golf, hay gọi là đánh Cù nên có tên là đồi Cù.

85 | Trang

Ngay từ năm 1942, khi thiết kế đồ án qui hoạch thành phố Đà Lạt, một kiến trúc sư người Pháp đã khoanh vùng đồi Cù thành một khu vực thoáng đãng cho thành phố. Về sau, đồi Cù được xây dựng thành một sân golf 9 lỗ, sân golf đầu tiên của Việt Nam và khá nổi tiếng ở vùng Đông Nam Á. Khi còn đương vị, cựu hoàng Bảo Đại thường xuyên ra đây chơi golf cùng các quan chức Pháp. Hiện nay Đồi Cù được xây dựng thành sân golf 18 lỗ, liên doanh giữa công ty du lịch Lâm Đồng và công ty Danao (Hồng Kông).

Thung lũng Tình Yêu: được biết đến từ thời Pháp với cái tên Vallee D’amuor. Nơi đây thiên nhiên thơ mộng, phong cảnh hữu tình là chốn hẹn hò của rất nhiều bạn trẻ. Toàn quyền Đông Dương Varennen và các cặp tình nhân người Pháp thường đến đây ngắm cảnh, tâm tình vào ngày cuối tuần. Chính vì vậy mà người Pháp đã đặt cho thắng cảnh này cái tên: Vallee D’amuor. Năm 1953 được Việt hoá thành tên gọi Thung lũng Tình Yêu.

Năm 1972, một đập ngăn nước được xây dựng tại thung lũng tạo nên một hồ chứa nước dùng cho sản xuất nông nghiệp khu vực Đa Thiện nên hồ mang tên là hồ Đa Thiện. Từ trên đồi cao nhìn xuống, Thung lũng Tình Yêu và hồ Đa Thiện đẹp tựa như một bức tranh. Phía xa, đỉnh Lang Bian ẩn hiện trong sương, mặt hồ phẳng lặng như gương, soi bóng hàng thông uốn lượn quanh hồ. Xung quanh Thung lũng Tình Yêu cũng có nhiều đồi thông đẹp thoai thoải, từ trên đồi có thể phóng tầm mắt ra xa các đồi xung quanh, một quang cảnh trời mây non nước hữu tình và đầy thơ mộng.

Vườn hoa thành phố:

Xưa đã từng được nhắc đến với tên gọi vườn hoa Bích Câu, từ năm 1986 được nâng cấp lên thành công viên hoa thành phố Đà Lạt. Vườn hoa hiện đang là nơi trưng bày “bộ sưu tập” về hoa lớn nhất và đầy đủ nhất của Đà Lạt. Thông thường ở các nơi khác hoa nở theo mùa: mùa thu hoa cúc, mùa xuân hoa đào, hoa lan,… nhưng thật kỳ diệu, phần lớn các loài hoa ở Đà Lạt nở quanh năm vì khí hậu vừa ôn đới vừa á nhiệt đới. Trăm hoa đua sắc. Chỉ hoa hồng thôi đã kiêu sa rực rỡ đủ màu: trắng, vàng, hồng bạch, thiên thanh, xác pháo…bên cạnh cẩm chướng, cẩm tú cầu, tuy – lip, cúc Nhật, đỗ quyên, trà mi muôn màu. Giống Begonia Rex được đưa từ Ý về lá đẹp và đổi màu: trời mưa lá tím, nắng đẹp lá thắm, trên lá có lớp tuyết mịn như nhung.

Nói đến hoa Đà Lạt không thể không nói đến họ nhà lan. Một khu vườn phong lan, địa lan đẹp nhất thành phố, từ hoàng phi hạc, hồng điệp, lan ngũ hồ sang trọng như gấm dệt, bạch lan trắng muốt, tinh khiết đến những giống lan quí hiếm của Châu Âu, châu Mỹ cũng được tụ hội về đây. Tất cả tạo nên cho Đà Lạt một bộ mặt hết sức xinh tươi rực rỡ.

Thác Pongur:

Từ Đà Lạt xuống phía Nam, theo quốc lộ 20 khoảng 50km rồi rẽ phải đi khoảng 7km nữa là tới thác, thuộc xã Tân Hội, huyện Đức Trọng.

Nhiều nhà nghiên cứu dân tộc học quan niệm 2 tiếng Pongour của người K’ho có ý nghĩa khác hơn và khẳng định Pon:4, Gou là sừng,vì theo truyền thuyết nơi đây có liên quan đến 4 con tê giác 1 sừng: chuyện kể ngày xưa vùng đất Phú Hội- Tân Hội- Tân Hà ngày nay do một nữ chúa người K’ho là nàng

Một phần của tài liệu BÀI THU HOẠCH THỰC tế 3 (Trang 82 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)