V. VUA BẢO ĐẠI VÀ “HOÀNG TRIỀU CƯƠNG THỔ”
5.2.3. Vị vua cuối cùng của Việt Nam
Chế độ phong kiến Việt Nam theo phân định của các nhà sử học được bắt đầu từ thời họ Khúc (có quan điểm cho rằng bắt đầu từ sau năm 938 Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng).
Tính từ khi họ Khúc đặt nền móng cho sự tự chủ của nước Việt năm 905 cho đến năm 1945 là năm đánh dấu chế độ phong kiến kết thúc là 1.160 năm. Họ Khúc giành quyền tự chủ trong hòa bình thông qua cải cách của Khúc Hạo, Bảo Đại cũng kết thúc chế độ cũ trong hòa bình. Sự kiện ngày 30 tháng 8 năm 1945 là dấu mốc lớn trong lịch sử dân tộc và cả trong cuộc đời ông vua Bảo Đại: ngày Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Sự kiện đó đánh dấu ông là vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn và của cả chế độ phong kiến Việt Nam.
5.2.4. Thà làm dân một nước tự do còn hơn làm vua một nước nô lệ
Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Bảo Đại tuyên bố thoái vị tại Huế, trao quyền lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời. Trong buổi lễ này Bảo Đại đã có một câu nói nổi tiếng: “Thà làm dân một nước tự do, còn hơn là làm vua một nước nô lệ” khi tuyên bố thoái vị. Câu nói được nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt vì tinh thần hợp tác của Cựu hoàng và cũng là bước ngoặt trong cuộc đời ông khi từ vị trí “Thiên tử” cai trị nhân dân trở thành một công dân bình thường của đất nước tự do: công dân Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy.
Một câu nói cũng không thua kém về mặt tinh thần của một vị tiền nhân khác: “Tay dơ thì lấy nước rửa, nước dơ thì phải lấy máu mà rửa, hiểu không.”
Vua Duy Tân
Giai thoại kể rằng, vào mùa hè, Vua Duy Tân thường ra nghỉ mát ở Cửa Tùng, một cửa biển đẹp ở Quảng Trị. Một hôm nhà vua từ bãi tắm lên, hai tay dính đầy cát, viên thị vệ bưng lại một thau nước ngọt mời vua rửa tay. Nhà vua vừa rửa tay vừa hỏi đùa:
– Tay dơ thì lấy nước mà rửa, còn “nước” bẩn lấy chi mà rửa? Viên thị vệ lúng túng chưa biết trả lời sao thì Vua hỏi tiếp: – Nước bẩn thì làm thế nào cho sạch?
Người thị vệ vẫn không trả lời được. Vua Duy Tân bèn nói: – “Nước dơ thì phải lấy máu mà rửa, hiểu không?”
Viên thị vệ đâu có ngờ nhà vua chơi chữ, chuyển từ nước rửa tay sang một thứ nước khác ngàn lần đáng quý trọng là đất nước, là quê hương. Khi đất nước bị dơ bẩn bởi sự chà đạp của ngoại bang thì không thể rửa sạch bằng nước mà phải rửa bằng máu.
Về sau, vua Duy Tân đã đứng lên hô hào toàn dân khởi nghĩa, lấy máu đào rửa cho sạch cái nhục vong quốc. Với vua “Có mắt mà không thấy dân khổ là Mù – có tai mà không nghe dân than là Điếc – có miệng mà không dám lên tiếng bảo vệ dân, chống lại cường quyền là Câm!”
Tuy nhiên, khi hợp sức với tổ chức Việt Nam Quang Phục hội để bàn tính chuyện đánh Pháp, do kế hoạch bị lộ, vua bị bắt giam. Khi toàn quyền Pháp ở Hà Nội đích thân ra gặp và dụ dỗ, vua vẫn thủy chung trả lời: “Các ngài muốn
117 | Trang
buộc tôi làm vua nước Nam, thì hãy coi tôi là một ông vua trưởng thành và có quyền tự do hành động, nhất là quyền tự do trao đổi thư tín và chính kiến với chính phủ Pháp”.
Nằm trong “bộ ba” ông vua yêu nước của thời Pháp đô hộ, Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, vua Duy Tân là điểm sáng của hậu duệ Nguyễn Phúc Ánh, và góp phần đem lại cái nhìn công tâm hơn của người đời dành cho Nguyễn triều! Và ba vị vua đó là ba vị Vua duy nhất được đặt làm tên đường của Việt Nam ngày nay.
5.2.5. Vị vua duy nhất Nhà Nguyễn phá lệ tứ bất
Từ đời Minh Mạng (1820 – 1840) ông đưa ra lệ Tứ bất (không lập Hoàng hậu, không lập Tể tướng, không lấy Trạng nguyên, không lập Thái tử). Các vua nhà Nguyễn từ đó về sau đều răm rắp thực hiện theo, duy đến đời Bảo Đại thì không. Ngay sau khi lấy bà Nguyễn Hữu Thị Loan, Bảo Đại đã phong bà làm Nam phương Hoàng hậu (hương thơm phương Nam). Bình thường các vua đời trước chỉ sau khi vợ mất mới phong hậu, còn Bảo Đại thì phong hậu cho vợ ngay sau khi cưới. Điều này Bảo Đại thực hiện theo một trong bốn yêu cầu của bà vợ mới cưới. Sinh ra Bảo Long ngày 4 tháng 1 năm 1936 thì ngày 27 tháng 7 năm 1938 Tôn nhân phủ tôn cậu bé làm Đông cung Thái tử, lệ Tứ bất xem ra mất hết hiệu lực.
5.2.6. Vị vua duy nhất chống chuyện đa thê
Lấy Hoàng hậu Nam phương, vua Bảo Đại tuyên bố công khai với đình thần rằng ông chống lại “tục đa thê”. Ngày xưa vua chúa Việt “Tam cung, lục viện” là chuyện rất ư bình thường còn ông thì không. Nhưng nói một đằng mà làm một nẻo. Tình sử với các người đẹp của ông vua này còn nhiều chuyện để bàn.
5.2.7. Vua lấy vợ đa vùng miền, đa quốc gia.
Năm 1933 Bảo Đại lấy Hoàng hậu Nam phương (người miền Nam) và tuyên bố thực hiện giáo lý của đạo Thiên chúa thực hiện chế độ một vợ một chồng. Thực hiện lời hứa được chừng 12 năm, Bảo Đại rơi vào lưới tình của thứ phi Mộng Điệp (miền Bắc). Đến năm 1949 Bảo Đại từ Hồng Kông về nước chấp chính, bà Lê Thị Phi Ánh (người miền Trung) trở thành mối tình thứ ba của ông, sinh cho Bảo Đại hai người con là Hoàng nữ Phương Minh và Hoàng nam Bảo Ân. Ngoài những bà phi chính thức, cuộc đời vị vua đào hoa và ăn chơi Bảo Đại còn có bà Lý Lệ Hà nhưng đã chia tay chứ không chính thức thành phi.
Cựu hoàng Bảo Đại khi ở Trung Quốc trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn đã được bà Jenny Woong, tức Hoàng Tiểu Lan người Trung Quốc thương yêu và chu cấp cho. Sau này Bảo Đại đưa Hoàng Tiểu Lan về Việt Nam hưởng vinh hoa phú quý.
Trong thời gian sống tại Pháp, cựu hoàng Bảo Đại yêu thêm bà đầm Vicky, bà thứ phi Tây đầu tiên của ông. Vicky sinh cho Bảo Đại một Hoàng nữ là cô
Phương Từ. Chia tay Vicky, cựu hoàng lao vào cuộc tình buồn với cô đầm Clément. Sau vụ tai tiếng đó ông kết hôn lần cuối với cô làm nghề dọn phòng Monique Baudot, cuộc tình cuối cùng của ông. Không có một ông vua Việt nào có vợ mang nhiều quốc tịch và ở nhiều miền như Bảo Đại.
5.2.8. Vị vua có phong cách Tây nhất
Là ông vua Việt nhưng ở Bảo Đại chất phương Đông của ông vua thuần Việt bị mất mát khá nhiều. Đơn giản một điều là ông được đào tạo ở phương Tây, đi theo lề thói phương Tây. Năm 1922 khi Bảo Đại 10 tuổi đã được Khải Định đưa sang Pháp phó thác cho vợ chồng ông Charles – nguyên Khâm sứ Trung kỳ, giúp đào tạo người kế nghiệp mình theo những lề thói phương Tây. Nhờ đó chất Tây phương thấm đẫm trong máu Bảo Đại.
Ngày 20 tháng 3 năm 1934 ông kết hôn với bà Nguyễn Hữu Thị Loan. Phong bà làm Hoàng hậu Nam Phương. Nam Phương Hoàng hậu trước đây cũng du học tại Pháp, bà là một con chiên ngoan đạo của Thiên chúa giáo – tôn giáo phổ biến của phương Tây. Hiếm ông vua Việt nào lấy vợ dị biệt tôn giáo như tín đồ Phật giáo Bảo Đại. Dù vậy Bảo Đại vẫn chấp nhận, các con Bảo Đại gồm Bảo Long, Phương Mai, Phương Liên, Phương Dung, Bảo Thăng được sinh ra đều chịu lễ rửa tội của Thiên chúa giáo và đi theo đạo của mẹ. Lễ cưới của vua Bảo Đại phải được sự cho phép của Tòa thánh Vatican. Vua lấy vợ còn phải xin phép là trường hợp đặc biệt của Bảo Đại. Những năm cuối đời tại Pháp, cựu hoàng có ba người vợ Tây. Cuộc sống của ông theo lối sống Pháp chứ không phải Việt Nam. Chơi thể thao ông ưa môn tennis chứ không đơn thuần xem đấu gà hay chơi đầu hồ như các vị tiền bối xưa.
5.2.9. Vị vua sống thọ nhất
Trong lịch sử Việt Nam, vua đoản thọ cũng nhiều, vua đắc thọ cũng lắm. Đơn cử có thể kể như vua Trần Nghệ Tông thọ 73 tuổi, Hàm Nghi thọ 71 tuổi. Các ông đều vượt qua cái tuổi mà Đỗ Phủ gọi là “nhân sinh thất thập cổ lai hi” (người sống đến tuổi 70 xưa nay hiếm). Nhưng kỷ lục có tuổi thọ cao nhất trong các vua Việt không ai vượt qua được Bảo Đại.
Vào lúc 5 giờ sáng ngày 31 tháng 7 năm 1997 khi cựu hoàng Bảo Đại trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Val de Grace của Pháp, ông đã bước qua 84 tuổi đời. Nếu không bệnh tật bất đắc kì tử, với thân thể và trí lực còn minh mẫn, ông vẫn còn có thể sống lâu hơn. Bảo Đại cũng là vị vua cuối cùng của Việt Nam chết tại đất khách quê người, nối gót vua Trần Duệ Tông, rồi Hàm Nghi, Duy Tân…
5.2.10. Vua cuối cùng tiến hành cải cách
Trong lịch sử nước Việt có nhiều vị vua từng tiến hành cải cách như Hồ Qúy Ly, Lê Thánh Tông, Minh Mạng. Bảo Đại sau khi được đào tạo ở Pháp về cũng tiến hành cải cách. Nhưng “cải cách” chỉ tiến hành được tí ti trong việc lễ nghi theo Âu hóa, thể hiện ở việc không bắt dân chúng quỳ lạy, không được ngó “mặt rồng” như trước. Âu đó cũng là điểm hợp lý. Việc này được tiến hành
119 | Trang
năm 1932, được ghi rõ trong cuốn sách Những thời kỳ trong đại của nước Việt Nam trong lúc hồi xuân của tác giả Pháp là Henri Le Grauclaude.
5.2.11. Cựu hoàng duy nhất làm cố vấn
Thông thường các triều đại chuyển giao thì vai trò lịch sử của triều đại cũ cũng kết thúc. Còn Bảo Đại dù không còn làm vua nhưng sau khi thoái vị ông được Chính phủ cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mời làm cố vấn, một chức vụ trong chế độ mới. Chưa có ông vua Việt nào được sung sướng đắc dụng như cựu hoàng Bảo Đại.
5.2.12. Vua Việt duy nhất gặp giáo hoàng
Điều đặc biệt này diễn ra cũng thật trớ trêu. Vốn dĩ đến cuối đời Bảo Đại được bà Monique Baudot “nâng khăn sửa gối”. Nhưng ông không muốn bà xuất hiện nhiều trước công chúng, không thích mọi người biết bà là vợ ông. Giận dữ với thái độ của chồng, bà Monique Baudot dọa sẽ không chăm sóc ông nữa nếu ông không cho bà gặp Đức Giáo hoàng. Gặp Đức Giáo hoàng đâu phải chuyện dễ, chỉ những người quyền cao chức trọng, có ảnh hưởng lớn mới làm được. Bảo Đại bất đắc dĩ phải gửi thư xin gặp Giáo hoàng John Paul II và ngày 24 tháng 6 năm 1995 ông và vợ được tiếp kiến tại Vatican. Sự kiện này khiến bà Monique rất hãnh diện vì mình thuộc bậc danh giá.
5.3. Hoàng triều Cương thổ
Cựu hoàng Bảo Đại được Pháp đưa về nước năm 1949, bên cạnh đó thiết lập bộ máy chính phủ “bù nhìn”, Bảo Đại nhớ lại lời giáo huấn của Tổng thống đồng thời là Chủ tịch Liên hiệp Pháp Vincent Auriol, trong văn thư đề ngày 8 tháng 6 năm 1949 và đó cũng là ý tưởng của Cao ủy Pháp tại Đông Dương đương nhiệm Leon Pignon. Hai quan thầy nói trên đã gợi ý Bảo Đại thiết lập cái gọi là “Hoàng triều Cương thổ”. Vậy, có thể nói Chính phủ Pháp đã giật dây vua Bảo Đại thành lập “Hoàng triều Cương thô” nhằm khai thác khí hậu, cảnh quan miền cao nguyên này phục vụ cho mục đích cai trị.
Hoàng triều là triều đại đang trị vì, cương thổ là vùng đất đai ở biên giới. Hoàng triều cương thổ là vùng đất đai ở biên giới, thuộc sự quản lý của triều đại đương thời. Qua Dụ số 6 ngày 15 Tháng Tư, 1950, Bảo Đại tách riêng phần cao nguyên Trung bộ ra và lập quy chế hành chính đặc biệt có tên là Hoàng triều cương thổ (tiếng Pháp: Domaine de la Couronne). Hoàng triều Cương thổ là tên gọi để chỉ vùng đất Tây Nguyên Việt Nam hiện nay gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Hoàng triều Cương thổ chính thức thành lập ngày 15 tháng 4 năm 1950, rồi giải tán ngày 11 tháng 3 năm 1955. Tại vùng này thì Bảo Đại ngoài danh nghĩa Quốc trưởng ra vẫn giữ vai trò Hoàng đế.
Những người dân của Hoàng Triều Cương Thổ đều được cấp cho giấy tờ chứng minh lý lịch. Những người không có giấy lý lịch nầy khi vào phải xin giấy phép nhập cảnh.
Năm tỉnh thuộc Xứ Thượng Nam Đông Dương chuyển giao thành Hoàng triều Cương thổ ở Trung phần là: Đồng Nai Thượng, Lâm Viên, Pleiku, Darlac, Kontum.
Ngoài ra Dụ số 6 còn ấn định một khu vực khác ở Bắc phần gồm các tỉnh sau đây cũng thuộc Hoàng triều cương thổ:
121 | Trang
3. Lai Châu (Khu tự trị Thái) 4. Sơn La (Khu tự trị Thái) 5. Lào Kay (Khu Tự trị Mèo) 6. Hà Giang (Khu Tự trị Mèo) 7. Bắc Kạn (Khu Tự trị Thổ)
8. Cao Bằng (Khu Tự trị Thổ) 9. Lạng Sơn (Khu Tự trị Thổ) 10. Hải Ninh (Khu tự trị Nùng) 11. Móng Cái (Khu tự trị Nùng) Khu vực phía bắc này không được thực hiện vì nằm ngoài tầm kiểm soát của Quốc gia Việt Nam.
Đứng đầu Hoàng triều Cương thổ là vị Khâm mạng Hoàng triều do Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm. Theo thỏa hiệp giữa Tổng thống Pháp Vincent Auriol khi giải tán Xứ Thượng Nam Đông Dương và nhường quyền lại cho Quốc gia Việt Nam thì quy chế tự trị của các sắc tộc thiểu số sẽ có thể lệ riêng và Chính phủ Pháp vẫn có bổn phận tham nghị nên mỗi khi ban bố luật pháp thì Chính phủ Quốc gia Việt Nam phải có sự thỏa thuận của Pháp.
Năm 1951, Quốc trưởng Bảo Đại ban hành “Quy chế 16” với chín điều khoản đặt nền móng cho việc cai trị Xứ Thượng. Nội dung các điều khoản đó có thể tóm tắt như sau:
– Quyền lợi tối cao của Quốc gia Việt Nam được bảo đảm cùng với quyền lợi của các sắc tộc thiểu số.
– Cao nguyên trực thuộc Quốc trưởng.
– Người Thượng cần tham gia vào việc phát triển Cao nguyên.
– Tôn trọng hệ thống bộ lạc và chức sắc kế truyền của người Thượng. – Thành lập Hội đồng Kinh tế.
– Thành lập Tòa án Phong tục Thượng.
– Bảo đảm quyền sở hữu đất đai của người Thượng.
– Phát triển cơ cấu dịch vụ xã hội ở Cao nguyên như y tế, giáo dục.
– Thành lập đơn vị riêng quân sự riêng biệt cho người Thượng với ưu tiên phục vụ ở Cao nguyên.
Quy chế Hoàng triều Cương thổ sau khi ban hành bị chỉ trích vì đã nhượng bộ quyền lợi cho Pháp quá lớn nhất là việc thành lập Hội đồng Kinh tế phần lớn do các chủ đồn điền người Pháp thao túng. Chính sách hạn chế di dân người Kinh lên Cao nguyên vẫn duy trì và người Pháp còn nắm quyền hành chánh như trong thỏa thuận với Tổng thống Pháp Vincent Auriol. Trong số năm tỉnh thì ba tỉnh Kontum, Pleiku và Darlac vẫn do tỉnh trưởng người Pháp cai quản. Hơn nữa đại diện Quốc trưởng Bảo Đại ở Cao nguyên, tức vị Khâm mạng cũng lại là người Pháp, đại tá Pierre Didelot, chồng của Agnès Nguyễn Hữu Hào. Ngày 10 tháng 8 năm 1954, quy chế Hoàng triều Cương thổ bị xóa bỏ. Thủ tướng Ngô Đình Diệm thông qua Dụ số 21 ngày 11 tháng 3 năm 1955 và Quốc trưởng Bảo Đại chấp thuận, chính thức sáp nhập Hoàng triều Cương thổ lại vào Trung phần chấm dứt đặc quyền của người Pháp và Quốc trưởng trên vùng Thượng và danh xưng Cao nguyên Trung phần được dùng lại.
5.3.1. Dinh I
Theo đường Trần Hưng Đạo đến ngã 3 Trại Hầm rồi rẻ phải đi tiếp đường Trần Quang Diệu, du khách sẽ đến được Dinh I. Nơi đây có tổng số diện tích khoảng 60ha. Được xây dựng vào trước những năm 1940 bởi nhà triệu phú người Pháp Robert Clément Bourgery, Dinh I Đà Lạt mang âm hưởng của kiến trúc Pháp, thể hiện rõ phong cách trào lưu tân cổ điển Châu Âu. Và vua Bảo Đại đã mua lại tháng 8 năm 1949. Đây là nơi mà sau khi người Pháp trở lại nắm