V. VUA BẢO ĐẠI VÀ “HOÀNG TRIỀU CƯƠNG THỔ”
5.3. Hoàng triều Cương thổ
Cựu hoàng Bảo Đại được Pháp đưa về nước năm 1949, bên cạnh đó thiết lập bộ máy chính phủ “bù nhìn”, Bảo Đại nhớ lại lời giáo huấn của Tổng thống đồng thời là Chủ tịch Liên hiệp Pháp Vincent Auriol, trong văn thư đề ngày 8 tháng 6 năm 1949 và đó cũng là ý tưởng của Cao ủy Pháp tại Đông Dương đương nhiệm Leon Pignon. Hai quan thầy nói trên đã gợi ý Bảo Đại thiết lập cái gọi là “Hoàng triều Cương thổ”. Vậy, có thể nói Chính phủ Pháp đã giật dây vua Bảo Đại thành lập “Hoàng triều Cương thô” nhằm khai thác khí hậu, cảnh quan miền cao nguyên này phục vụ cho mục đích cai trị.
Hoàng triều là triều đại đang trị vì, cương thổ là vùng đất đai ở biên giới. Hoàng triều cương thổ là vùng đất đai ở biên giới, thuộc sự quản lý của triều đại đương thời. Qua Dụ số 6 ngày 15 Tháng Tư, 1950, Bảo Đại tách riêng phần cao nguyên Trung bộ ra và lập quy chế hành chính đặc biệt có tên là Hoàng triều cương thổ (tiếng Pháp: Domaine de la Couronne). Hoàng triều Cương thổ là tên gọi để chỉ vùng đất Tây Nguyên Việt Nam hiện nay gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Hoàng triều Cương thổ chính thức thành lập ngày 15 tháng 4 năm 1950, rồi giải tán ngày 11 tháng 3 năm 1955. Tại vùng này thì Bảo Đại ngoài danh nghĩa Quốc trưởng ra vẫn giữ vai trò Hoàng đế.
Những người dân của Hoàng Triều Cương Thổ đều được cấp cho giấy tờ chứng minh lý lịch. Những người không có giấy lý lịch nầy khi vào phải xin giấy phép nhập cảnh.
Năm tỉnh thuộc Xứ Thượng Nam Đông Dương chuyển giao thành Hoàng triều Cương thổ ở Trung phần là: Đồng Nai Thượng, Lâm Viên, Pleiku, Darlac, Kontum.
Ngoài ra Dụ số 6 còn ấn định một khu vực khác ở Bắc phần gồm các tỉnh sau đây cũng thuộc Hoàng triều cương thổ:
121 | Trang
3. Lai Châu (Khu tự trị Thái) 4. Sơn La (Khu tự trị Thái) 5. Lào Kay (Khu Tự trị Mèo) 6. Hà Giang (Khu Tự trị Mèo) 7. Bắc Kạn (Khu Tự trị Thổ)
8. Cao Bằng (Khu Tự trị Thổ) 9. Lạng Sơn (Khu Tự trị Thổ) 10. Hải Ninh (Khu tự trị Nùng) 11. Móng Cái (Khu tự trị Nùng) Khu vực phía bắc này không được thực hiện vì nằm ngoài tầm kiểm soát của Quốc gia Việt Nam.
Đứng đầu Hoàng triều Cương thổ là vị Khâm mạng Hoàng triều do Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm. Theo thỏa hiệp giữa Tổng thống Pháp Vincent Auriol khi giải tán Xứ Thượng Nam Đông Dương và nhường quyền lại cho Quốc gia Việt Nam thì quy chế tự trị của các sắc tộc thiểu số sẽ có thể lệ riêng và Chính phủ Pháp vẫn có bổn phận tham nghị nên mỗi khi ban bố luật pháp thì Chính phủ Quốc gia Việt Nam phải có sự thỏa thuận của Pháp.
Năm 1951, Quốc trưởng Bảo Đại ban hành “Quy chế 16” với chín điều khoản đặt nền móng cho việc cai trị Xứ Thượng. Nội dung các điều khoản đó có thể tóm tắt như sau:
– Quyền lợi tối cao của Quốc gia Việt Nam được bảo đảm cùng với quyền lợi của các sắc tộc thiểu số.
– Cao nguyên trực thuộc Quốc trưởng.
– Người Thượng cần tham gia vào việc phát triển Cao nguyên.
– Tôn trọng hệ thống bộ lạc và chức sắc kế truyền của người Thượng. – Thành lập Hội đồng Kinh tế.
– Thành lập Tòa án Phong tục Thượng.
– Bảo đảm quyền sở hữu đất đai của người Thượng.
– Phát triển cơ cấu dịch vụ xã hội ở Cao nguyên như y tế, giáo dục.
– Thành lập đơn vị riêng quân sự riêng biệt cho người Thượng với ưu tiên phục vụ ở Cao nguyên.
Quy chế Hoàng triều Cương thổ sau khi ban hành bị chỉ trích vì đã nhượng bộ quyền lợi cho Pháp quá lớn nhất là việc thành lập Hội đồng Kinh tế phần lớn do các chủ đồn điền người Pháp thao túng. Chính sách hạn chế di dân người Kinh lên Cao nguyên vẫn duy trì và người Pháp còn nắm quyền hành chánh như trong thỏa thuận với Tổng thống Pháp Vincent Auriol. Trong số năm tỉnh thì ba tỉnh Kontum, Pleiku và Darlac vẫn do tỉnh trưởng người Pháp cai quản. Hơn nữa đại diện Quốc trưởng Bảo Đại ở Cao nguyên, tức vị Khâm mạng cũng lại là người Pháp, đại tá Pierre Didelot, chồng của Agnès Nguyễn Hữu Hào. Ngày 10 tháng 8 năm 1954, quy chế Hoàng triều Cương thổ bị xóa bỏ. Thủ tướng Ngô Đình Diệm thông qua Dụ số 21 ngày 11 tháng 3 năm 1955 và Quốc trưởng Bảo Đại chấp thuận, chính thức sáp nhập Hoàng triều Cương thổ lại vào Trung phần chấm dứt đặc quyền của người Pháp và Quốc trưởng trên vùng Thượng và danh xưng Cao nguyên Trung phần được dùng lại.
5.3.1. Dinh I
Theo đường Trần Hưng Đạo đến ngã 3 Trại Hầm rồi rẻ phải đi tiếp đường Trần Quang Diệu, du khách sẽ đến được Dinh I. Nơi đây có tổng số diện tích khoảng 60ha. Được xây dựng vào trước những năm 1940 bởi nhà triệu phú người Pháp Robert Clément Bourgery, Dinh I Đà Lạt mang âm hưởng của kiến trúc Pháp, thể hiện rõ phong cách trào lưu tân cổ điển Châu Âu. Và vua Bảo Đại đã mua lại tháng 8 năm 1949. Đây là nơi mà sau khi người Pháp trở lại nắm quyền (1948) và lập Hoàng triều Cương thổ (1950), vua Bảo Đại đã dùng làm Tổng hành dinh và nơi làm việc cho các quan chức trong “lãnh thổ” của mình. Đến cuối năm 2014, Dinh I Đà Lạt được công ty CP Hoàn Cầu Đà Lạt tiếp quản, tu sửa và mở cửa đón khách. Tính đến nay, Dinh I Đà Lạt đã đón hàng trăm nghìn lượt du khách tham quan trong và ngoài nước mỗi năm.
Kiến trúc Dinh I:
– Khuôn viên Dinh thự rất rộng và đẹp mắt.
– Ấn tượng với lối dẫn vào Dinh là con đường trải nhựa với hai hàng cây tràm cổ thụ thân trắng cao vút.
⇛ Cây được chủ nhân đầu tiên của biệt thự trồng với mong muốn tạo nên khung cảnh lãng mạn, êm đềm. Tạo nên khung cảnh của nước Pháp xinh đẹp, huyền ảo.
– Cuối lối đi của những hàng cây Tràm lãng mạn, thơ mộng là tòa Dinh với kiến trúc xinh đẹp. Dinh độc đáo trong dáng vẻ cổ kính, mang đậm kiến trúc Pháp thời bấy giờ.
Khu vực dinh thự tại Dinh I:
– Ẩn sau những hàng thông già và hàng cổ thụ là dinh thự của vua Bảo đại. Dinh nổi bật giữa thiên nhiên núi rừng với tòa nhà màu vàng.
– Căn biệt thự cổ kính được sơn sửa lại đúng màu nguyên bản thời kỳ vua Bảo Đại sử dụng. Phía trước là một vườn hoa lớn.
Lầu 1 tại Dinh I Bảo Đại:
– Tại lầu 1, ngoài sảnh chính để đón tiếp thì hai bên tòa nhà là hai phòng khách. Phía sau có bốn căn phòng là phòng văn thư, phòng chuyển tiếp, vệ sinh và bếp.
– Cuối lầu 1 bên phải còn có một studio (phòng chụp hình) được trang hoàng ngai vàng, võng lọng sơn son thiết vàng để phục vụ nhu cầu chụp ảnh của du khách.
– Phía sau lưng đồi là bãi đậu trực thăng. Lối đi ngầm nơi đây được thông vào phòng ngủ của vua Bảo Đại. Đi qua các phòng điện đài, phòng cho lính bảo vệ, hầm chính. Và có đường tỏa ra các trạm gác xung quanh dinh thự
Lầu 2 tại Dinh 1 Đà Lạt
– Lầu 2 có 3 phòng ngủ là phòng của bà Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại), phòng của vua, phòng của Nam Phương hoàng hậu nằm đối diện qua dãy hành lang.
123 | Trang
– Sau này, Ngô Đình Diệm cũng sử dụng căn phòng ngủ của vị vua cuối cùng. Ông cho sửa sang và xây dựng lại đường hầm bí mật. Cánh cửa đi xuống hầm được ngụy trang bằng một giá sách bên tay phải giường ngủ. Cửa thoát dẫn thẳng ra bãi đậu trực thăng phía sau đồi.
Giá trị Dinh 1 Đà Lạt:
– Không gian và kiến trúc mang đậm âm hưởng của nước Pháp hoa lệ.
– Khi du khách đến tham quan Dinh 1 bạn sẽ không khỏi bất ngờ và choáng ngợp trước những khu quân sự của nơi đây. Trong dinh I có cả sân đáp trực thăng, lối đi thoát hiểm (đường hầm). Những cánh cửa được gia cố nặng vài trăm kg, được lắp thêm kính chống đạn và pháo, kho xăng,…
5.3.2. Dinh II
Nếu Dinh I và Dinh III gắn liền với cuộc đời của vua Bảo Đại vị vua cuối cùng dưới triều đại phong kiến của nước Việt Nam thì Dinh II lại là một dinh thự gắn với bộ máy cai trị của người Pháp ở Đà Lạt. Dinh II là dinh thự mùa hè của Toàn quyền Decoux, hay còn gọi là dinh Toàn quyền, là nơi ở và làm việc của Decoux vào mùa hè hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 10.
Toạ lạc trên một ngọn đồi thông rợp bóng ở độ cao 1.540m trên đường Trần Hưng Đạo, cách trung tâm Đà Lạt 2km về hướng Đông – Nam. Dinh II được xây dựng từ 1933, là một toà lâu đài tráng lệ gồm 25 phòng được trang trí cực kỳ sang trọng. Đứng ở nơi đây, du khách có thể nhìn thấy Hồ Xuân Hương cách xa khoảng 1km thấp thoáng qua những tán lá thông.
Nét kiến trúc cổ điển Châu Âu:
– Tổng thể kiến trúc Dinh 2 Đà Lạt gồm có: 1 tầng trệt, một tầng lầu, và hệ thống tầng hầm.
– Dinh có tất cả 25 phòng sang trọng, tiện nghi và rộng rãi. Tòa dinh thự với những nét kiến trúc châu Âu vừa cổ điển, vừa mang nét hiện đại.
– Diện tích tự nhiên của căn biệt thự Dinh 2 lên tới 26 ha, trong đó có 10 ha là các tòa dinh thự tráng lệ, còn lại là khuôn viên. Khuôn viên của căn dinh thự được bao bọc bởi những hàng thông xanh và vườn hoa. Cảnh quan nơi đây làm cho con người ta luôn thấy thoải mái và thoáng đãng.
– Nội thất bên trong cũng là điểm nhấn đặc sắc của Dinh thự này. Bức bình phong với 22 bài thơ chữ hán của vua Tự Đức. Bức bình phong này luôn làm ấn tượng những ai khi đến đây. Ngoài ra tủ, bàn ghế, giường đều là những vật dụng mang từ Pháp qua, vừa cổ kính vừa hiện đại.
Nét độc đáo của toà dinh thự:
– Tường ngoài của tòa dinh thự được phủ bằng đá rửa (màu vàng). Loại đá trầm tích được xuất hiện từ rất lâu đời, đá có độ cứng và độ sắc màu cao.
⇛ Đây là công trình xây dựng đầu tiên ở Việt Nam sử dụng loại đá này.
– Bên cạnh đó các kiến trúc sư đã mang các vật liệu bằng kim loại từ Pháp sang thay thế cho các bộ phận được làm từ gỗ ở Việt Nam.
⇛ Vì vậy Dinh II Đà Lạt có thể vững vàng trong sương gió suốt 80 năm qua. – Ngôi dinh thự không chỉ mang giá trị nổi bật về kiến trúc mà còn về lịch sử.
5.3.2. Dinh III
Nằm trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 2km về hướng Tây – Nam. Là tên gọi để chỉ biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, đồng thời cũng là vị hoàng đế của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sau này khi người Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền từ năm 1948 rồi thành lập “Hoàng triều Cương thổ” vào năm 1950, nơi đây còn được gọi là Biệt điện Quốc trưởng. Được xây dựng từ năm 1933, do một kiến trúc sư người Pháp và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế. Gồm có tầng hầm, tầng trệt: phòng khách, phòng làm việc và tầng lầu là các phòng ngủ. Từ phòng ngủ của Vua Bảo Đại có một cửa ra sân thượng gọi là Lầu Vọng Nguyệt. Sau khi Bảo Đại sang Pháp sống lưu vong thì dinh là nơi nghỉ mát cao cấp của Chính phủ Ngô Đình Diệm và sau này là của Nguyễn Văn Thiệu. Trong nhiều năm, dinh thuộc Ban Tài chính quản trị Tỉnh ủy Lâm Đồng và mới được bàn giao về cho Công ty du lịch dịch vụ Xuân Hương quản lý từ năm 2000 để làm nơi dành cho khách tham quan.
Dinh III tại Đà Lạt được thiết kế theo phong cách Châu Âu hiện đại, điển hình là trước biệt điện và sau biệt điện đều có vườn hoa. Tương tự như Dinh II, Dinh III là một công trình kiến trúc đồ sộ với mái bằng và các hình khối cân đối nhưng không đăng đối một cách cứng nhắc. Biệt điện gồm 2 tầng: tầng trệt dùng làm nơi hội họp, yến tịêc tiếp khách ngoại quốc và quan chức hoàng triều. Gồm các phòng: làm việc, tiếp khách thân mật khánh tiết, phòng bí thư riêng ở ngay cửa ra vào, phòng vui chơi của công chúa và hoàng tử. Tại phòng khách tiết vẫn còn một kĩ vật là bức tranh đần Ăngcovat do hoàng thân Xihanuc tặng Bảo Đại, phòng này dùng để họp hội đồng nội cát và tổ chức yến tiệc, lúc này đã sử dụng bếp gas lấy từ Hông Kông. Ông có 6 đầu bếp, 3 bếp Âu và 3 bếp Á. Trên lầu là phòng ngủ của Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương cùng thái tử Bảo Long, các công chúa Phương Mai, Phương Liên, hoàng tử Bảo Thăng, phía ngoài phòng ngủ của cựu hoàng là lầu vọng nguyệt khá đẹp dùng làm nơi cựu hoàng và hoàng hậu ngắm trăng. Do thái tử Bảo Long được chọn là người kế vị ngai vàng nên trong phòng toàn trang trí màu vàng.
Trong phòng làm việc của ông có treo nhiều cờ và thực sự là vào thời này thì nước chúng ta đã đặc quan hệ ngoại giao với khoảng 30 nước, bên trái ta có thể thấy hình của Vua lúc ông 40 tuổi, ông sinh được 5 người con: 2 hoàng tử, 3 công chúa, và tấm ảnh to trên tường là Hoàng tử Bảo Long lúc 19 tuổi đang giữ chức trung tá.
Giá trị đặc sắc:
– Bên trong khu du lịch Dinh III Đà Lạt còn có rất nhiều dịch vụ chụp ảnh với chim đại bàng, với ngựa, xe ngựa…
125 | Trang
– Tại Dinh III còn có rất nhiều cửa hàng ăn uống, mua sắm quà lưu niệm uy tính và giá cả đều được niêm yết rõ ràng.
– Ngoài giá trị Dinh là một trong những kiến trúc châu Âu đặc sắc, Dinh còn chứa đựng nhiều cổ vật cung đình Huế mà còn chứa đựng hầm rượu chìm dưới đất. Ngoài ra, Dinh còn chứa những sản vật mà Bảo Đại săn bắt được như: 3 bộ da cọp, ngà voi.
NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU
Nam Phương hoàng hậu – bà hậu duy nhất của 100 năm triều Nguyễn tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh năm 1912. Nam Phương Hoàng hậu quê ở đâu? Bà xuất thân từ gia đình giàu có trí thức ở Gò Công (nay thuộc thị xã Gò Công – Tiền Giang). Cha bà – cụ Nguyễn Hữu Hào là người giàu có bậc nhất tại miền Nam. Mẹ bà – cụ Lê Thị Bình là con gái Lê Phát Đạt – một trong 4 người giàu nhất Việt Nam thời bấy giờ.
Bà mang quốc tịch Pháp và có tên Pháp là Jeanne Mariette Thérèse. Bà cùng người chị ruột sống tại Sài Gòn cho đến năm 12 tuổi thì sang Pháp. Bà Lan rất xinh đẹp, học giỏi, được gia đình cho sang Pháp du học ở Trường Couvent des Oiseaux cùng thời gian với cựu hoàng Bảo Đại.
Nhan sắc của Nam Phương hoàng hậu khiến bà 3 lần được phong danh hiệu hoa hậu Đông Dương. Bà xuất chúng cả về ngoại hình lẫn tính cách, trí tuệ và trình độ học vấn. Vua Bảo Đại say mê Nguyễn Hữu Thị Lan, ông viết lại: “Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê”.
Vua Bảo Đại đã bất chấp tất cả để lấy bằng được Nguyễn Hữu Thị Lan. Điều này chứng tỏ tình yêu của nhà vua dành cho bà rất mãnh liệt. Ông khẳng định với mẹ, nếu không lấy được Thị Lan ông sẽ độc thân suốt đời.
Năm 1932, vua Bảo Đại (Vĩnh Thụy) về nước, ngày 20/3/1934 hôn lễ của vị hoàng đế cuối cùng được cử hành rất trọng thể với người con gái đất Gò Công. Ngay sau ngày cưới, Hoàng đế Bảo Đại liền tấn phong Vương phi Nguyễn Hữu Thị Lan ngôi Hoàng hậu, một điều mà trước đây chưa từng có đối với triều đình nhà Nguyễn, vì các bà thái hậu chỉ được tấn phong sau khi vị