V. VUA BẢO ĐẠI VÀ “HOÀNG TRIỀU CƯƠNG THỔ”
5.1. Khái quát về Vua Bảo Đại
Triều đại nhà Nguyễn trải qua 13 đời vua nối tiếp nhau trị vì theo thời gian như sau: 1. Gia Long (1802 – 1819) 2. Minh Mạng (1820 – 1840) 3. Thiệu Trị (1840 – 1847) 4. Tự Đức (1848 – 1883, làm vua 36 năm) 5. Dục Đức (17/7/1883 – 20/7/1883, làm vua 3 ngày) 6. Hiệp Hòa (từ tháng 7 đến tháng 11/1883) 7. Kiến Phước (12/1883 – 7/1884) 8. Hàm Nghi (8/1884 – 7/1885) 9. Đồng Khánh (8/1885 – 1889) 10. Thành Thái (1889 – 1907) 11. Duy Tân (1907 – 1916) 12. Khải Định (1916 – 1925) 13. Bảo Đại (1926 – 1945)
Triều Nguyễn thành lập năm 1802 khi vua Gia Long lật đổ nhà Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế; kết thúc năm 1945 khi Cách mạng tháng Tám thành công, vua Bảo Đại thoái vị, trao ấn kiếm lại cho chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Sau đây là những thông tin khái quát về vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn, cũng là vị hoàng đế cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam.
Vua Bảo Đại, tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, sinh ngày 22/10/1913 (tức ngày 23/9 năm Quý Sửu) tại Huế. Cha của Vĩnh Thụy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, tức vua Khải Định, mẹ là Hoàng Thị Cúc tức bà Từ Cung Thái Hậu. Ngay cả câu chuyện về thân thế thật sự của Vĩnh Thụy cũng gây nên nhiều tranh cãi, có rất nhiều ghi chép cho rằng ông không phải con ruột của vua Khải Định, tuy nhiên tất cả chỉ là những giả thuyết và vẫn không có bất cứ một bằng chứng xác thực nào. Người ta chỉ biết một sự thật rằng Khải Định chỉ có duy nhất một người con là Vĩnh Thuỵ và ông đã tấn phong Đông Cung Hoàng Thái tử cho Vĩnh Thụy trước khi băng hà (theo lời Đổng lý Ngự tiền Văn phòng – cụ Phạm Khắc Hoè).
Năm 1922 ông được vua cha Khải Định đưa đi cùng trong chuyến công du sang Pháp dự hội chợ thuộc địa Marseille, được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung Kỳ Jean François Eugène Charles nhận làm con nuôi và bắt đầu quá trình học tập theo chương trình giáo dục Pháp.
Đời tư và đời công của ông là đề tài của biết bao sách báo đề cập đến trong hơn nửa thế kỷ qua. Ông là người do thực dân Pháp đào tạo và từng làm ông
115 | Trang
vua bù nhìn cho thực dân Pháp rồi đứng đầu chính phủ thân Nhật. Báo chí sách vở của những người yêu nước và cách mạng Việt Nam đã liệt ông vào loại “Việt gian bán nước”. Đối với báo chí của Pháp (tả và hữu) cũng không tha ông, họ xem ông như một tên phản bội nước Pháp, một tên vua nhu nhược, chỉ biết chơi bời, bài bạc mà thôi.
Bảo Đại trao quyền cho Ngô Đình Diệm để Diệm rộng đường làm tay sai cho Mỹ, khi nắm được quyền rồi, Diệm lại tổ chức “trưng cầu dân ý” hạ bệ ông, làm cho ông tức muốn điên lên. Ông là người Hoàng tộc thế mà con cháu của các vua Hàm Nghi, vua Duy Tân của Hoàng tộc cũng ngại trong quan hệ với ông suốt những năm ông lưu vong tại Pháp. Nhưng trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, do hoàn cảnh lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo Đại đã kịp thời xin thoái vị, trao quyền lãnh đạo quốc gia cho Chính quyền Cách mạng và nhận lời ra Hà Nội làm Cố vấn cho Chính phủ cách mạng lâm thời tạo nên một sự kiện cũng mang tính lịch sử. Nhưng vì cuộc đời của Bảo Đại trước và sau sự kiện ấy không được lòng dân nên người ta muốn xóa luôn “cái thành tích” của Bảo Đại đã đóng góp với Cách mạng tháng 8/1945. Đến nay tất cả chuyện của triều Nguyễn, chuyện của Bảo Đại đã thuộc về thế kỷ trước, Bảo Đại đã qua đời nhiều năm, không còn bất cứ một hiện thân chính trị nào của Bảo Đại trên cõi đời này. Tuy nhiên, khi viết về sự chấm dứt của chế độ quân chủ ở Việt Nam và Cách mạng tháng 8/1945 thành công, chúng ta không thể không đề cập đến việc thoái vị của Bảo Đại.