điều khiển bằng PLC.
13.2 Chuyển đổi điều khiển từ contactor thành PLC
Contactor là một chuyển mạch bằng điện. Tùy theo loại và phạm vi ứng dụng mà nó được phân thành 2 loại là contactor chính và contactor phụ.
Contactor chính là contactor chịu tải, nó được sử dụng đểđóng, cắt điện cho tải như động cơ, thiết bị chiếu sáng, thiết bị nung, van từ, thắng v.v… Trong ứng dụng với điều khiển bằng PLC thì contactor chính là thiết bị không thể thiếu.
Châu Chí Đức 13 Chuyển điều khiển kết nối cứng sang điều khiển bằng PLC
Cotactor phụ chỉđược sử dụng để tăng thêm tiếp điểm trong mạch điều khiển. Chính vì thế trong việc điều khiển với PLC thì các contactor phụđược thay thế bằng các ô nhớ (bit Memory) trong chương trình PLC.
Các bộđịnh thời (timer) nhưđóng mạch chậm hoặc mở mạch chậm trong mạch điều khiển với relay và contactor sẽ không cần thiết trong điều khiển với PLC, chúng sẽ được thay thế bằng các timer tương ứng trong chương trình PLC.
Trong việc chuyển đổi, các bộ tạo ra tín hiệu như nút nhấn, công tắc, công tắc hành trình, cảm biến v.v… thật sự cần thiết sẽ được giữ lại. Còn những tiếp điểm không cần thiết sẽđược xử lý thông qua chương trình.
Việc thực hiện chuyển đổi từđiều khiển bằng contactor thành PLC có thể
xem chương 4 (kết nối dây PLC với ngoại vi). Ngoài ra cần chú ý thêm một số điểm sau:
- Các tiếp điểm được nối song song tương ứng là các cổng OR trong chương trình PLC
- Các tiếp điểm được nối nối tiếp tương ứng là các cổng AND. - Về phương diện an toàn tránh sự cố do đứt dây thì các nút nhấn
mở máy phải là thường hở (loại NO (Normal Opened)). Các nút nhấn dừng máy phải là thường đóng (loại NC (Normal Closed)). - Mỗi nút nhấn, công tắc, cảm biến v.v… tùy theo nhiệm vụ có thể
nối với một ngõ vào (điều này có nghĩa là không nhất thiết một bộ
tạo ra tín hiệu nhị phân phải nối với một ngõ vào số).
- Mỗi một ngõ ra của PLC sẽ được kết nối với một đối tượng điều khiển nhưđèn báo, cuộn dây relay, cuộn dây contactor. Tuy nhiên cần phải chú ý đến phương diện an toàn và điện áp điều khiển. Nếu điện áp cuộn dây relay, đèn báo hoặc cuộn dây contactor khác với điện áp của các ngõ ra thì bắt buộc phải sử dụng relay làm thiết bị trung gian.
- Hệ điều hành trong PLC hoàn toàn không biết đâu là tiếp điểm thường đóng đâu là tiếp điểm thường hở mà chỉ biết ngõ vào PLC có điện áp (mức logic “1”) hay không có điện áp (mức logic “0”). Cho nên khi viết chương trình cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này (xem lại kỹ chương 7 phép toán nhị phân).
- Khi sử dụng với các lệnh S và R trong chương trình PLC cần chú ý
các qui tắc sau:
o Các điều kiện làm cho đối tượng điều khiển ở mức tích cực (logic “1”) được sử dụng với lệnh S.
o Các điều kiện làm cho đối tượng điều khiển ở mức không tích cực (logic “0”) được sử dụng với lệnh R.
o Khi viết lệnh S cho một đối tượng điều khiển thì nhất thiết (tùy theo yêu cầu công nghệ) phải có một lệnh R cho đối tượng
13 Chuyển điều khiển kết nối cứng sang điều khiển bằng PLC Châu Chí Đức
o Nếu lệnh S được viết trước lệnh R thì kết quả thu được sẽ là kết quả của lệnh R nếu cả hai điều kiện cho S và R cùng ở
mức logic “1” nghĩa là đối tượng điều khiển ở mức logic “0”.
o Nếu lệnh R được viết trước lệnh S thì kết quả thu được sẽ là kết quả của lệnh S nếu cả hai điều kiện cho S và R cùng ở
mức logic “1” nghĩa là đối tượng điều khiển ở mức logic “1”.
o Khi đã viết chương trình với lệnh S thì không được sử dụng tiếp điểm tự duy trì (loại bỏ tiếp điểm tự duy trì).
o Tùy theo công nghệ khi sử dụng các điều kiện cho lệnh R thì
ở trạng thái bình thường các điều kiện này phải có mức logic “0”.