THANH NIÊN DÂN TỘC MÔNG 4

Một phần của tài liệu Vì một Việt Nam cất cánh: Phần 1 (Trang 145 - 149)

Tháng 10 năm 2017, Tủa biết đến Đại học Fulbright.

Khi ấy, Tủa 22 tuổi, bạn bè đồng trang lứa của Tủa đều đang là sinh viên năm cuối đại học, có những người đã tốt nghiệp đại học, đã có gia đình tương đối ổn định. Tủa cũng bắt đầu trở thành trụ cột kinh tế trong gia đình, là người lo một khoản sinh hoạt phí nho nhỏ cho mấy đứa em đi học, cũng như thi thoảng hỗ trợ chút cho bố mẹ mua thêm đất làm nông.

Đó là thời điểm mà tiếng Anh của Tủa chỉ trên ngưỡng 0 điểm một chút rất nhỏ. Tất cả kỹ năng tiếng Anh có được là những gì Tủa nhặt nhạnh từ quãng thời gian làm tình nguyện viên cho Trung tâm Anh ngữ Dream, Đan Phượng, Hà Nội, trong quá trình tổ chức các khóa học tiếng Anh miễn phí cho thanh niên dân tộc thiểu số ở Hà Nội với sự hỗ trợ của chị Tẩn Thị Shu, giám đốc Doanh nghiệp xã hội Sapa O’chau, chị Giàng Thị Sao, người Mông ở Na Hang, Tuyên Quang cùng với Trung tâm nghiên cứu phát triển bền vững CSDS. Một phần cũng từ những gì Tủa học được từ quá trình làm nhân viên chạy bàn cho quán cà phê An Lạc Chay ở gần Hồ Tây.

Thời điểm đó chuyện đi học Fulbright với Tủa là chuyện không thể.

Bởi, thứ nhất về kinh tế, Tủa đến trường học chưa biết lấy đâu sinh hoạt phí cho bản thân, chưa kể tiền cho các em Tủa đi học cũng sẽ không còn. Con đường đến với con chữ của bốn đứa em nhỏ có thể đứt gánh giữa đường.

Thứ hai, với vốn tiếng Anh ít ỏi, Tủa chắc chắn sẽ không thể theo kịp chương trình dạy bằng tiếng Anh của trường.

Như vậy, bước ngoặt tiếp theo sau bước ngoặt quyết định đi học Fulbright của Tủa có thể xảy ra: Tủa bị Fulbright đuổi học, các em Tủa không thể tiếp tục đến trường. Như vậy là mất cả chì lẫn chài

Biến không thể thành có thể

Nhưng, trong cuộc đời, đây đâu phải lần đầu tiên Tủa đương đầu khó khăn. Những năm cuối cấp 1, Tủa từng phải vượt cơn đói và nỗi ám ảnh sống một mình, xa bố mẹ đến nửa ngày đường đi bộ để đến trường.

Lần thứ hai là khi Tủa thi đỗ vào Đại học Bách khoa Hà Nội. Với học phí, sinh hoạt phí rất cao, Tủa đối mặt với thiếu thốn, với cảm giác lạc lõng của một chàng trai mới lớn, chưa biết mình muốn gì, rơi vào môi trường mới, là choáng ngợp, ngợp mọi thứ.

Tủa từng vượt qua cơn đói kinh khủng khi chỉ có hơn 200 nghìn đồng sống qua hai tháng trời, trước khi tìm ra cơ hội kiếm thu nhập từ công việc bán mỳ tôm dạo cho sinh viên trong ký túc xá các trường đại học. Tủa chiêm nghiệm rằng, sau mỗi lần khó khăn tột cùng sẽ là một cơ hội cho cuộc đời nở hoa. Vậy nên cái khó trước mắt, Tủa hoàn toàn có thể vượt qua, bởi biết đâu sau đó cuộc đời Tủa sẽ thật sự sang trang mới?

Nhưng, chúng ta sẽ chẳng làm được gì nếu chỉ có niềm tin mà không bắt đầu hành động. Tủa chia sẻ câu chuyện của mình với gia đình, với bạn bè, với các anh chị em xung quanh. Từ mỗi người, Tủa học được những bài học khác nhau rồi lại mang về tự chiêm nghiệm cho chính mình. Thật may mắn rằng cuộc đời Tủa được quen biết quá nhiều người tử tế. Có anh bạn làm ở Viện nghiên cứu kinh tế xã hội và môi trường iSEE, rất quý Tủa luôn khuyên Tủa đi học lại và luôn hỏi han, góp ý cho kế hoạch của Tủa. Có chị Tủa quen sẵn sàng cho anh em Tủa vay tiền đi học mà không đòi hỏi ngày trả lại. Bố mẹ Tủa sẵn sàng hi sinh cả cuộc đời mình cho tất cả các con đi học. Bố mẹ thường khuyên “con cần đầu tư cho bản thân hơn, trước khi con có thể hi sinh cho người khác”.

Tủa quyết định nộp hồ sơ vào Fulbright và chia sẻ những câu chuyện của mình cả trong hồ sơ và trong quá trình phỏng vấn bằng

một trình độ tiếng Anh bập bẹ nhưng chân thành, Tủa được nhận vào học.

Biến ước mơ đại học dang dở của mình từ 5 năm trước, trở thành sự thật lần nữa. Biến điều không thể thành có thể. Nhưng hành trình của Tủa sẽ không dừng lại ở đó. Bởi Trái Đất vẫn quay, những thách thức vẫn sẽ kéo đến. Tủa và gia đình vẫn lao đao mỗi lần Tủa di chuyển từ Bắc vào Nam học, từ Nam ra Bắc mỗi khi được nghỉ lễ hay mỗi khi em Tủa phải đóng tiền học. Một em Tủa đã là sinh viên năm nhất, và ba em khác đang học phổ thông. Cả nhà Tủa đều đi học và không có thêm một nguồn thu nhập nào khác ngoài học bổng mà Tủa đang được nhận từ trường, và tiền cha mẹ làm nông kiếm được. Các bạn khác dùng học bổng lo cho việc ăn học, còn Tủa dùng học bổng để lo cho việc ăn học của mình và các em.

Nhưng những khó khăn rồi sẽ dần qua. Và nhờ chúng Tủa sẽ trưởng thành hơn.

Hôm nay Tủa dám tự tin chia sẻ câu chuyện của mình bằng tiếng Việt, ngôn ngữ thứ hai của mình, với Tủa đã là một thành công nho nhỏ. Ở Fulbright, Tủa học được sự quan trọng của việc chấp nhận chính mình và chấp nhận giới hạn của bản thân mình. Những thành công của bản thân Tủa có thể là rất nho nhỏ, chẳng đáng là gì so với người khác, nhưng so với chính Tủa của ngày hôm qua, thì đó chính là thành công, là phát triển.

Biến không thể thành có thể

16 năm, Nghệ sĩ opera Xuân Thanh và chồng - Nghệ sĩ Piano Tôn Thất Triêm đã mang cuộc sống trong bóng tối của Dàn hợp ca Hy vọng ra ánh sáng và đầy sắc màu. Những người mù hàng ngày vẫn vật lộn mưu sinh nhưng mỗi khi biểu diễn họ trở thành những người nghệ sĩ thực sự.

Âm nhạc đã biến cuộc đời họ từ những điều không thể thành có thể.

Xuất hiện trên đường băng Cất cánh là một thành viên của Hợp ca Hy vọng, một học

Một phần của tài liệu Vì một Việt Nam cất cánh: Phần 1 (Trang 145 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)