Nghiên cứu thị trường

Một phần của tài liệu đánh giá công tác quản trị cung ứng vật tư tại công ty cổ phần xây dựng số 17 vinaconex (Trang 61 - 64)

 Bên bộ phận sản xuất bê tông:

Đầu năm phòng vật tư có nhiệm vụ tìm nhà cung cấp cũ và tìm hiểu thêm một số nhà cung cấp mới, xem xét xem trong số các nhà cung cấp này ai có thể đáp ứng được yêu cầu của công ty. Nếu là đối tác cũ và có quan hệ làm ăn lâu năm, Vinaconex sẽ tiến hành lập hợp đồng nguyên tắc trước. Sau đó phòng vật tư sẽ gửi phiếu yêu cầu vật tư cho phía nhà cung ứng.

 Bên bộ phận xây lắp:

Sau khi phiếu yêu cầu vật tư được phòng quản lý vật tư và thiết bị tập hợp và được giám đốc phê duyệt, nhân viên của phòng vật tư sẽ tiến hành soạn thư mời chào giá với các nội dung chính như :

- Địa chỉ, số điện thoại, Email của công ty.

- STT, chủng loại, Đơn vị tính, số lượng, đơn giá của vật tư. - Ghi chú (nếu có).

- Phương thức chào giá.

- Ghi rõ giá đã bao gồm VAT hay chưa. - Địa điểm vận chuyển vật tư đến.

Khi độ chính xác của thư mời chào giá đã được kiểm tra, phòng tổ chức sẽ đóng dấu xác nhận lên thư mời chào giá. Tiếp đó, thư này sẽ được phôto làm nhiều bản (số lượng tùy thuộc vào số nhà cung cấp được gửi thư) và công việc của nhân viên kinh doanh ở phòng vật tư là tới gặp trực tiếp nhà cung cấp hoặc gửi qua fax cho phía nhà cung cấp để lấy thông tin về các loại vật tư đã được gửi yêu cầu.

Nếu thông tin về giá vật tư sẵn có thì phía nhà cung cấp sẽ nhanh chóng cung cấp đầy đủ, đóng dấu và chuyển lại cho nhân viên kinh doanh của Vinaconex. Hoặc nếu thông tin về giá vật tư chưa có sẵn hoặc phía nhà cung cấp cần xác nhận thông tin từ nhà máy cũng như ký duyệt của giám đốc bên họ thì thư chào giá này sẽ được bên nhà cung cấp giữ lại. Và ngay khi đã có đầy đủ thông tin và được xác nhận, phía nhà cung ứng sẽ nhanh chóng chuyển đến cho Vinaconex bằng cách trực tiếp hoặc qua fax trong thời gian sớm nhất (thường là ngay trong ngày hoặc chậm trễ nhất là sáng ngày hôm sau).

Sau khi có tất cả thông tin cần thu thập từ các nhà cung cấp, bộ phận quản lý vật tư và thiết bị sẽ tập hợp các thư mời chào giá, so sánh, đối chiếu với bảng báo giá mà công ty đang cập nhật và sử dụng trong thời gian gần nhất. Dựa trên tiêu chí chất lượng vật tư, giá cả và phương thức thanh toán hợp lý nhất, công ty sẽ tiến hành quyết định lựa chọn ai sẽ là nhà cung cấp chính thức và nhanh chóng tiến hành các bước tiếp theo.

Tùy vào số lượng công trình xây lắp và kế hoạch sản xuất bê tông nhiều hay ít để quyết định số lượng nhà cung ứng và thời gian cung ứng. Vì vậy, có thể có giai đoạn công ty sẽ cùng lúc liên hệ với rất nhiều nhà cung ứng và cũng phải lựa chọn rất nhiều nhà cung ứng một lúc để cung cấp nhiều loại vật tư khác nhau.

Giá nguyên vật liệu phục vụ sản xuất bê tông thương phẩm trong 3 năm gần đây được thể hiện cụ thể dưới bảng sau :

Bảng 2.7: Bảng giá nguyên vật liệu phục vụ sản xuất bê tông thương phẩm.

Nguyên vật

liệu Đvt Nguồn cung cấp

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Xi măng PC40 kg Công ty TNHH xi măng Khánh Hòa, Công ty TNHH TM&DV Thăng Long

143.000 155.000 155.000

Cát sàng m3 Cát sông Cái – Diên Khánh 132.000 140.000 140.000 Đá xây dựng

1x2 m

3

Mỏ đá Hòn Thị, Hòn Ngang 178.000 180.000 180.000

Nước khối Nguồn nước máy thành phố 7.000 8.000 8.500

Phụ gia lít

Công ty liên doanh Basf Việt Nam (MBT), Công ty liên doanh Sika.

18.000 20.000 20.000

(Nguồn : Phòng quản lý thiết bị vật tư Công ty cổ phần xây dựng số 17 Vinaconex)

Nhận xét:

Từ bảng số liệu trên có thể thấy giá nguyên liệu tăng vào năm 2010 và có xu hướng ổn định ở năm 2011. Các nguyên liệu chính như xi măng, cát, đá vào năm 2010 đều tăng so với năm 2009: Xi măng PC40 từ 143.000 (đ/kg) tăng lên 155.000 (đ/kg), cát sàng từ 132.000 (đ/m3) tăng lên 140.000 (đ/m3), đá xây dựng 1x2 từ 178.000 (đ/m3) lên 180.000 (đ/m3). Giá các loại vật tư tăng nhẹ vào năm 2010 là do sự tác động từ môi trường kinh tế bên ngoài: cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng các loại vật liệu xây dựng như xi măng tiếp tục tăng. Giá các loại vật liệu xây dựng trong nước biến động nhẹ do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và chịu tác động từ sự biến động của giá thế giới. Bước sang đầu năm 2011 giá của các loại nguyên liệu vẫn giữ được mức ổn định này, ít có sự tăng giảm. Tương tự đối với nguyên liệu như nước và phụ gia cũng có chút tăng giá ở năm 2010 và ít biến động ở năm 2011. Đây được xem là mức giá tốt nhất mà công ty có thể đạt được qua quá trình tìm hiểu và thương lượng với các nhà cung ứng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đánh giá công tác quản trị cung ứng vật tư tại công ty cổ phần xây dựng số 17 vinaconex (Trang 61 - 64)