ThS Lã Céng ChÈnh

Một phần của tài liệu No#19_August 2015 (Trang 29 - 30)

làm việc thực tế kết cấu đã phải chịu một áp lực lớn hơn khi tính toán, dẫn đến kết cấu chắn giữ biến dạng nhiều.

Lấy ví dụ: Công trình “Tổ hợp nhà đa năng 28 tầng làng quốc tế Thăng Long” – Dịch Vọng – Cầu Giấy – Hà Nội. Công trình đang ở trong giai đoạn thi công đào đất khi xảy ra sự cố khoảng 50m tường vây bị nghiêng về phía hố móng 2m đẫn đến sập tường vây. Nguyên nhân được xác định là do áp lực nước quá lớn bởi vào thời điểm tháng 11/2008 là cuối mùa mưa-Hà Nội gặp những cơn mưa lớn và liên tục, các con đường xung quanh đều ngập khoảng 1m nước.

2.3. Chọn chỉ tiêu cường độ đất nền không đúng

Việc tính toán kết cấu tường vây hiện nay thường được hỗ trợ bởi các phần mềm máy tính nên thời gian đã giảm đáng kể và độ chính xác tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, một công việc mà máy móc không thể thực hiện thay con người đó là lựa chọn và đưa vào máy tính các thông số đầu vào giúp cho quá trình tính toán được chuẩn xác. Trong quá trình này, nếu như lựa chọn sai các chỉ tiêu cường độ của đất nền, không phản ánh đúng thực tế thì dù có tính toán đúng cũng sẽ là vô ích. Với mỗi loại đất, mỗi khu vực thi công đất sẽ được tính với các chỉ tiêu khác nhau, có khi sử dụng ứng suất hữu hiệu cũng có khi phải dùng đến ứng suất tổng. Do vậy, lựa chọn đúng chỉ tiêu cường độ đất nền góp phần quan trọng trong kết quả tính toán biện pháp thi công.

2.4. Sai lầm trong việc lựa chọn chiều dài 1 đốt Barrette Barrette

+ Chiều dài 1 tấm panel: Theo quy chuẩn quốc tế, chiều dài 1 tấm panel tường Barrette thường là: 2,0÷2,8m; nhưng ở Việt Nam thường thiết kế có chiều dài: 5,0÷9,0m.

+ Chiều dài 1 tấm panel tường Barrette:

Như đã trình bày ở trên, ở Việt Nam hiện nay, chiều

dài của 1 panel tường Barrette thường là: 5,0÷9,0m, đây chính là điểm khác nhau căn bản trong việc thiết kế và thi công tường Barrette ở Việt Nam với các nước trên thế giới. Điểm khác nhau này cũng là 1 trong những nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ hư hỏng cho tường Barrette.

Qua quá trình tìm hiểu thực tế thi công và thực nghiệm về sự di chuyển của vữa bê tông trong công tác thi công tường Barrette, tác giả nhận thấy [13]: sau khi ra khỏi ống đổ, bê tông sẽ lan tỏa ra xung quanh, khi gặp thành hố đào sẽ dâng lên và cuộn trở lại về phía ống đổ bê tông ấp lấy miệng ống. Như vậy, nếu như kích thước của 1 tấm panel quá lớn thì bê tông sẽ không có điều kiện quay về ống đổ mà hình thành mái dốc như miệng núi. Theo kết quả thí nghiệm và quan sát của các chuyên gia thì tùy vào áp lực bơm bê tông mà bán kính lan tỏa của vữa bê tông không lớn hơn 1,5m thì bê tông sẽ quay về miệng ống đổ và ấp lấy miệng ống. Ngoài phạm vị bán kính lan tỏa 1,5m thì bê tông sẽ không quay về miệng ống mà sẽ hình thành mái dốc mà đỉnh của nó là vị trí ống đổ. Lúc này, vữa bê tông có thể gây tắc ống, dẫn đến phải rút ống lên nông hơn 1,5m (là chiều sâu ngập thông thường của ống đổ trong vữa bê tông để đảm bảo chất lượng tường Barrette). Khi đó, bê tông lại ục nổi lên mặt nước bị rửa mất nước xi măng làm cho phần bê tông này bị xốp, rỗng và không đồng nhất. Đây cũng là nguyên nhân làm cho tường Barrette của một số công trình bị xốp và tạo điều kiện để nước thấm qua gây ra các sự cố nghiêm trọng khác.

Nếu thiết kế kích thước của 1 panel tường Barrette là: 2,0÷2,8m → R<1,5m → chỉ cần dùng 1 ống đổ bê tông → Có thể đảm bảo điều kiện đồng nhất của vữa bê tông.

Nhưng thực tế trong khá nhiều công trình đã và đang được xây dựng tại Việt Nam, kích thước 1 panel tường Barrette thường khá lớn: 5m, 6m thậm chí có thể lên tới 9m; với mục đích là để giảm số lượng mối nối cần xử lý

Hình 1. Sơ đồ kết cấu chắn giữ hố móng

Một phần của tài liệu No#19_August 2015 (Trang 29 - 30)