Vùng BTB và Duyên hải miền Trung là 1 trong 6 vùng trọng điểm kinh tế của cả nước. Theo quyết định của Thủ Tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng BTB và Duyên hải Miền Trung đến năm 2020, chia thành 3 tiểu Vùng: Tiểu vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; tiểu vùng Nam Trung Bộ và tiểu vùng BTB gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
BTB gồm 5 tỉnh với diện tích tự nhiên gần 47.000 km2, dân số khoảng gần 9,5 triệu người; được đánh giá là vùng có nền kinh tế giàu tiềm năng; BTB có lãnh thổ kéo dài theo chiều từ Bắc sang Nam, hành lang hẹp, phía Tây giáp dãy Trường sơn và Lào, phía Đông giáp biển, gồm cả trung du, miền núi, đồng bằng (chủ yếu là trung du, miền núi) địa hình tự nhiên phức tạp có độ dốc lớn hướng Tây sang Đông, mật độ phân bố dân cư không đồng đều, tại các đô thị, chủ yếu là các đô thị nhỏ, đặc biệt là trung du và miền núi; Có cơ sở hạ tầng còn rất hạn chế, thiếu thốn đặc biệt công tác VSMT, hệ thống giao thông …., chịu nhiều tác động của điều kiện tự nhiên nhất trong cả nước; nhưng là nơi khởi nguồn tinh thần yêu nước, đoàn kết giải phóng dân tộc, sản sinh ra những người con ưu tú của dân tộc; tuy nhiên điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, là những tỉnh nghèo; Đây là những vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội (KTXH) cần lưu ý của vùng BTB để có những chính sách, cơ chế đặc thù phù hợp với đặc điểm của vùng.
Tiểu vùng BTB gồm 5 tỉnh, có 88 đô thị; với các cấp loại đô thị trong bảng 1.
Những năm gần đây, các tỉnh BTB đặt được những kết quả phát triển kinh tế nhất định và quá trình đô thị hóa (ĐTH): đó là TP Vinh, TP Thanh Hóa đặt đô thị loại 1. Tuy nhiên, đối diện với vấn đề ĐTH là vấn đề ô nhiễm môi trường (ÔNMT), đặc biệt là CTRSH ở đô thị. Lượng CTRSH tại các đô thị gia tăng nhanh chóng do tác động của sự gia tăng dân số, phát triển KTXH, mức sống, thói quen tiêu dùng. Trong khi đó, hầu hết
tâm của chính quyền; do nguồn lực đầu tư cho các hoạt động này còn hạn hẹp, chủ yếu là từ ngân sách, vì vậy chưa đảm bảo điều kiện VSMT tại các đô thị. Bảng 2 tổng hợp thống kê về hoạt động quản lý CTRSH tại các đô thị sẽ cho thấy rõ điều đó.
Tại các đô thị, hoạt động quản lý CTRSH do các đơn vị công ích của chính quyền thực hiện; nguồn phí thu được chỉ đảm bảo 30% cho các hoạt động này. Vì vậy, công tác quản lý CTRSH chủ yếu tập trung hoạt động thu gom và vận chuyển; hoạt động xử lý còn rất đơn giản, chủ yếu là chôn lấp chưa đảm bảo điều kiện VSMT. Hầu hết đô thị nhỏ, tỷ lệ thu gom và xử lý rất thấp; công tác xử lý CTR các đô thị loại 3, 4, 5 chủ yếu là chứa lộ thiên và đốt thủ
công không hợp vệ sinh; khối lượng thu gom và xử lý chênh lệch lớn; còn một lượng lớn CTRSH thải bỏ ngoài môi trường (có cả lượng CT được phân loại để tái sử dụng, tái chế từ nơi thu gom đến nơi xử lý). Đây là vấn đề cần lưu ý trong công tác quản lý CTRSH tại các đô thị.
Trong khi đó, thành phần CT hữu cơ chiếm tỷ lệ khá cao, cùng với lượng tạp chất lớn, nếu không được xử lý, tái chế để sử dụng sẽ gây ÔNMT và lãng phí nguồn tài nguyên (xem bảng 3); Đối với vùng BTB điều kiện tự nhiên chủ yếu là đồi núi, đất khô cằn, cần tận dùng thành phần CT hữu cơ này để cải tạo đất đồi, trồng cây công nghiệp; cũng như lựa chọn công nghệ phù hợp trong xử lý CTRSH cho đô thị.
Bảng 1. Số lượng và cấp loại đô thị ở Bắc Trung Bộ. Nguồn [4]
Đô thị loại 1 Đô thị loại 2 Đô thị loại 3 Đô thị loại 4 Đô thị loại 5
Thanh Hóa 1 2 28
Nghệ An 1 3 17
Hà Tĩnh 1 1 12
Quảng Bình 1 1 7
Quảng Trị 1 1 11
Bảng 2. Bảng thống kê hoạt động quản lý CTRSH tại các đô thị BTB năm 2013. Nguồn: Tổng hợp từ [2] TT đô thịLoại Tên đô thị Dân số
Lượng CTRSH phát sinh/ ngày Tỷ lệ % TG Khối lượng TG/ngày (Tấn) KL được xử lý/ ngày (Tấn) Công nghệ xử lý CTR I Tỉnh Thanh Hoá
1 Loại 1 TP Thanh Hóa 393.294 274,7 85 233,5 199,7 Chứa, Chôn lấp
2 Loại 3 TX Sầm Sơn 54.750 55,1 75 41,33 33,5 Chôn lấp
3 Loại 4 TX Bỉm Sơn 56.118 53,7 80 42,96 34,8 Chôn lấp
4 Loại 5 29 Thị Trấn 178.140 79,3 70 55,5 45 Chứa, Chôn lấp