Khái quát trình tự lắp đặt cho các thiết bị trong NMĐNT

Một phần của tài liệu No#19_August 2015 (Trang 39 - 41)

có thể được tiến hành như sau: (Hình 3)

Do phần lớn các thiết bị công nghệ trong NMĐNT là các thiết bị phi tiêu chuẩn có kích thước lớn với một không gian lắp đặt rộng lớn do đó chúng ta cần sử dụng phương pháp lắp tuần tự từ dưới lên; nghĩa là việc lắp đặt thiết bị và kết cấu thép được xen kẽ với quá trình xây dựng và dựa trên khối lượng công việc của từng hạng mục và mối liên hệ về công nghệ cũng như mối quan hệ về tương quan vị trí lắp đặt của các hạng mục trong công trình, mà đưa ra trình tự thi công nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự thi công chồng chéo. Theo bản vẽ bố trí thiết bị và mặt bằng NMĐNT ta chia ra thành các hạng mục chính sau:

1. Gian lò phản ứng 10. Vùng xử lý nước 2. Gian turbine và máy phát 11. Vùng xử lý nước thải 3. Gian nhà điều khiển trung

tâm 12. Nhà điều khiển máy biến áp 4. Gian xử lý nhiên liệu 13. Vùng chứa các xi lanh dự trữ khí N2 & H2 5. Máy biến áp 14. Nhà dịch vụ 6. Bể dầu bôi trơn 15. Nhà hành chính 7. Bể dự trữ nước ngưng 16. Nhà bơm nước cứu hỏa 8. Đường ống nước làm mát 17. Nhà máy phát diezel 9. Trạm bơm nước làm mát 18. Sân phân phối điện

Gian lò phản ứng và gian turbine là các hạng mục có khối lượng công việc lớn nhất với khối lượng thiết bị lắp đặt lên tới hàng nghìn tấn, chủng loại thiết bị đa dạng.

Với các thiết bị có kích thước và khối lượng lớn như lò phản ứng, bộ sinh hơi, turbine, máy phát, các bình gia nhiệt, bình ngưng, bình khử khí, bình áp lực trong gian lò phản ứng và gian máy nên không thể thi công song song một số hạng mục xung quanh các hạng mục này nhằm đảm bảo một không gian xung quanh cho sự hoạt động của các phương tiện thi công và mặt bằng đủ rộng cho việc tập kết và tổ hợp các thiết bị. Các hạng mục còn lại sẽ được thi công sau khi đã lắp đặt xong các thiết bị chính của gian turbine máy phát và gian lò phản ứng.

5. Khái quát trình tự lắp đặt cho các thiết bị trong NMĐNT NMĐNT

sổ tay hướng dẫn lắp đặt của nhà cung cấp thiết bị (các thiết bị được cung cấp cùng với sổ tay hướng dẫn lắp đặt) để đảm bảo cho các công tác lắp đặt, liên kết các thiết bị, đảm bảo dung sai cho phép, sử dụng phương pháp nâng hợp lý, và những chi tiết kỹ thuật khác.

Có thể phân loại các thiết bị cho dự án NMĐNT như sau cho mục đích xây dựng và lắp đặt:

- Thiết bị quay: là các thiết bị được dẫn động bằng động cơ như: bơm, máy nén, quạt… đây là các thiết bị sẽ chuyển động trong quá trình vận hành.

- Thiết bị tĩnh: là các thiết bị không chuyển động trong quá trình vận hành như: bình, bể, các bộ phận trao đổi nhiệt…

- Thiết bị khác: như cầu trục, thiết bị nâng, hoặc các thiết bị khác mà có chuyển động nhưng lại không trực tiếp liên quan tới công nghệ của nhà máy.

Trình tự lắp đặt các thiết bị trong NMĐNT có thể được mô tả một cách tổng quan qua các bước sau:

- Các thiết bị của nhà máy đều được kiểm tra, bảo dưỡng, tổ hợp tại bãi trước khi đưa vào lắp đặt chính thức.

- Làm sạch thiết bị: Bao gồm làm sạch các vật liệu bám ở bề mặt bên trong và bên ngoài thiết bị như đất cát, các vết bẩn…

- Kiểm tra móng:

Trước khi đặt thiết bị cần kiểm tra móng, cao độ, vị trí của bulông chốt và các phần khác xem có tuân theo thiết kế không bằng cách thẩm định chúng thông qua các bản vẽ thiết kế.

Với móng bê tông: Móng bê tông sẽ được kiểm tra vị trí, kích thước, cao độ và đảm bảo không có các khuyết tật (nứt, lỗ hổng…). Móng bê tông và bulông chốt sẽ được kiểm tra trước khi đưa thiết bị tới móng. Bất kỳ một công việc sửa chữa nào cũng phải được hoàn thành trước khi đưa thiết bị tới móng.

Với móng thép: Một vài thiết bị có thể sẽ được đặt trên tấm thép cơ sở. Móng thép hoặc khung giá đỡ sẽ được kiểm tra lại trước khi bắt đầu lắp đặt thiết bị. Nếu nó không tuân theo hoặc không phù hợp hình dáng thiết bị lắp đặt, nó sẽ được thông báo tới bên thiết kế và thi công để sửa chữa lại. Sau đó cần làm sạch chúng trước khi lắp đặt.

- Lắp đặt tấm cơ sở:

Vật liệu tấm cơ sở, kích thước và số lượng đã được quyết định để phù hợp với khối lượng của thiết bị sẽ được đặt lên. Việc đặt tấm cơ sở sẽ được thực hiện theo bản vẽ móng của thiết bị cần lắp. Các tấm cơ sở này được bắt chặt liền kề với bề mặt trên của móng bê tông.

- Lắp đặt thiết bị:

Tất cả các thiết bị cần thiết, công cụ và vật liệu phù hợp sẽ sẵn sàng trước khi tiến hành lắp đặt. Quá trình lắp đặt sẽ được thực hiện bằng cách dùng các cần trục tháp, cẩu bánh xích hoặc dùng tời để đưa các thiết bị vào vị trí lắp đặt sao cho có hiệu quả nhất.

- Công tác hàn và siết bulông:

hành các công tác hàn và siết bulông để cố định thiết bị. Trình tự lắp đặt các kết cấu thép cho NMĐNT: Lắp ráp các hạng mục kết cấu thép cần thiết phải tiến hành theo bản vẽ của nhà chế tạo và tiến độ lắp đặt. Tuân theo các bước sau:

- Kiểm tra các chi tiết của kết cấu thép cần lắp đặt có

đúng theo các bản vẽ của nhà chế tạo không và sửa chữa các hư hỏng của thiết bị gây ra trong quá trình vận chuyển mà không phải lỗi do chế tạo.

- Khi lắp ráp các cột và dầm bằng các mối hàn tại công trường cần thiết phải đính tạm bằng bulông các mặt kề lên nhau đã mài phẳng theo toàn bộ chu vi. Nếu có thể đính tạm bằng 1 cặp bulông các mặt kề lên nhau, cần thiết

Hình 4. Lắp đặt kết cấu thép lò phản ứng

phải dùng máy mài mài vát các cạnh đối diện nhau theo kiểu chữ Y hoặc chữ X và tiến hành hàn theo các bước sau: hàn đối đầu các mặt bích, hoàn thiện hàn các mặt bích, mài phẳng mối hàn phía ngoài của mặt bích, lắp đặt tấm mã và hàn xung quanh nó.

- Khi lắp ráp kết cấu thép tấm cuộn bằng cách hàn tại công trường trước hết cần thiết phải làm sạch vùng liền kề của các bản kim loại cho đến khi lộ ra mầu sáng của kim loại, sau đó tiến hành hàn đính các chi tiết lắp ráp, điều chỉnh vị trí tương xứng giữa các mặt đối diện nhau sao cho phù hợp và tiến hành hàn theo chu vi của tấm thép để liên kết các phần của kết cấu thép. Nghiêm cấm điều chỉnh bằng lực (dùng palăng, kích, tời, cần trục…) các phần kết cấu thép đã hàn với nhau bị thiếu chính xác, sai lệch vị trí. Do vậy trong công tác thiết kế và gia công chế tạo kết cấu thép đòi hỏi phải có độ chính xác rất cao.

- Khi lắp ráp các kết cấu thép của lò phản ứng cần thiết phải tổ hợp các chi tiết nhỏ thành từng khối nhỏ tại bãi tổ hợp thiết bị ở công trường, sau đó dùng cẩu đưa cả cụm thiết bị đó vào vị trí lắp đặt như vậy sẽ dễ dàng lắp đặt hơn so với việc lắp đặt từng chi tiết nhỏ.

- Các yêu cầu về dung sai lắp đặt và các tiêu chuẩn về liên kết hàn và kiểm tra các mối hàn kết cấu thép cần tuân theo các chỉ dẫn của quy trình lắp đặt các hạng mục lắp đặt trong NMĐNT.

Một phần của tài liệu No#19_August 2015 (Trang 39 - 41)