Sự không đồng bộ với hệ thống TCVN đã công bố liên quan đến vật liệu bê tông và cốt thép

Một phần của tài liệu No#19_August 2015 (Trang 57)

bố liên quan đến vật liệu bê tông và cốt thép

2.1. Vật liệu bê tông

Bê tông được sử dụng theo yêu cầu của TCVN 5574: 2012, khi sử dụng làm kết cấu chịu lực là loại bê tông được định nghĩa theo cấp độ bền chịu nén (B) và cấp độ bền chịu kéo dọc trục (Bt) [1]

Cấp độ bền chịu nén của bê tông: Ký hiệu bằng chữ B, là giá trị trung bình thống kê của cường độ chịu nén tức thời, tính bằng đơn vị MPa, với xác suất đảm bảo không dưới 95 %, xác định trên các mẫu lập phương kích thước tiêu chuẩn (150 mm x 150 mm x 150 mm) được chế tạo, dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn và thí nghiệm nén ở tuổi 28 ngày.

Cấp độ bền chịu kéo của bê tông: Ký hiệu bằng chữ Bt, là giá trị trung bình thống kê của cường độ chịu kéo tức thời, tính bằng đơn vị MPa, với xác suất đảm bảo không dưới 95 %, xác định trên các mẫu kéo chuẩn được chế tạo, dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn và thí nghiệm kéo ở tuổi 28 ngày.

Trong thực tế xây dựng hiện nay, phần lớn các hồ sơ thiết kế đều chỉ chú trọng đến cấp độ bền chịu nén mà không chú trọng đến cấp độ bền chịu kéo, nên các đơn vị cung cấp bê tông dễ dàng đáp ứng được yêu cầu về nén thông qua việc bổ sung phụ gia vào cấp phối bê tông trong quá trình chế tạo. Điều này đã làm cho bê tông dòn hơn, khả năng chịu kéo bị giảm đi nghiêm trọng và kết quả là khá nhiều kết cấu chịu lực bị nứt sớm với bề rộng gần đến giới hạn cho phép, ngay khi vừa dỡ ván khuôn, điều này sẽ làm suy giảm đáng kể chất lượng của kết cấu xây dựng do chưa được chú trọng đúng mức về cấp độ bền chịu kéo của bê tông.

Theo khái niệm về cấp độ bền của bê tông như trên, với cấp độ bền chịu nén, TCVN 5574: 2012 đã chỉ ra mẫu thử tiêu chuẩn cụ thể. Và khái niệm này được hiểu chính là cường độ đặc trưng của các mẫu, do vậy nếu vận dụng

Một phần của tài liệu No#19_August 2015 (Trang 57)