Ghi nhận từ mơ hình liên kết ba nhà: Doanh nghiệp Khoa học

Một phần của tài liệu STINFO_So_11_2012 (Trang 39 - 40)

Nhà nước

Ơng Vũ Bá Dũng, Giám đốc Cơng ty Việt Thịnh Phát cho biết, việc chế tạo được máy rải bê tơng xi măng cĩ ý nghĩa quan trọng trong tình hình hiện nay khi Chính phủ cùng các bộ ngành đang khẩn trương nghiên cứu triển khai ứng dụng bê tơng xi măng trong kết cấu hạ tầng giao thơng ở Việt Nam. Thành cơng này là kết quả của mơ hình kết hợp giữa ba nhà: Doanh nghiệp (Việt Thịnh Phát) -

Nhà khoa học (Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM) - Nhà nước (Sở Khoa học và Cơng nghệ TP. HCM). Trong đĩ, doanh nghiệp giữ vai trị cầu nối giữa nhu cầu thực tiễn với nhà khoa học và Nhà nước đĩng vai trị hỗ trợ doanh nghiệp về chi phí nghiên cứu, bản quyền cơng nghệ, hỗ trợ quảng bá và phát triển sản phẩm... Mơ hình này đang được khuyến khích phát triển nhằm phát huy năng lực chế tạo trong nước, giảm nhập siêu.

Ra đời trong hồn cảnh nền cơng nghiệp máy xây dựng trong nước cịn chưa phát triển, Việt Thịnh Phát xác định phấn đấu trở thành đơn vị tiên phong trong việc phát triển cơ giới hĩa trong xây dựng, một địa chỉ tin cậy cung cấp các giải pháp cơng nghệ và thiết bị xây dựng hiệu quả với khoản đầu tư tối ưu. Một trong những thế mạnh của Việt Thịnh Phát là ở nguồn lực con người nhờ sự hợp tác chặt chẽ với Trường Đại học Bách khoa TP.HCM. Mơ hình hợp tác này giúp cho Việt Thịnh Phát cĩ được đội ngũ chuyên gia cĩ trình độ và kinh nghiệm để nghiên cứu các sản phẩm mới phục vụ nhu cầu thực tiễn. Ngược lại, Trường Đại học Bách khoa cũng tiếp cận được các nhu cầu thực tế để tập trung nghiên cứu các sản phẩm cĩ tính ứng dụng cao; tiếp cận và đưa các sản phẩm, cơng nghệ mới của nước ngồi vào giảng dạy. Mặt khác, Việt Thịnh Phát và Đại học Bách khoa đều nhận được sự quan tâm hỗ trợ đầu tư kinh phí từ phía Sở Khoa học và Cơng nghệ TP.HCM để

cĩ thể triển khai hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Ơng Dũng đánh giá, Sở Khoa học và Cơng nghệ TP. HCM cĩ nhiều chương trình và kênh thơng tin tư vấn giúp doanh nghiệp tiếp cận các chương trình hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp ngành cơ khí và xây dựng. Hiện Việt Thịnh Phát và Đại học Bách khoa đang tiếp tục nghiên cứu một số sản phẩm cơng nghệ mới như: máy bĩ vỉa hè, thiết bị sản xuất gạch nhẹ, máy khoan cọc xi măng đất. Việt Thịnh Phát sẽ từng bước sản xuất các sản phẩm đặc chủng phù hợp với điều kiện hiện nay và sẽ tiến hành sản xuất các máy mĩc thơng dụng (máy xúc đào, máy ủi, lu…) trong tương lai. Trong tình hình khĩ khăn chung của nền kinh tế và ngành xây dựng hiện nay, Việt Thịnh Phát cũng bị ảnh hưởng bởi nhu cầu về thiết bị máy mĩc sụt giảm nhiều so với các năm trước. Việc triển khai ứng dụng sản phẩm máy rải bê tơng xi măng gặp một số khĩ khăn do người tiêu dùng vẫn cịn cĩ nhiều định kiến về chất lượng, tính năng hoạt động, bảo trì hậu mãi… đối với sản phẩm sản xuất trong nước. Sắp tới rất cần tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo chuyên ngành để giới thiệu quảng bá rộng rãi sản phẩm. Ngồi ra, ơng Dũng cũng kiến nghị, cần cĩ nhiều hơn nữa sự hỗ trợ từ phía Nhà nước cho các doanh nghiệp cĩ mơ hình và chiến lược kinh doanh giống như Việt Thịnh Phát để ngành cơng nghiệp chế tạo máy phát triển.�

Mơ hình 3D

máy rải bê tơng xi măng VF-450 Mơ hình 3D

 HỒNG MI

Một phần của tài liệu STINFO_So_11_2012 (Trang 39 - 40)