Thân bài: Cần đi cảm nhận nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ Câu thơ đầu gợi ra hồn cảnh chiến đấu khắc nghiệt.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU văn ÔN THI VÀO 10 (Trang 47 - 48)

- Yêu cầu về nội dung: Đảm bảo nội dung sau: + Bức tranh đẹp về tình đồng chí

2. Thân bài: Cần đi cảm nhận nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ Câu thơ đầu gợi ra hồn cảnh chiến đấu khắc nghiệt.

- Câu thơ đầu gợi ra hồn cảnh chiến đấu khắc nghiệt.

Đêm nay rừng hoang sương muối

Câu thơ ngắt nhịp 2/2/2 đem đến ba thơng tin về thời gian: “ đêm nay”, về khơng gian: “ Rừng hoang”, về thời tiết, “ Sương muối”. Tất cả đều nhấn vào cái hoang vu, cái lạnh thấu xương khi những người lính đứng gác, nơi rừng sâu giá lạnh trong khi trang phục các anh lại phong phanh: áo rách, quần vá, đầu trần, chân đất, khĩ cĩ thể chống được cái lạnh thấu xương. “ Đêm nay” là một đêm phục kích cụ thể nhưng cĩ ý nghĩa khái quát như bao đêm khác, việc phục kích trong hồn cảnh khắc nghiệt với các anh đã thành thường lệ.

- Câu thơ thứ hai:

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Cĩ sự đối lập giữa hồn cảnh chiến đấu khắc nghiệt với vẻ đẹp của lí tưởng cách mạng và tình đồng chí keo sơn. Dù cho cái rét cĩ thấm vào xương thịt, các anh vẫn bất chấp tất cả, vẫn “ Đứng cạnh bên nhau”, vẫn kề vai sát cánh, đồn kết chung một chiến hào trong tư thế chủ động “ chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lịng các anh, xua đi cái hoang vu, giá lạnh của núi rừng.Việt Bắc. Trong cái bát ngát của núi rừng, hai người lính hiện lên sừng sững, hiên ngang, cao cả sánh ngang cùng núi rừng Việt Bắc.

- Bài thơ khép lại bằng hình ảnh đẹp “ Đầu súng trăng treo”. Hình ảnh thơ giàu ý nghĩa tả thự và biểu tượng.

+ Ý nghĩa tả thực: Hình ảnh thơ được nhận ra sau ngiều đêm đi phục kích của tác giả ; Đêm đã về khuya, nơi rừng hoang, sương muối xuống mỗi lúc một nhiều, bầu trời như sả xuống thấp dần, vầng trăng cũng như sà xuống thấp hơn. Hai người lính đang kề

vai sát cánh trong tư thế chủ động xuất kích, nhìn ở một gĩc độ nào đĩ họ nhận ra trăng như đang treo lơ lửng trên đầu mũi súng.

+ Ý nghĩa biểu tượng: từ ý nghĩa tả thực, hình ảnh “ súng” và “ trăng” cịn gợi ra trong lịng người đọc những liên tưởng sâu xa. Súng và trăng – hai hình ảnh vốn rất xa nhau nhưng trong cảm nhận của người chiến sĩ lại đan cài, gắn kết tự nhiên. Súng và trăng là biểu tượng của gần và xa, của chiến tranh và hịa bình, của hiện thực và lãng mạn, của cứng dắn và dịu hiền, là chất chiến sĩ và chất thi sĩ, chất thép và chất trữ tình … đã trở thành biểu tượng về người lính: cuộc sống chiến đấu gian khổ nhưng tâm hồn các anh luơn trong trẻo, tràn đầy cảm hứng lạc quan, lãng mạn. Hình ảnh thơ đã trở thành biểu tượng cho thơ ca cách mạng – nền thơ ca kết hợp hài hịa giữa cảm hứng hiện thực và lãng mạn.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU văn ÔN THI VÀO 10 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)