6. Kết cấu cấu của đề tài
2.3.2. Thực hiện kiểm toán
Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến xác thực về mức độ trưng thực và hợp lý của khoản mục trên BCTC trên cơ sở những bằng chứng đầy đủ và đáng tin cậy.
a. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500, “Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ thống kiểm soát) là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ”.
Đảm bảo cho các nghiệp vụ về TSCĐ HH được phê chuẩn đúng đắn - Có một quy trình cụ thể chặt chẽ về việc phê chuẩn các nghiệp vụ
- Phải tuân thủ tuyệt đối các quy địnhh đối với việc phê chuẩn các nghiệp vụ này - Quá trình kiểm soát độc lập với sự phê chuẩn
- Nghiên cứu các quy định về TSCĐHH của đơn vị được kiểm toán
- Kiểm tra về quy trình phê duyệt và dấu hiệu kiểm tra nội bộ
- Xem xét thẩm quyền phê duyệt và bộ phận KSNB
Đảm bảo cho các nghiệp vụ
về TSCDDHH
- Quy trình kiểm soát để đảm bảo cho các nghiệp vụ về TSCĐHH là được người có đầy đủ thẩm quyền phê duyệt
- Xem xét đề nghị liên quan đến TSCĐHH, thẩm quyền của người phê duyệt các nghiệp vụ về TSCĐHH
là có căn cứ hợp lý (sự phát sinh)
và phù hợp với hoạt động của DN
- Có đầy đủ chứng từ và tài liệu liên quan đến nghiệp vụ như: các đề nghị về nghiệp vụ, hợp đồng mua bán, bán thanh lý, biên bản bàn giao, hóa đơn mua, các chứng từ liên quan đến vận chuyển, lắp đặt chạy thử...
- Các chứng từ đều phải hợp pháp, hợp lệ, đã được xử lý để đảm bảo không bị tẩy xóa và sửa chữa. Các chứng từ tài liệu liên quan phải được đánh số và quản lý theo số trên sổ chi tiết.
- Xem xét các chứng từ, hóa đơn liên quan đến nghiệp vụ TSCĐHH về tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, không bị tẩy xóa, sửa chữa,
Đảm bảo sự đánh giá đúng đắn, hợp lý của TSCĐHH - KSNB các chính sách đánh giá của đơn vị với TSCĐHH - Kiểm tra, so sánh số liệu trên hóa đơn với số liệu trên hợp đồng và các chứng từ liên quan. Kiểm tra việc sử dụng tỷ giá để quy đổi với các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ - KSNB quá trình tính toán và đánh giá các nghiệp vụ
- Xem xét dấu hiệu kiểm tra của hệ thống KSNB
- Cộng lại một số chứng từ phát sinh của TSCĐHH
Đảm bảo cho việc phân loại
và hạch toán đúng đắn các
nghiệp vụ TSCĐHH
- Có chính sách phân loại TSCĐHH phù hợp với yêu cầu quản lý và sử dụng tài sản của đơn vị
- Có đầy đủ hồ sơ hạch toán các nghiệp vụ TSCĐHH
- Phỏng vẫn những người có tránh nhiệm để tìm hiểu quy định phân loại TSCĐHH trong doanh nghiệp - Khảo sát mẫu một số sơ đồ tài khoản cho một số trường hợp điển hình
- Có đầy đủ các quy trình về trình tự ghi sổ các nghiệp vụ có liên quan đến TSCĐHH từ các sổ kế toán chi tiết đến các sổ kế toán tổng hợp
- Có chính sách kiểm tra nội bộ đối với các nội dung trên
- Kiểm tra sự vi phạm quy chế kiểm soát nội bộ về việc ghi sổ đúng phương pháp và đúng sự phân loại trên một số chứng từ nghi vấn. Đảm bảo cho việc hạch toán đầy đủ, đúng kỳ các nghiệp vụ TSCĐHH
- Mỗi bộ hồ sơ liên quan đến TSCĐHH đều phải được đánh số và quản lý theo dõi chặt chẽ.
- Việc ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh phải được thực hiện kịp thời ngay sau khi các nghiệp vụ xảy ra và hoàn thành
- Kiểm tra việc đánh số liên tục của các hồ sơ TSCĐHH. Kiểm tra tính liên tục trong việc ghi chép nhật lý mua TSCĐHH, báo cáo mua TSCĐHH, Sổ kế toán tổng hơp, chi tiết,..
- Kiểm tra ngày tháng ghi sổ và ngày tháng trên chứng từ liên quan đến TSCĐHH. Kiểm tra ngày tháng năm trên chứng từ tăng, giảm TSCĐHH và ngày tháng ghi sổ với ngày tháng phân kỳ
- Kiểm tra đến dấu hiệu kiểm soát nội bộ với các chứng từ về TSCĐHH như: Biên bản kiêm nghiệm, biên bản bàn giao, đơn đặt hàng Đảm bảo sự cộng dồn đúng đắn các nghiệp vụ TSCĐHH
- Số liệu phải được tính toán tổng hợp (cộng dồn) đầy đủ, chính xác
- Kiểm tra chi tiết kết quả tính toán, so sánh số liệu tổng hợp từ các số liệu với số tổng hợp
- Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ cơ bản, số liệu tổng quát
- Kiểm tra sự vi phạm quy chế KSNB
Mục tiêu kiểm
toán Các khảo sát nghiệpvụ thông thường Những vấn đề cần lưu ý
Đảm bảo cho các nghiệp vụ tăng,
giảm TSCĐHH
được phê chuẩn đúng đắn
- So sánh tổng nguyên giá TSCĐHH tăng năm nay so với năm trước
- Đánh giá tính hợp lý của các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐHH với tình hình thực tế của DN
KTV phải có hiểu biết sâu sắc về các hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của DN
Nguồn: Kiểm toán nhà nước
b. Thực hiện thủ tục phân tích
Thực hiện thủ tục phân tích đối với khoản mục TSCĐ thông thường được thể hiện qua tính toán và phân tích các số liệu sau:
Phân tích ngang
• Sosánh nguyên giá các loại TSCĐ hiện có của DN so với các kỳtrước
• So sánh giá trị hao mòn lũy kỹ của các loại TSCĐ với các kỳ trước
• So sánh giá trị còn lại của các loại TSCĐ với các kỳ trước
• Sosánh tổng hợp chi phí khấu hao TSCĐ với các kỳ trước Phân tích dọc
• So sánh tỷ lệ khấu hao bình quân của kỳ này với các kỳ trước
• So sánh hệ số hao mòn bình quân của toàn bộ TSCĐ và từng loại TSCĐ với các kỳ trước
• So sánh tỷ suất giữa tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ với tổng nguyên giá TSCĐ
c. Kiểm tra chi tiết tài sản cố định
Mục tiêu là tìm ra những điểm bất hợp lý của nghiệp vụ, sai số trong hạch toán và những sai sót do thực hiện nghiệp vụ không đúng nguyên tắc. Ngoài ra cần tập trung xem xét một số nghiệp vụ làm tăng, giảm số trích khấu hao TSCĐ nhằm thu thập các bằng chứng chứng minh cho tính chính xác của nghiệp vụ. Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ được kiểm toán thực hiện theo các thủ tục kiểm toán dưới đây
- Đánh giá tính hợp lý của việc phê chuẩn giá mua, bán của các TSCĐHH tăng, giảm trong kỳ
Đảm bảo cho các nghiệp vụ TSCĐ có căn cứ hợp lý
- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp của các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH
- Có thể kết hợp kiểm tra các chứng từ tài liệu với kiểm tra vật chất thực tế TSCĐHH - Kiểm tra quá trình mua sắm, các chứng từ tài liệu liên quan đến việc mua sắm TSCĐHH, các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử,...
Các thử nghiệm này được thực hiện với quy mô tương đối lớn khi hệ thống KSNB của đơn vị được đánh giá là yếu (rủi ro kiểm soát cao)
Đảm bảo sự đánh giá đúng đắn, hợp lý của nghiệp vụ TSCĐHH - Kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp và nhất quán của các chính sách xác định nguyên giá TSCĐHH mà doanh nghiệp áp dụng
- Đối chiếu với số liệu trên các chứng từ pháp lý liên quan đến tăng, giảm TSCĐHH (hóa đơn, hợp đồng thuê TS, các chứng từ lắp đặt, vận chuyển, biên bản giao nhận,..)
- Tính toán lại nguyên giá TSCĐHH trên các cơ các chứng từ đã kiểm tra
Mục tiêu này thường kết hợp khi kiểm toán tính đầy đủ và tính toán, đánh giá TSCĐHH
Đảm bảo cho việc - Kiểm tra chính sách phân Mục tiêu này thường được
phân loại và hạch toán đúng đắn các
nghiệp vụ
TSCĐHH
loại và sơ đồ hạch toán TSCĐHH của DN, đảm bảo sự hợp lý và phù hợp với các quy định hiện hành
- Chọn mẫu các nghiệp vụ TSCĐHH để kiểm tra việc phân loại xem xét các bút toán ghi sổ và các sổ kế toán
kết hợp khi kiểm toán tính đầy đủ và tính toán, đánh giá lại TSCĐHH
Đảm bảo cho việc hạch toán đầy đủ, đúng kỳ các nghiệp vụ TSCĐHH
- Đối chiếu các chứng từ tăng, giảm TSCĐHH (hóa đơn, biên lai giao nhận, ...) với các sổ kế toán chi tiết TSCĐHH nhằm đảm bảo cho việc hạch toán không bị bỏ sót
- Kiểm tra các khoản chi phí sửa chữa TSCĐHH để phát hiện ra các trường hợp quên ghi sổ TSCĐHH, hoặc ghi nhận TSCĐHH thành các khoản khác (chi phí trả trước, chi phí xây dựng cơ bản, ...) - Kiểm tra đối chiếu ngày tháng chứng từ tăng giảm TSCĐHH với ngày tháng ghi sổ các nghiệp vụ (Đặc biệt đối với các nghiệp vụ phát sinh cuối các niên độ kế toán và đầu niên độ sau)
Đây là một trong các mục tiêu quan trọng nhất khi kiểm toán TSCĐ Đảm bảo sự cộng dồn đúng đắn các nghiệp vụ - Cộng tổng các Bảng kê tăng, giảm TSCĐHH trong kỳ - Đối chiếu số liệu giữa các sổ
TSCĐHH chi tiết, sổ tổng hợp, các bảng kê với nhau và với sổ cái tổng hợp. Đối chiếu số liệu trên các sổ kê toán TSCĐHH với kết quả kiểm kê thực tế TSCĐHH
Nguồn: Thông tư 200 Bộ Tài chính 1.2.3.3. Kết thúc kiểm toán
Ket thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của mọi cuộc kiểm toán. Sau khi hoàn thành hai giai đoạn trên, kiểm toán viên tiến hành tổng hợp và công bố BCKiT.
a. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ
Trong khoảng thời gian sau ngày khóa sổ xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính mà kiểm toán viên có trác nhiệm xem xét lại các sự kiện sau ngày lập bảng cân đối kế toán. Thường đối với các nghiệp vụ về TSCĐ ít có những sự kiện bất thường xảy ra sau ngày khóa sổ, do các nghiệp vụ này đều nằm trong kế hoạch.
b. Đánh giá kết quả
Cuối cùng, KTV phải kết luận liệu bằng chứng kiểm toán được tập hợp đủ để đảm bảo cho kết luận là báo cáo tài chính được trình bày phù hợp với các nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận rộng rãi hay chưa về bằng chứng kiểm toán
c. Thư quản lý và công bố kết quả kiểm toán
Sau khi đánh giá kiểm toán và xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, KTV lập BCKiT đưa ra ý kiến của mình về tính trung thực và hợp lý của tất cả các khoản mục trên BCTC. Kèm theo báo cáo kiểm toán là danh mục các bút toán điều chỉnh, bút toán phân loại, các phụ lục, các giải trình thể hiện chi tiết sai phạm, bảng tính số liệu chi tiết của KTV.
Những đóng góp trong thư quản lý có thể là vấn đề quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐ trong hoạt động của doanh nghiệp, các yếu điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ, những yếu điểm trong việc áp dụng các quy định, chế độ kế toán hiện hành đối với khoản mục TSCĐ và việc trích khấu hao TSCĐ, chế độ kế toán hiện hành đối với khoản mục TSCĐ và việc trích khấu hao TSCĐ...
BCKiT là sản phẩm cuối cùng của cả quá trình kiểm toán. KTV tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các sai phạm phát hiện được để đưa ra ý kiến kiểm toán khách nhau. Có 2 loại ý kiến kiểm toán:
• Ý kiến chấp nhận toàn phần
• Ý kiến không phải ý kiến chấp nhận toàn phần. Gồm: Ý kiến ngoại trừ; Ý kiến trái ngược; Từ chối đưa ra ý kiến.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới kiểm toán khoản mục TSCĐ của KTĐL
1.3.1. Các nhân tố liên quan đến KTV và Công ty Kiểm toán
Văn hóa của công ty kiểm toán là nhân tố có ảnh hưởng thận chiều tới chất
lượng kiểm toán, khi các nhà lãnh đạo công ty kiểm toán có thể tạo ra môi trường mà việc đạt được chất lượng cao được coi là một giá trị, đầu tư cho việc theo đuổi chất lượng cao và có phần thưởng xứng đáng cho việc đạt chất lượng cao.
Kỹ năng và phẩm chất của KTV được coi là có ảnh hưởng tích cực tới chất
lượng kiểm toán khi chủ nhiệm kiểm toán và KTV am hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng, tuân thủ chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp.
Hiểu biết của KTV về TSCĐHH của đơn vị được kiểm toán, khi KTV có kiến
thức nhất định về đặc điểm của TSCĐHH của DN, đặc biệt là các DN trong lĩnh vực đặc thù, các xét đoán nghề nghiệp được đưa ra bởi KTV chính xác hơn và gia tăng chất lượng của kiểm toán khoản mục TSCĐHH trong kiểm toán BCTC.
1.3.2. Các nhân tố liên quan đến đơn vị được kiểm toán
Quy mô, đặc điểm TSCĐHH của DN là một nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ. Các
DN thuộc lĩnh vực khách nhau có quy mô và sự đa dạng trong nhóm tài sản khác nhau. Đối với các ngành, lĩnh vực đặc thù như khai khoáng, xây dựng, danh mục TSCĐHH sẽ khác biệt hoàn toàn so với các DN thuộc ngành, lĩnh vực thương mại, sản xuất. Do đó, quy mô và đặc điểm TSCĐHH của DN là nhân tố tác động mãnh mẽ tới kiểm toán khoản mục TSCĐHH.
Công tác quản lý TSCĐHH tại đơn vị được kiểm toán, TSCĐHH là cơ sở vật
chất chủ yếu giúp cho DN đạt được mục tiêu về hoạt động sản xuất và tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ đặt ra với mỗi DN là phải tăng cường công tác quản lý TSCĐHH nhằm đạt hiệu quả hơn. Hơn nữa, trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐHH vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhưng
giá trị của nó giảm dần sau mỗi chu kỳ kinh doanh nên trong công tác quản lý TSCĐHH, các DN cần theo dõi cả về mặt hiện vật và giá trị của TSCĐHH. Do đó, kiểm toán TSCĐHH đối với một DN có công tác quản lý TSCĐHH chặt chẽ, quy chuẩn sẽ có phương pháp tiếp cận và thủ tục thực hiện khác với kiểm toán khoản mục TSCĐHH tại đơn vị có công tác quản lý kém hiệu quả.
1.3.3. Các nhân tố khác
Hiểu quả của quá trình kiểm toán, một quá trình kiểm toán hiệu quả được cho
là có tác động tích cực tới chất lượng kiểm toán khi phương pháp và công cụ kiểm toán áp dụng trong quá trình kiểm toán được tôt chức tốt, cung cấp khuôn mẫu và thủ tục để đạt đươc các bằng chứng thích hợp và đầy đủ cho cuộc kiểm toán.
Sự trung thực và hữu ích của báo cáo kiểm toán được cho là có ảnh hưởng tích
cực tới chất lượng kiểm toán khi báo cáo kiểm toán thể hiện một cách rõ ràng ý kiến của KTV về BCTC đã được kiểm toán cũng như các ý kiến đối với các nhà quản lý, báo cáo đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng phù hợp với bối cảnh pháp luật và các quy định hiện hành.
Các nhân tố bên ngoài không phụ thuộc vào kiểm soát của KTV bao gồm cách
thức quản trị của công ty có ảnh hưởng nhất định tới BCTC và chất lượng kiểm toán. Ủy ban kiểm toán hay Ban kiểm soát của khách hàng kiểm toán. Môi trường pháp lý liên quan đến kiểm toán, ...
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN VACO THỰC HIỆN TẠI KHÁCH HÀNG 2.1. Tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán VACO
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển