6. Kết cấu cấu của đề tài
1.3.1. Các nhân tố liên quan đến KTV và Công ty Kiểm toán
Văn hóa của công ty kiểm toán là nhân tố có ảnh hưởng thận chiều tới chất
lượng kiểm toán, khi các nhà lãnh đạo công ty kiểm toán có thể tạo ra môi trường mà việc đạt được chất lượng cao được coi là một giá trị, đầu tư cho việc theo đuổi chất lượng cao và có phần thưởng xứng đáng cho việc đạt chất lượng cao.
Kỹ năng và phẩm chất của KTV được coi là có ảnh hưởng tích cực tới chất
lượng kiểm toán khi chủ nhiệm kiểm toán và KTV am hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng, tuân thủ chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp.
Hiểu biết của KTV về TSCĐHH của đơn vị được kiểm toán, khi KTV có kiến
thức nhất định về đặc điểm của TSCĐHH của DN, đặc biệt là các DN trong lĩnh vực đặc thù, các xét đoán nghề nghiệp được đưa ra bởi KTV chính xác hơn và gia tăng chất lượng của kiểm toán khoản mục TSCĐHH trong kiểm toán BCTC.
1.3.2. Các nhân tố liên quan đến đơn vị được kiểm toán
Quy mô, đặc điểm TSCĐHH của DN là một nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ. Các
DN thuộc lĩnh vực khách nhau có quy mô và sự đa dạng trong nhóm tài sản khác nhau. Đối với các ngành, lĩnh vực đặc thù như khai khoáng, xây dựng, danh mục TSCĐHH sẽ khác biệt hoàn toàn so với các DN thuộc ngành, lĩnh vực thương mại, sản xuất. Do đó, quy mô và đặc điểm TSCĐHH của DN là nhân tố tác động mãnh mẽ tới kiểm toán khoản mục TSCĐHH.
Công tác quản lý TSCĐHH tại đơn vị được kiểm toán, TSCĐHH là cơ sở vật
chất chủ yếu giúp cho DN đạt được mục tiêu về hoạt động sản xuất và tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ đặt ra với mỗi DN là phải tăng cường công tác quản lý TSCĐHH nhằm đạt hiệu quả hơn. Hơn nữa, trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐHH vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhưng
giá trị của nó giảm dần sau mỗi chu kỳ kinh doanh nên trong công tác quản lý TSCĐHH, các DN cần theo dõi cả về mặt hiện vật và giá trị của TSCĐHH. Do đó, kiểm toán TSCĐHH đối với một DN có công tác quản lý TSCĐHH chặt chẽ, quy chuẩn sẽ có phương pháp tiếp cận và thủ tục thực hiện khác với kiểm toán khoản mục TSCĐHH tại đơn vị có công tác quản lý kém hiệu quả.
1.3.3. Các nhân tố khác
Hiểu quả của quá trình kiểm toán, một quá trình kiểm toán hiệu quả được cho
là có tác động tích cực tới chất lượng kiểm toán khi phương pháp và công cụ kiểm toán áp dụng trong quá trình kiểm toán được tôt chức tốt, cung cấp khuôn mẫu và thủ tục để đạt đươc các bằng chứng thích hợp và đầy đủ cho cuộc kiểm toán.
Sự trung thực và hữu ích của báo cáo kiểm toán được cho là có ảnh hưởng tích
cực tới chất lượng kiểm toán khi báo cáo kiểm toán thể hiện một cách rõ ràng ý kiến của KTV về BCTC đã được kiểm toán cũng như các ý kiến đối với các nhà quản lý, báo cáo đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng phù hợp với bối cảnh pháp luật và các quy định hiện hành.
Các nhân tố bên ngoài không phụ thuộc vào kiểm soát của KTV bao gồm cách
thức quản trị của công ty có ảnh hưởng nhất định tới BCTC và chất lượng kiểm toán. Ủy ban kiểm toán hay Ban kiểm soát của khách hàng kiểm toán. Môi trường pháp lý liên quan đến kiểm toán, ...
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN VACO THỰC HIỆN TẠI KHÁCH HÀNG 2.1. Tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán VACO
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Giới thiệu chung về công ty TNHH kiểm toán VACO
Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán VACO Viết tắt là: VACO (Việt Nam Auditing Company)
Trụ sở chính: Tầng 12A, Số 63 Lê Văn Lương - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội
Văn phòng: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai Website: www.vaco.com.vn
Logo Công ty:
varo
Tầm nhìn và sứ mệnh:
Tầm nhìn: Trở thành một trong các Công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam Sứ mệnh: Hỗ trợ khách hàng và nhân viên của Công ty thành công vượt bậc
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm Toán VACO
Công ty TNHH kiểm toán VACO là một trong hai công ty kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam, với một bề dày lịch sử lâu đời trong nước. Để xây dựng được đội ngũ công ty lớn mạnh và phát triển, theo tài liệu nội bộ trích từ trang website công ty TNHH kiểm toán VACO thì công ty đã trải qua bốn giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ năm 1991 - 1997
Ngày 13/5/1991, Quyết định của Bộ Tài Chính số 165/TC/QĐ/TCCB, Công ty với tên gọi là công ty kiểm toán Việt Nam cùng với công ty AASC là hai công ty kiểm toán đặt nền móng đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các dịch vụ về kế toán - kiểm toán cho tất cả các công ty bao gồm các công ty có vốn nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài, ...
Ngày 07/12/1991 theo số 525/TC/QĐ/TCCB của Bộ tài chính quyết định, Công ty TNHH VACO thành lập văn phòng đại diện của mình ở TP. Hồ Chí Minh.
Ngày 01/04/1993, Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của công ty, Bộ trưởng quyết đinh số 194/TC/QĐ/ TCCB của bộ trưởng Bộ Tài chính, Công ty mở thêm chi nhánh ở Đà Nằng. Ngày 15/02/1995
Theo quyết định số 122 TC/QĐ/TCCB của bộ trưởng Bộ Tài Chính, Văn Phòng đại điện ở TP. Hồ Chí Minh được thành lập để trở thành công ty kiểm toán A&C (Nay là công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C).
Theo quyết định số 123 TC/QĐ/ TCCB của bộ trưởng bộ tài chính, chi nhánh ở Đà Nằng trở thành công ty AAC (Nay là công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC)
Với định hướng, mục tiêu trở thành một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam và trên Thế giới về cung cấp các dịch vụ liên quan đến kế toán- kiểm toán, VACO đang cố gắng từng bước xây dựng danh tiếng cho mình. Ngoài ra công ty còn chú trọng trong việc xây dựng mối quan hệ hợp tác cùng phát triển với các công ty kiểm toán hàng đầu như Deloitte Touche Tohmatsu (DTT), Arthur Anderse (AA), Price Waterhouse Cooper (PwC), KPMG và Ernst and Young (E&Y) nhằm học hỏi kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật hay cập nhật những kiến thức kiểm toán mới nhất, phương pháp kiểm toán, quản lý mới để gia tăng hiệu quả hoạt động, hiệu năng quản lý cũng như chất lượng của các cuộc kiểm toán để đảm bảo cung câp đầy đủ, trung thực và hợp lý các thông tin kiểm toán cho các bên liên quan. Trên cơ sở hợp tác kinh doanh đó, ngày 4/4/1995, ủy ban nhà nước về hợp tác đầu tư (nay là bộ kế hoạch và đầu tư) ban hành quyết định 1187/GP cho phép 2/3 số nhân viên VACO tách ra thành lập liên doanh VACO- Deloitte Touche Tomatsu (VACO- DTT) còn gọi là phòng dịch vụ quốc tế ISD - International Services Division.
Đánh dấu những ngày thành lập đầu tiền của công ty TNHH VACO khi văn phòng của VACO tại Hà Nội chỉ có 9 thành viên.
Ngày 27/5/1996 VACO quyết định thành lập chi nhánh ở Hải Phòng với 15 nhân viên, phụ trách mạng kiểm toán BCTC theo quyết định số 448/TC/QĐ/TCCB của BTC để có thể đáp ứng đầy đủ và tốt hơn nữa nhu cầu của thị trường.
Giai đoạn 2: Từ năm 1997-2003
Ngày 1/10/1997 Vaco được phép mua lại phần vốn góp của Deloiote Touche Tohmatsu trong liên doanh VACO- DTT. Đồng thời, Theo quyết định số 263/BKH
-QLDA ngày 29/10/1997, Bộ kế hoạch và đầu tư đã chấp nhận nhượng quyền lợi của DTT trong liên doanh VACO-DTT cho phía Việt Nam mà đại diện là công ty TNHH kiểm toán VACO. Theo đó Vaco được công nhận là thành viên của DTT cùng với KPMG, E&Y, PwC hợp thành bốn hang kiểm toán lớn nhất thế giới
Giai đoạn 3: Từ năm 2003- 2007
Theo sự thay đổi của thị trường, Công ty cần phải thay đổi sang hình thức doanh nghiệp mới để phù hợp. Ngày 20/6/2003, Bộ tài Chính đã ban hành quyết định 192/TC/QĐ/TCCB chính thức chuyển đổi VACO thành công ty TNHH một thành viên với 100% vốn chủ sở hữu của BTC và lấy tên là công ty TNHH kiểm toán Việt Nam. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104000112 ngày 19/01/2004 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập công ty là 9.077.000.000 vnđ. Đồng thời, để mở rộng mạng lưới công ty, ngày 15/07/2004 VACO Thành lập chi nhánh Vaco ở miền Trung có trụ sở tại Đà Nằng.
Giai đoạn 4: Từ năm 2007 - Nay
Tháng 2/2017 VACO đã từng bước chuyển đổi trở thành thành viên của Deloitte Touche Tohmatsu do việc phòng dịch vụ quốc tế - ISD của VACO trở thành thành viên chính thức của Deloitte Touche Tohmatsu vào tháng 10/1997. Tháng 5/2017, Chính thức trở thành viên của Deloitte Touche Tohmatsu hay còn gọi là Deloitte Việt Nam. Deloitte Touche Tohmatsu” có một mạng lưới trên toàn cầu với 140 nước chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến kế kiểm. Deloitte Việt Nam sẽ được giám sát, quản lý, đào tạo theo mô hình của deloitte toàn cầu. Đồng thời, Deloitte Việt Nam sẽ phải trích một phần lợi nhuận như là một khoản phí thành viên. Cụ thể, Deloitte toàn cầu hỗ trợ Deloitte Việt Nam trong công tác đào tạo đội ngũ nhân viên và đưa vào ứng dụng hệ thống phương pháp kỹ thuật kiểm toán dựa trên AS/2 của Deloitte toàn cầu.
Tháng 3/2007, Công ty Kiểm toán VACO TNHH 1 thành viên được chuyển thành Cty TNHH 2 TV trở lên và chính thức được chuyển thành Công ty TNHH Deloitte Vietnam. Tháng 11/2007, Công ty Kiểm toán VACO được tách ra từ Công ty TNHH Deloitte Vietnam. Tháng 7/2007, VACO tiến hành cơ cấu lại tổ chức, chi nhánh Đà Nằng không còn tồn tại. Hiện nay, Công ty đã lớn mạnh với mạng lưới
khách hàng trải rộng khắp các tỉnh thành có rất nhiều khách hàng tin dùng. Công ty có văn phòng chính tại tầng 12A, tòa nhà Tổng Công ty 319, số 63 đường Lê Văn Lương, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội, và ba chi nhánh tại Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đồng Nai.”
2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty VACO
VACO đã và đang cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng với nhiều loại hình doanh nghiệp, hoạt động trên mọi lĩnh vực, từ những Doanh nghiệp sản xuất các ngành nghề đặc trưng của các tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước, các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty cổ phần, các công ty TNHH, các dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ, các Dự án đầu tư xây dựng cơ bản đạt chất lượng và tín nhiệm cao. VACO hoạt động theo pháp luật và cung cấp các dịch vụ sau:
- Dịch vụ kiểm toán - Dịch vụ tư vấn thuế - Dịch vụ kế toán
- Dịch vụ tư vấn tài chính và quản lý
- Thẩm định giá, xác định giá trị doanh nghiệp - Dịch vụ kiểm soát rủi ro doanh nghiệp (ERS) - Dịch vụ đào tạo và quản lý nguồn nhân lực
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hợp lý chính là một trong những yếu tố đem đến sự thành công của Công ty. VACO đã nghiên cứu xây dựng một bộ máy quản lý hoàn chỉnh, phù hợp nhằm đảm bảo tính hiệu quả và nâng cao tính cạnh tranh trong quá trình hoạt động. Mô hình Công ty áp dụng là hoạt động theo mô hình trực tuyến chức năng, trong đó BGĐ chịu trách nhiệm quản lý vĩ mô, ban hành các quyết định, còn các bộ phận chức năng làm nhiệm vụ tham mưu, đóng góp ý kiến và thực hiện các công việc được giao.
Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty: - Hội đồng thành viên: là bộ phận có quyền lực cao nhất trong công ty, bao gồm
những thành viên góp vốn vào công ty, quyết định những vấn đề quan trọng của Công ty.
- Phòng Hành chính kế toán: trợ giúp cho BGĐ trong công tác điều hành, quản
- Phòng Hành chính - Tổng hợp: Có nhiệm vụ quyết định về công tác tổ chức của Công ty, tổ chức nhân sự, quản lý công văn đến và đi, bảo vệ tài sản Công ty, có nhiệm vụ trợ giúp BGĐ trong việc điều hành, quản lý Công ty, theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp các báo cáo kế toán, thanh toán lương, tạm ứng cho cán bộ công nhân viên, ...
- Phòng Kiểm toán 1 (Kiểm toán xây dựng cơ bản): Có chức năng cung cấp các dịch vụ kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc hạng mục công trình hoàn thành... được thực hiện bởi đội ngũ KTV cũng như kỹ sư xây dựng có trình độ cao và giàu kinh nghiệm.
- Phòng Kiểm toán 2 (Kiểm toán báo cáo tài chính): Thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn, tài chính kế toán, kiểm toán và có thể cung cấp dịch vụ sang lĩnh vực khác để hỗ trợ các phòng khác trong Công ty.
- Bộ phận Thẩm định giá: Chuyên cung cấp dịch vụ thẩm định giá giá trị doanh nghiệp, máy móc thiết bị, tài sản cố định, cổ phiếu.
- Ngoài ra công ty còn có các bộ phận Tư vấn sáp nhập, mua bán doanh nghiệp, bộ phận đào tạo.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH kiểm toán VACO
(Nguồn: Tài liệu đào tạo Công ty TNHH kiểm toán VACO)
Công ty TNHH Kiểm toán VACO có trụ sở chính tại Hà Nội và các chi nhánh đặt tại Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh, với hơn 150 nhân viên, bao gồm cả nhân sự
người Việt và các chuyên gia nước ngoài tới Việt Nam làm việc. Cơ cấu nhân sự ở VACO nói riêng hay các công ty kiểm toán trong và ngoài nước khác đều khá đơn giản và có sự tương đồng. Dù làm việc ở bất kì nhánh dịch vụ nào của công ty, con đường thăng tiến trong sự nghiệp của một nhân viên công ty đều trải qua những cấp bậc chính như sau:
Sơ đồ 2.2: Cấp bậc tại công ty TNHH kiểm toán VACO
(Nguồn: Tài liệu đào tạo Công ty TNHH kiểm toán VACO)
2.2. Khái quát chung về dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện
2.2.1. Phương pháp và quy trình kiểm toán
VACO được tách ra từ công ty TNHH Kiểm toán Deloitte Việt Nam, mặc dù không còn là thành viên của Deloitte song VACO vẫn kế thừa được hệ thống phương pháp kiểm toán của Deloitte với một quy trình rất khoa học. Quy trình kiểm toán chung của VACO được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị kiểm toán; giai đoạn thực thực kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểm toán
Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm toán chung của VACO
(Nguồn: Tài liệu đào tạo Công ty TNHH kiểm toán VACO)
Năm 2017, Tổng Giám đốc VACO đã ký quyết định về việc áp dụng phương pháp kiểm toán theo cách tiếp cận dựa vào rủi ro và áp dụng phần mềm kiểm toán VACO Audit trong việc thực hiện kiểm toán.
2.2.2. Phần mềm kiểm toán
Để phục vụ cho quá trình kiểm toán báo cáo tài chính và hoàn thiện giấy tờ làm việc của nhân viên, BGĐ công ty TNHH Kiểm toán VACO cùng nhóm nghiên cứu bao gồm những nhân viên công tác lâu năm và trưởng phòng kiểm toán Báo cáo tài chính đã xây dựng phần mềm kiểm toán Báo cáo tài chính VACO (VACO Audit phiên bản 1.0). Đây là công cụ hành nghề chính mà VACO phát triển giành cho nhân viên kiểm toán của công ty, đảm bảo tính lưu trữ, bảo mật cũng như tăng tốc độ hoàn thiện giấy tờ làm việc, tạo ra sự logic để nhân viên có lối tư duy tốt hơn trong quá trình kiểm toán tại khách hàng.
Phần mềm kiểm toán báo cáo tài chính có sự đóng góp ý kiến của những Chủ