Thực ra, đều là sống, có người có thể cùng một lúc tiêu hết hàng nghìn USD, nhưng có người lại chỉ dùng 15 USD để sống cho hết ngày, đương nhiên mức độ sống ở đây không giống nhau, nhưng cũng có tiêu chuẩn để duy trì cuộc sống cơ bản nhất.
Làm thế nào để xây dựng thói quen sống cho mình? Trước tiên, bạn phải có kế hoạch, tính toán xem bạn có thể tiêu gì với 1/3 số tiền lương của mình. Giả sử tiền lương của bạn là 4740 USD, vậy thì bạn có thể xác định 1580 hoặc 3160 USD là sinh hoạt phí của bạn.
Sau đó, bạn phải rèn luyện cho mình khả năng mỗi tháng chỉ tiêu 1580 USD, hơn nữa số tiền được phép tiêu đặt riêng trong một tài khoản. Như thế là “ép” tiết kiệm.
Lúc mới bắt đầu, có thể bạn sẽ nghĩ ra rất nhiều lý do để tin rằng bạn không thể chỉ tiêu hết có 1580 USD, bạn sẽ nói phải trả tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền điện thoại, tiền sinh hoạt… Không cái gì có thể tiết kiệm được. Nhưng nếu bạn thực sự hạ quyết tâm kết thúc chuỗi ngày “ăn bữa nay lo bữa mai” thì ít nhất hãy cho mình một cơ hội để thử, chỉ dùng 1580 USD để tiêu trong một tháng.
Đây là một trận chiến rất thú vị, rèn luyện cho bạn khả năng linh hoạt khi đối phó với những thay đổi của cuộc sống. Để đạt được mục đích mỗi tháng chỉ chi tiêu trong vòng 1580 USD, bạn có thể nghĩ xem mình không nên sống trong một ngôi nhà quá sang trọng, hàng ngày bạn sẽ sẵn sàng đi bộ thêm vài bến xe buýt nữa, bạn còn sẵn sàng bỏ thói quen mỗi ngày uống một cốc Starbuck. Sau đó thì sao? Rất nhiều cách để đồng thời vừa đáp ứng được nguyện vọng mua sắm, vừa có thể tiết kiệm được tiền đã xuất hiện, cứ như thể mỗi tháng bạn chỉ kiếm được 1580 USD.
Sử dụng phương pháp “ép” tiết kiệm này, từ đó đạt được mục đích tạo thói quen sinh hoạt và chi tiêu là cách đơn giản và hữu hiệu nhất, rất nhiều người đều dùng cách này để biến mình từ một người nợ nần thành một người giàu có.
◆ Ghi chép! Ghi chép! Ghi chép!
Một nữ tỷ phú khi trả lời phỏng vấn của một tờ báo đã hào phóng chia sẻ bí quyết làm giàu của mình, chị nói, bước đầu tiên là ghi chép. Vào thời đại mà điện thoại công cộng vẫn còn rất phổ biến, chỉ là một người chỉ mất một tệ gọi điện thoại cũng phải ghi vào sổ. Chị rất trân trọng mọi đồng tiền mình có, do đó tiền bạc sẽ tới với chị.
Mình là cô gái như vậy sao?
Karen là một cô gái rất trẻ, nhiều năm nay, cô luôn sống cuộc sống của một người “cuối tháng hết tiền”. Cô không hiểu vì sao dù mình đã cố gắng tiết kiệm nhưng vẫn không để dành được đồng nào?
Katie cùng đi ăn cơm với người bạn Thục Cầm đã nhiều năm không gặp, tới khi thanh toán, Katie tiện tay móc hai tờ 100 USD ra đưa cho nhân viên, sau đó nhận lại mấy USD nhét vào túi rồi quay người bỏ đi.
Lúc này, Thục Cầm đuổi theo Katie, hỏi cô: - Một người bao nhiêu tiền để tớ gửi cậu. - Không cần đâu. - Katie hào phóng nói. - Sao thế được? Bao nhiêu tiền hả?
- Thực ra tớ cũng không biết, hình như là khoảng 100 USD. Bọn mình lâu rồi mới gặp, cậu chẳng mấy khi tới Đài Bắc thăm tớ, đừng tính toán thế.
- Được rồi. - Thục Cầm nói. - Nhưng bình thường cậu tiêu tiền đều không quan tâm tới số tiền sao?
- Đúng thế, tớ lười đếm lại lắm, dù sao lấy 100 USD để thanh toán, người ta trả lại mình là được rồi, chắc là trả lại mấy USD gì đó.
- Katie, là bạn thân nên tớ mới nói thật lòng với cậu! Tớ đoán, cậu chẳng có tiền tiết kiệm đúng không?
- Đúng thế! Sao cậu biết? Cậu hiểu tớ quá!
- Katie! Không phải tớ không hiểu cậu, mà là tớ làm việc ở ngân hàng, tớ biết rất rõ nếu không có khái niệm về số tiền thì rất dễ bị thấu chi.
- Vì sao?
- Vì cậu luôn tưởng rằng chênh nhau mấy chục USD, mấy trăm USD chẳng là bao, nhưng nếu tính cộng cả tháng vào, thì nó là một con số rất lớn đấy. Tớ đề nghị cậu nên ghi chép lại cẩn
thận số tiền mình tiêu, như thế sẽ giúp cậu rất nhiều đấy.