5. Không nói xấu người khác.
chủ yếu đã được dùng
để giải tỏa áp lực. Ví dụ, hàng ngày trước khi vào văn phòng, cô đã bắt đầu thấy căng thẳng, đau đầu, thế là phải mang theo một cốc cà phê thì mới bắt đầu được một ngày làm việc. Công việc buổi sáng kết thúc, Tiểu Vy sẽ tới một quán ăn ở gần công ty để dùng cơm, nhân tiện đi dạo phố và mua vài món đồ nho nhỏ, giải tỏa bớt áp lực của mình. Buổi chiều trước khi vào văn phòng, cô lại mang theo một cốc cà phê nữa. Có lúc công việc trong ngày gặp khó khăn gì, sau khi tan làm, Tiểu Vy sẽ lại nghĩ ra lý do gì đó để đi mua đồ, ăn những món ăn sang trọng, đắt tiền để giải tỏa căng thẳng.
Nói một cách đơn giản, mức thu nhập của Tiểu Vy chỉ vừa đủ để đối phó với nhu cầu giải tỏa áp lực của cô.
Một hôm, một người bạn của Tiểu Vy đùa với cô rằng, cả một tháng trời cô không để dành được đồng tiền nào, đúng là làm việc không công. Nếu thay đổi một công việc ít áp lực hơn, có phải sẽ để dành được một khoản hay không?
Mặc dù bạn của Tiểu Vy chỉ đùa, nhưng cũng không phải là không có lý.
Vốn dĩ công việc với mức lương càng cao thì áp lực càng lớn, mà khả năng chịu đựng áp lực của con người có hạn, nếu không tìm được “cửa ra” cho áp lực thì sẽ không thể nào kiên trì được lâu dài. Nhưng làm thế nào để tìm được một “cửa ra” cho áp lực lại là mấu chốt quyết định công việc đó có tăng thêm giá trị tài sản cho bạn hay không.
Thông thường, áp lực công việc quá lớn sẽ gây ra nhiều tác hại về sức khỏe. Mà trong thành phố, áp lực quá lớn thường dẫn tới những chi tiêu cảm tính.
Thực ra, Tiểu Vy vẫn chưa hiểu rằng áp lực công việc của cô đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống cá nhân, ngược lại còn cho rằng thu nhập cao sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, giúp cô có thể tiêu xài thoải mái. Cô tưởng rằng mình đang hưởng thụ cuộc sống, thực ra chỉ là đang “đuổi” áp lực đi mà thôi.
Do đó trước tiên Tiểu Vy cần nhận thức rõ, áp lực công việc của cô rất lớn, cô buộc phải tìm một cách chính xác để giải quyết chứ không được tiêu xài hoang phí để tự lừa gạt bản thân.
Nếu là vì lượng công việc quá nhiều, vậy thì điều mà Tiểu Vy có thể phải đối mặt là làm thế nào để “tiêu hóa” được hết khối lượng công việc này. Những điều này thì có thể được giải quyết bằng cách hỏi người đi trước hoặc trao đổi ý kiến với bạn bè.
Nếu vì công việc vượt quá phạm vi khả năng của mình, vậy thì điều mà Tiểu Vy nên đối mặt là làm thế nào để vượt qua được khả năng có hạn của mình, hoàn thành công việc mà cấp trên giao phó. Cô nên nghĩ cách để vận dụng các nguồn tài nguyên xung quanh, hỗ trợ mình hoàn thành công việc.
Sau đó, Tiểu Vy có thể hình thành cho mình một thói quen, đó là ngày nghỉ để cho mình được thả lỏng hoàn toàn, ngủ ở nhà tới khi nào tỉnh mới thôi, không liên lạc với bất kỳ người bạn nào, để đầu óc và cơ thể được giải tỏa thực sự.
Giải tỏa áp lực một cách thực sự không phải là ra sức làm một việc gì đó mà thuận theo nhu cầu của cơ thể, cho nó có một giấc ngủ thoải mái.