Đừng bao giờ vay tiền đầu tư

Một phần của tài liệu 28-cach-tro-thanh-nguoi-phu-nu-giau-co (Trang 119 - 121)

Bước đầu tiên của quản lý tài chính là tiết kiệm tiền. Tiết kiệm tiền nghe có vẻ đơn giản, nhưng trong quá trình tiết kiệm, bạn có thể học được rất nhiều khái niệm về hướng đi của đồng tiền. Ví dụ, bạn sẽ chú ý vật giá leo thang, lãi suất giảm xuống, một lần mua nhiều đồ sẽ được giảm giá, sản phẩm giá cao mua cùng với sản phẩm giá thấp sẽ được ưu đãi… Mà những điều này đều là khái niệm cơ bản cần có trong lĩnh vực quản lý tài chính.

Các chuyên gia khuyên mọi người rằng, sau khi tiết kiệm được thùng vàng đầu tiên trong cuộc đời thì hãy nói tới chuyện đầu tư. Điều này ngoại trừ nguyên nhân là muốn đầu tư thì phải có vốn, còn vì nếu ngay cả khái niệm cơ bản về đồng tiền bạn cũng không có, chứng tỏ khả năng quản lý tài chính của bạn rất kém, còn quá sớm để nói tới chuyện đầu tư. Bạn nên xuất phát từ việc tiết kiệm tiền, cho tới khi tiết kiệm được một khoản tiền nhất định rồi mới bắt đầu đầu tư. Có người cho rằng 47400 USD là đủ, nhưng khi tiết kiệm được 47400 USD vẫn chưa có đủ khả năng quản lý tài chính, nếu số tiền cao hơn một chút thì sẽ tốt hơn.

Nếu đã để dành được 47400 USD mà vẫn chưa có đủ khả năng quản lý tài chính thì đừng vay tiền để đầu tư. Vay tiền đầu tư có hai điểm thất bại lớn nhất.

Thứ nhất, đó là không có vốn mà chơi trò chơi tiền bạc, ngộ nhỡ đầu tư thất bại thì sẽ nợ nần chồng chất, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống.

Thứ hai, nếu không có khả năng tiết kiệm tiền, tức là không có khả năng quản lý tài chính, nếu đã không có khả năng quản lý tài chính thì đầu tư chắc chắn sẽ thất bại.

Thực ra mỗi người đều nên sống thực tế, có bao nhiêu tiền thì làm bấy nhiêu việc. Chỉ có như vậy, khi làm bất cứ chuyện gì bạn mới thấy tự do tự tại, giữ được khả năng phán đoán tốt nhất, ít bị sai lầm.

Một phần của tài liệu 28-cach-tro-thanh-nguoi-phu-nu-giau-co (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)