Quy định khoản tiền tiêu vặt mỗi ngày

Một phần của tài liệu 28-cach-tro-thanh-nguoi-phu-nu-giau-co (Trang 105 - 106)

Một số người chỉ cần thấy số tiền mặt trong ví không đủ, hoặc không mang theo thẻ tín dụng ra ngoài là sẽ ở vào trạng thái hoang mang, lo lắng. Họ luôn phải mang theo rất nhiều tiền mặt mới dám ra ngoài. Thực ra, bạn nên học cách mang ít tiền mặt để kiềm chế mức chi tiêu.

Mình là cô gái như vậy sao?

Rất nhiều người không tiết kiệm được tiền chủ yếu là vì họ chỉ biết hàng ngày ra cây ATM rút tiền, tiêu hết là đi rút, cho tới khi phát hiện ra trong tài khoản của mình không còn tiền nữa, họ mới bắt đầu kiềm chế chi tiêu. Như thế, đương nhiên là không thoát khỏi số phận “trông chờ tiền lương vào cuối tháng” rồi.

Sau khi bạn đã có thói quen ghi chép các khoản thu chi khoảng một năm, đã nắm giữ được hành vi tiêu dùng thường ngày của mình, lúc này, bạn có thể từ từ điều chỉnh lại mức chi tiêu của mình, để những khoản chi tiêu này chỉ nằm trong hạn mức mà mình đã quy định.

Mức chi tiêu của bạn phải phù hợp với thu nhập, chứ không phải là nghĩ cách tăng cao thu nhập để đáp ứng đủ các chi tiêu vô tội vạ của mình. Nếu ham muốn mua sắm không thể kiềm chế được, thì cho dù có bao nhiêu tiền lương, bạn cũng không thể đáp ứng được ham muốn của mình, cũng không thể nào giúp bạn tiết kiệm được tiền.

Nói một cách đơn giản, nếu một người có mức thu nhập hàng tháng là 3950 USD không tiết kiệm được tiền, thì khi mức thu nhập vượt quá 16 nghìn cũng sẽ không thể nào tiết kiệm được. Nếu một khoản tiền nhỏ còn không đối phó được thì đừng nói là khoản tiền lớn hơn.

mỗi ngày, đây là một cuộc cạnh tranh đầy tính sáng tạo. Trong khoản tiền có hạn, bạn có thể đáp ứng được nhu cầu sống của mình, đó là bước đầu tiên để trở thành một nữ tỷ phú.

Cách làm thông thường là, chia thu nhập ra thành 3 phần bằng nhau, một phần trong đó không đụng tới, coi như là để đối phó với những bất ngờ xảy ra trong cuộc sống, phần còn lại thì để đầu tư, phần cuối cùng dùng để chi tiêu trong tháng.

Mà phần cuối cùng, trước tiên hãy chi cho mỗi hóa đơn cố định trong tháng (bao gồm tiền thuê nhà, tiền trả góp mua xe…), số còn lại, trước tiên để tiêu vào việc ăn uống và đi lại hàng ngày, cuối cùng là khoản tiền dành cho giao tiếp và shopping.

Đương nhiên, trong khoản tiền lương ít ỏi, thông thường sẽ không còn bao nhiêu tiền để giao tiếp và shopping, điều này có thể khiến bạn thấy buồn. Rất nhiều người sau khi chia tiền xong đều cảm thấy mình không làm được, thế là từ bỏ. Thực ra chỉ cần động não một chút là có thể giúp bạn không phải sống cuộc sống quá đau khổ, ngược lại còn rất vui vẻ.

Trong khoản tiền cuối cùng dùng trong cuộc sống hàng ngày này, chia thành ba loại lớn là hóa đơn cố định, nhu cầu thiết yếu của cuộc sống và vui chơi. Trong số ba loại chi tiêu này, bạn có thể căn cứ vào sở thích của mình để phân chia số tiền tiêu dùng. Ví dụ, nếu bạn thực sự rất coi trọng thời gian shopping, vậy thì bạn có thể tiết kiệm tiền ăn uống và đi lại hàng ngày, số tiền đó dùng để mua sắm. Bạn cũng có thể không đi shopping hàng tháng, tiết kiệm số tiền đó lại và đi 2 tháng hoặc 3 tháng một lần. Như thế, vừa có thể đáp ứng được nhu cầu mua sắm của bạn, lại không bị thấu chi.

Ngoài ra, cho dù là hóa đơn cố định một tháng thì bạn vẫn có thể tiết kiệm. Chỉ cần khi sử dụng điện gas, bạn không lãng phí, nhắc nhở bản thân tiết kiệm một chút thì chắc chắn thành quả sẽ xuất hiện trên hóa đơn mỗi tháng. Mà số tiền tiết kiệm được có thể coi là “vốn” để bạn mua sắm hoặc tiếp tục đầu tư.

Một phần của tài liệu 28-cach-tro-thanh-nguoi-phu-nu-giau-co (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)