Phương pháp loại trừ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Sợi Phú Nam (Trang 34 - 36)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.1.5.2. Phương pháp loại trừ

Trong phân tích kinh doanh, để có cơ sở đánh giá, nhận xét đúng thì vấn đề

quan trọng và rất được quan tâm nghiên cứu là các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng

và lượng hoá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh.

Phương pháp thường được sửdụng để lượng hoá mức độ ảnh hưởng của các nhân tốlà

phương pháp loại trừ.

Loại trừ là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quảkinh doanh, bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tốnày thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Để làm được điều đó, ta có thể sử dụng hai

phương pháp sau:

Phương pháp thay thếliên hoàn

Với phương pháp “thay thế liên hoàn”, chúng ta có thể xác định được ảnh

hưởng của các nhân tốthông qua việc thay thếlần lượt và liên tiếp các nhân tố đểxác

định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Khi thực hiện phương pháp này cần quán triệt các nguyên tắc sau:

- Thiết lập mối quan hệtoán học của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng; trong

trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hay chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước

đến nhân tốthứyếu.

- Lần lượt thay thế, nhân tố lượng được thay thế trước rồi đến nhân tố chất; nhân tố được thay thếthì lấy giá trịthực tế, nhân tốchưa được thay thếthì giữnguyên kỳgốc; nhân tố đã được thay thế thì lấy giá trị thực tế, cứmỗi lần thay thếtính ra giá trịcủa lần thay thế đó; lấy kết quả tính được trừ đi kết quảlần thay thế trước nó ta xác

định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó (kết quảlần thay thế trước của lần thay thế đầu tiên là so với kỳgốc).

- Tổng đại sốmứcảnh hưởng của các nhân tốphải bằng đối tượng phân tích (là số chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc). Có thể cụ thể các nguyên tắc trên thành

các bước như sau:

Bước 1: Xác định đối tượng phân tích: là mức chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳphân tích so với chỉtiêu kỳgốc.

Bước 2: Thiết lập mối quan hệcủa các nhân tố ảnh hưởng với chỉtiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố đó theo trình tựtừ lượng đến chất.

Bước 3: Lần lượt thay thếcác nhân tốkỳphân tích vào kỳgốc theo trình tựsắp xếpở bước 2.

Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thếlần sau trừ đi kết quảlần thay thế trước nó ta xác định

được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó (kết quả lần thay thế trước của lần thay thế đầu tiên là so với kỳgốc).

Phương pháp sốchênh lch

Phương pháp số chênh lệch là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế

liên hoàn, nó tôn trọng đầy đủ các bước tiến hành như phương pháp thay thếliên hoàn. Nó khác ở chỗ sử dụng chênh lệch giữa kỳphân tích với kỳ gốc của từng nhân tố để xác địnhảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉtiêu phân tích.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Sợi Phú Nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)