4. Phương pháp nghiên cứu
1.1.5.3. Phương pháp liên hệ
Mọi kết quả kinh doanh đều có mối liên hệ với nhau, giữa các mặt, các bộ
phận,.... Ðể lượng hoá các mối liên hệ đó, ngoài các phương pháp đã nêu, trong phân tích kinh doanh còn sử dụng phổ biến các phương pháp liên hệ như: liên hệ cân đối, liên hệtuyến tính và phi tuyến tính...
Phương pháp liên hệ cân đối
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hình thành nhiều mối liên hệ cân đối. Cân đối là sựcân bằng về lượng giữa hai mặt, giữa các yếu tốcủa quá trình kinh doanh. Ví dụ như giữa tài sản và nguồn vốn kinh doanh, giữa các nguồn thu và chi, giữa nhu cầu sử dụng vốn và khả năng thanh toán, giữa nguồn huy động và sử
dụng vật tư trongsản xuất kinh doanh.
Phương pháp liên hệ cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập và xây dựng kế hoạch và ngay cảtrong công tác hạch toán để nghiên cứu các mối liên hệvề
lượng của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó có thể xác định ảnh
hưởng của các nhân tố.
Phương pháp liên hệtrực tiếp
Là mối liên hệtheo một hướng xác định giữa các chỉ tiêu phân tích, chẳng hạn doanh thu có quan hệ cùng chiều với lượng hàng bán ra và giá bán ra, lợi nhuận có quan hệcùng chiều với giá thành, với tiền thuế... Trong mối liên hệtrực tiếp này, theo mức phụthuộc giữa các chỉtiêu có thểphân thành hai loại quan hệchủyếu:
- Liên hệ trực tiếp: Giữa các chỉ tiêu như giữa lợi nhuận với giá thành...Trong những trường hợp này, các mối liên hệ không qua một chỉ tiêu liên quan nào: giá bán
tăng (hoặc giá thành giảm) sẽlàm lợi nhuận tăng...
- Liên hệ gián tiếp: Là quan hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ phụ thuộc giữa chúng được xác định bằng một hệ số riêng. Trong trường hợp cần thống kê số
liệu nhiều lần để đảm bảo tính chính xác của mối liên hệ thì hệ số này được xác định theo công thức chung của hệsố tương quan.
Phương pháp liên hệphi tuyến tính
Là mối liên hệgiữa các chỉ tiêu trong đó mức liên hệ không được xác định theo tỷ lệvà chiều hướng liên hệ luôn luôn biến đổi: liên hệgiữa năng suất, sản lượng cây
lâu năm (cao su, cà phê) với số năm khai thác, giữa lượng phân bón với năng suất cây trồng, giữa lượng vốn sửdụng với tỷsuất sinh lời của vốn...
Trong những trường hợp này, mối liên hệ giữa chỉ tiêu phân tích (hàm số) với các nhân tố(biến số) thường có dạng hàm luỹthừa. Ðểquy vềhàm tuyến tính, người ta dùng các thuật toán khác nhau như phép loga, bảng tương quan và phương trình chuẩn tắc... Cũng có thể dùng vi phân hàm số của giải tích toán học để xác định ảnh
hưởng của các nhân tố đến mức biến động của chỉ tiêu phân tích. Tuy nhiên những mối liên hệ phức tạp này chỉ sửdụng trong phân tích chuyên đề hoặc trong phân tích
đồng bộphục vụcho yêu cầu của quản lý.