4. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Khái quát chung về ngành dệt may Việt Nam
Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủlực của Việt Nam. Với sựphát triển của công nghệkĩ thuật, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỷlệlớn và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hòa, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Trong những năm gần đây ngành công nghiệp dệt may đã có những bước tiến
vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành khoảng 30%/năm, trong lĩnh vực xuất khẩu tốc độ tăng trưởng bình quân 24,8%/năm và chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tính đến nay cả nước có khoảng 822 doanh nghiệp dệt may,
trong đó doanh nghiệp quốc doanh là 231 doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 370 doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 221 doanh nghiệp.
Bên cạnh đó ngành dệt may đã thu hút được một lượng lớn các dự án và vốn
đầu tư từ nước ngoài (FDI). Theo báo cáo từHiệp hội ngành Dệt may (Vitas): trong 5
tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã thu hút được 63 dự án nước ngoài với tổng số vốn
đầu tư khoảng 700 triệu USD, bao gồm 12 dự án từ Hàn Quốc, 17 dự án từ Trung Quốc…
Chính vì sựphát triển mạnh mẽ của FDI mà có sựcạnh tranh khá gay gắt giữa các doanh nghiệp dệt may FDI và doanh nghiệp dệt may trong nước. Các khía cạnh cạnh tranh bao gồm: nguồn lao động, đơn hàng, nguyên liệu… Chính vì thể để nâng
cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư nhiều vào phát triển công nghệkỹthuật để tạo năng suất caohơn và hiệu quảsản xuất tốt hơn.
Dệt may trong nhiều năm qua đã có những đóng góp lớn cho tăng trưởng xuất khẩu của cả nước: là ngành tiên phong xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thếgiới, giúp
thu về một lượng lớn ngoại tệ. Tổng giá trị xuất khẩu đạt 25,67 tỷ USD trong 8 tháng
đầu năm 2019.
Cùng với đó, theo các chuyên gia, thời gian tới, ngành dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội và triển vọng phát triển, mởrộng thị trường sau khi Hiệp định thương mại tựdo Việt Nam -EU (EVFTA) được kí kết vào đầu năm 2020.
Với hiệp định EVFTA, 100% các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập khẩu về0% sau tối đa 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Cụthể, theo thống kê của Bộ Công Thương đối với mặt hàng dệt may, EU sẽxóa bỏthuếquan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sau 5 năm và 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm.
Với quy mô nhập khẩu hàng dệt may hàng năm hơn 250 tỷ USD, EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, chiếm 34% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may thế giới, với tổng cầu may mặc tăng trưởng bình quân 3%/năm, trong
khi thị phần xuất khẩu của dệt may Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 2,7%, dư địa để
ngành dệt may Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào thị trường EU sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực là rất triển vọng.
Tuy nhiên, quy tắc xuất xứ “từ vải trở đi” của Hiệp định EVFTA vẫn là thách thức trong ngắn hạn đối với ngành dệt may Việt Nam. Thực trạng ngành dệt may Việt
Nam chưa đủ vải chất lượng cao phục vụxuất khẩu vào EU, việc mua vải trong nước phải trảthuếVAT 10% đắt hơn so với vải nhập khẩu khiến lợi ích cắt giảm thuếquan
chưa đủ bù đắp đểgiảm giá bán cạnh tranh với các quốc gia khác.
Vấn đề Brexit cũng cần được lưu ý vì Anh đã chính thức rời EU từ ngày 31/1/2020 với thời gian chuyển đổi hạn chót là 31/12/2020 Anh vẫn được coi là thành viên EVFTA. Chính vì vậy từ nay đến cuối năm giảsử EVFTA có hiệu lực ngay năm
nay doanh nghiệp vẫn có thểsửdụng vải nhập khẩu của Anh để sản xuất vẫn đáp ứng quy tắc xuất xứ EVFTA nhưng câu chuyện sau ngày 31/12/2020 hiện chưa rõ ràng, phụthuộc vào đàm phán giữa Anh và EU.