Một số giải pháp đối với thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc

Một phần của tài liệu 196_tc_mat_tran_s196_t12-2019_file_xem_full2_YWAN (Trang 51)

bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ nhất,trong công tác giáo dục, vấn đề dạy chữ viết cho phụ nữ DTTS là ưu tiên hàng đầu. Đối với

nhóm đối tượng này, những chương trình dạy chữ cần thiết thực, kết hợp phát triển kinh tế và học chữ, để khuyến khích phụ nữ tham gia. Đối với những nhóm

đối tượng như học sinh tiểu học và trung học, cần đầu

tư thêm để các em có thể theo đến hết bậc trung học và học cao lên và tránh không bị rơi vào vòng tái mù như các thế hệ phụ nữ đi trước. Thực hiện nghiên cứu toàn diện hơn về tỷ lệ mù chữ trong phụ nữ DTTS để có thể đưa ra những giải pháp xóa mù phù hợp và tăng

cường sự tham gia của phụ nữ DTTS trong việc tiếp cận các cơ hội cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Thực hiện nghiên cứu tổng thể hơn về bối cảnh dễ bị tổn thương của phụ nữ DTTS để có thể đưa ra những

khuyến nghị và thiết kế những chính sách phù hợp với nhu cầu của phụ nữ DTTS, tăng cường khả năng chống

đỡ của họ trước các vấn đề toàn cầu hóa, biến đổi khí

hậu, những hiện tượng xã hội như nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em... Đây là những vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay, cần có giải pháp cơ bản đồng bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay.

Thứ hai, tăng cường mở các lớp tập huấn giảng dạy về

kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ về chăm sóc sức khoẻ, ni dạy con, dân số và có từ đó và kế hoạch hố gia đình, kỹ năng sống và tổ chức cuộc sống gia đình hạnh

phúc. Đồng thời, xây dựng hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và hội nhập quốc tế “có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hố, có lịng nhân hậu, tích cực lao động sản xuất, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.

Thứ ba, hiện nay lao động nữ thanh niên DTTS vẫn bị

tụt hậu so với mặt bằng chung của xã hội do rào cản ngôn ngữ và hạn chế về trình độ học vấn. Các lớp đào tạo dạy nghề cho phụ nữ DTTS cần quan tâm đến những đặc thù này và khả năng tham gia vào thị trường lao động cụ thể. Trong cơng tác đào tạo nghề thì cần có sự hài hòa về vai trò sản xuất và tái sản xuất của người phụ nữ.

Thứ tư, cần tiếp tục đầu tư và củng cố cơ sở hạ tầng ở

một số vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để giúp phụ nữ DTTS tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ giáo dục và y tế. Đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành, tạo điều kiện cho phụ nữ và nam giới

vùng DTTS có việc làm tại chỗ, có điều kiện phát triển kinh tế gia đình khơng phải đi làm ăn xa, có điều kiện chia sẻ lẫn nhau trong thực hiện vai trò sản xuất, sinh sản ni dưỡng, cộng đồng.

Bình đẳng giới, bình đẳng các dân tộc trở thành mục tiêu phát triển của Việt Nam nói riêng, của cộng đồng quốc tế nói chung. Để đạt được mục tiêu này cần sự vào cuộc của chính quyền, sự tham gia của toàn dân.v

Tài liệu tham khảo

Một phần của tài liệu 196_tc_mat_tran_s196_t12-2019_file_xem_full2_YWAN (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)