Đón Giáng sinh trên thế giớ

Một phần của tài liệu 196_tc_mat_tran_s196_t12-2019_file_xem_full2_YWAN (Trang 60 - 63)

Những chiếc đèn lồng rực rỡ màu sắc ở Philippines.

ẢNH: MOMONDO

Chú dê Yule bằng rơm cao 13m ở Thụy Điển.

N HữN G V ẤN Đ Ề Q UốC Tế V À Đ ốI N G OạI N H Â N D Â N

Tại một quốc gia khác ở châu Á là Nhật Bản, người dân

ở đây đón Giáng sinh với một truyền thống kỳ lạ. Bên

cạnh những truyền thống quen thuộc như trang trí nhà cửa, tặng quà Giáng sinh, thì người Nhật lại cùng nhau trải nghiệm những điều mới mẻ, có phần kì quặc. Điển

hình như thực đơn lễ hội sẽ khơng thể thiếu những món

ăn của KFC (Chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh của Mỹ chuyên

về các sản phẩm gà rán). Ngay cả khi bạn khơng hiểu tiếng Nhật thì những bức ảnh về thực đơn Giáng sinh

được quảng cáo trên trang web của KFC Nhật Bản sẽ hấp

dẫn bạn. Một bữa tiệc gà rán cao cấp đêm Giáng sinh là một điểm thú vị trên đất nước mặt trời mọc.

Tại Thụy Điển, từ năm 1966, mỗi năm tượng một con dê Yule cao 13m đã được xây dựng ở trung tâm quảng trường lâu đài Gävle dành cho Mùa Vọng. Đây là khoảng thời gian đặc biệt thường kéo dài từ 22 đến 28 ngày và có 4 ngày Chủ nhật tính từ trước ngày Lễ Giáng sinh và chấm dứt vào Đêm vọng Lễ Giáng sinh. Chủ đề chính

của Mùa Vọng là chuẩn bị để kỷ niệm sự Giáng sinh của Chúa Giêsu.

Dê Yule là một nhân vật cổ xưa có nguồn gốc từ truyền thống ngoại giáo từ hàng ngàn năm trước. Cho

đến năm 1966, hình tượng Dê Yule thường được vinh

danh trong các bài hát và hình ảnh được sử dụng làm vật trang trí. Con dê Yule tại thành phố Gävle được làm từ vật liệu rơm và vào đêm giao thừa đón năm mới, người dân sẽ đốt cháy con dê này. Truyền thống đón năm mới này đã chính thức ra đời kể từ năm 1966. Trong đêm giao thừa sẽ có một số người mặc trang phục ơng già Noel và chiếc bánh gừng bắn mũi tên rực lửa để thiêu cháy con dê rơm Yule.

Tại Áo, một nhân vật kì lạ có phần kinh dị xuất hiện vào dịp lễ Giáng sinh nhằm hù dọa trẻ em. Đó là sinh vật quái thú Krampus với gương mặt đáng sợ, một số chàng trai sẽ hóa trang thành nhân vật này đi lang thang trên

đường phố, khiến trẻ em sợ hãi, đồng thời trừng phạt kẻ

xấu. Theo truyền thống của Áo, Thánh Nicholas thưởng cho những đứa trẻ ngoan, trong khi Krampus sẽ phạt những đứa trẻ hư.

Người Iceland đón Giáng sinh bằng một hoạt động vui nhộn. Trong 13 ngày trước Giáng sinh, 13 nhân vật đặc biệt có tên gọi Yule Lad (quỷ lùn) sẽ đến thăm trẻ em trên khắp đất nước trong 13 đêm. Trong thời gian này, trước khi đi ngủ mỗi đêm, trẻ em sẽ đặt đơi giày u thích nhất của chúng bên cửa sổ. Các Yule Lad sẽ tặng quà cho những

đứa trẻ ngoan và để lại những củ khoai tây thối cho

những đứa trẻ chưa ngoan. Với trang phục truyền thống của người Iceland, các Yule Lad tinh quái này mang những cái tên có thể gợi ý về loại rắc rối mà họ muốn tạo ra như: Hurðaskellir (sập cửa), Kertasníkir (ăn trộm nến), Giljagaur (ăn cắp bọt từ xơ sữa trong chuồng cừu),

Þvưrusleikir (liếm thìa), Pottaskefill (ăn cắp những chiếc nồi chưa rửa và liếm chúng) hay Stúfur (ăn cắp thức ăn từ chảo rán).

Thánh Nicholas cưỡi lừa đi dạo vào đêm ngày 6/12 và

để lại những món quà nhỏ như tiền xu, socola, quả cam

hay đồ chơi trong những chiếc giày của trẻ nhỏ. Đó là

phong tục đón Giáng sinh truyền thống trên khắp nước

Đức, đặc biệt ở khu vực Bavaria. Thánh Nicholas cũng đến

thăm trẻ em ở trường, để đổi lấy những món quà nhỏ như

bánh kẹo, mỗi đứa trẻ phải đọc một bài thơ, hát một bài, hay vẽ một bức tranh. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự xuất hiện của Thánh Nicholas cũng đem lại niềm vui cho những đứa trẻ, bởi ơng có thể sẽ mang theo Knecht

Ruprecht - một nhân vật giống như ác quỷ mặc quần áo tối màu phủ đầy chng và có một bộ râu bẩn thỉu. Nhân vật này thường mang theo một cây gậy hoặc cây roi nhỏ trong tay để trừng phạt những đứa trẻ hư.

Một truyền thống Giáng sinh dù khơng chính thức, nhưng khá phổ biến ở Na Uy đó là mọi người sẽ giấu đi những chiếc chổi. Truyền thống này bắt nguồn từ nhiều thế kỷ trước khi mọi người tin rằng phù thủy và linh hồn ma quỷ xuất hiện vào đêm Giáng sinh và tìm kiếm những chiếc chổi để cưỡi. Cho đến ngày nay, nhiều người vẫn giấu chổi ở nơi an toàn nhất trong nhà, nhằm ngăn chặn chúng bị đánh cắp.

Trước khi Kitô giáo đến với người Đan Mạch, Giáng sinh là lễ kỷ niệm cho những ngày tươi sáng hơn, vì nó diễn ra trước ngày Đơng Chí. Vào ngày này, các ngơi nhà

được trang trí bằng các nhân vật có tên gọi là Nisser, được

tin có khả năng bảo vệ người dân. Vào đêm ngày 24/12, các gia đình Đan Mạch đặt cây thơng Giáng sinh ở giữa phịng khách để nhảy múa xung quanh nó và cùng hát những bài hát mừng Giáng sinh.

Quỷ Krampus xuất hiện dịp lễ Giáng sinh ở Áo.

NHỮNG VẤN ĐỀ QUốC Tế VÀ ĐốI NGOạI NHÂN DÂN

Tại Ba Lan, người dân sẽ chờ đến khi ngôi sao đầu tiên xuất hiện trên bầu trời đêm để bắt đầu bữa tối Giáng sinh. Người Kitô hữu chính thống chiếm gần 49% dân số Ukraine, họ mừng Giáng sinh vào ngày 7/1 với những bộ trang phục truyền thống và đi bộ quanh thị trấn, hát những bài hát mừng. Một món ăn có tên gọi Kutya làm bằng lúa mì trộn với mật ong và các loại hạt là món ăn chính đêm Giáng sinh. Một số gia đình có phong tục ném muỗng Kutya lên trần nhà, nếu muỗng dính vào trần nhà thì họ sẽ có một vụ mùa bội thu trong năm tới.

Đến khu vực Mỹ Latinh, người dân các quốc gia nơi đây cũng có những phong tục đón Giáng sinh độc đáo.

Người dân các thành phố lớn ở Venezuela sẽ đến nhà thờ vào sáng sớm. Tưởng như đó là một phong tục rất bình thường, nhưng lại đặc biệt bởi họ sẽ di chuyển trên

những chiếc giày trượt patin. Truyền thống độc đáo này phổ biến đến mức vào dịp lễ các con đường trong thành phố sẽ đóng, khơng cho xe cộ qua lại để mọi người có thể thoải mái trượt patin đến nhà thờ một cách an toàn trước khi trở về nhà đón bữa tối Giáng sinh truyền thống với món bánh Tamales được làm từ bột ngơ nhồi thịt.

Ngày Nến nhỏ đánh dấu sự khởi đầu của mùa Giáng sinh trên khắp đất nước Colombia. Để tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, người dân nơi đây thường

đặt nến và đèn lồng giấy ở cửa sổ, ban công và sân trước

nhà. Truyền thống này dần phổ biến và ngày nay toàn bộ các thị trấn và thành phố trên cả nước được thắp sáng bởi những chiếc đèn nhiều màu sắc.

Các gia đình Brazil thường đón bữa tối Giáng sinh muộn vào lúc 10 giờ đêm. Sau đó vào đúng nửa đêm họ

sẽ trao đổi quà tặng, bánh mì nướng và chúc nhau Giáng sinh vui vẻ.

Di chuyển lên khu vực Bắc Mỹ, sự kiện Lễ hội ánh sáng Cavalcade hàng năm ở thành phố Toronto, Canada

đánh dấu sự khởi đầu chính thức cho mùa lễ hội. Sự

kiện đầu tiên diễn ra vào năm 1967, nhằm chào mừng Tịa thị chính và quảng trường Nathan Phillips mới xây dựng tại Toronto. Các cây thơng được chiếu sáng bởi hơn 300.000 bóng đèn LED tiết kiệm năng lượng tỏa sáng từ chập tối cho đến 11 giờ đêm trong suốt dịp lễ Giáng sinh. Ngoài ra, người dân và khách du lịch nơi

đây còn được thưởng thức những màn trình diễn pháo

hoa ngoạn mục và tham gia vào một số hoạt động trượt băng ngoài trời.

Người Mexico đón mùa Giáng sinh bắt đầu vào

tháng 12 bằng một cuộc tuần hành tơn giáo có tên gọi Las Posadas, nhằm tái hiện cuộc hành trình của Thánh Mary và Joseph. Những bông hoa trạng nguyên màu đỏ rực rõ được dùng để trang trí khắp nơi trong mùa lễ hội.

Lễ Giáng sinh ở Việt Nam ngày càng được chú ý hơn với nhiều hoạt động đặc biệt và khơng cịn là ngày dành riêng cho những người theo Đạo Thiên Chúa nữa. Trong dịp này, những ca khúc về Giáng sinh vang lên rộn rã trên nhiều đường phố. Cây thơng Noel được trang trí ở nhiều nơi, có thể là cây nhân tạo làm bằng nhựa, hoặc cây thật, thường là thông ba lá hoặc thông đuôi ngựa. Mọi người sẽ dành tặng cho nhau những món quà, đặc biệt là trẻ nhỏ. Những người theo Đạo Thiên Chúa sẽ chuẩn bị làm lễ tại Thánh đường.v

Món ăn Tamales truyền thống của người Venezuela.

ẢNH: MOMONDO

Lễ hội ánh sáng Cavalcade ở Toronto.

N HữN G V ẤN Đ Ề Q UốC Tế V À Đ ốI N G OạI N H Â N D Â N

THU ANH biên dịch

Một phần của tài liệu 196_tc_mat_tran_s196_t12-2019_file_xem_full2_YWAN (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)