1.3.3.1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra sâu rộng, do đó đ i hỏi các ngành kinh tế mũi nhọn phải sẵn sàng cho cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt. Ngân hàng là một trong những ngành gặp phải nhiều thách thức nhất từ bên ngoài vì các NHTM.
1.3.3.2. Ngân hàng tại Việt Nam còn rất non trẻ so với các ngân hàng lớn trên thế giới. Đứng trước thực trạng đó, SCB nói chung và SCB Ba Đình nói riêng buộc phải đổi mới theo hướng hoạt động thực sự có hiệu quả, đáp ứng đa dạng các nhu cầu của thị trường. Qua nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ của một số quốc gia và một số NHTM trong nước, SCB Ba Đình rút ra một số kinh nghiệm cho mình như sau:
1.3.3.3. Thứ nhất, ngân hàng cần phân tích rõ thị trường và khả năng cạnh tranh để có thể đưa ra chiến lược phát triển phù hợp với mình. Chiến lược cần mang tầm dài hạn và xác định được rõ mục tiêu cần thực hiện cho từng giai đoạn chiến lược. Bên cạnh đó, cần phải xác định rõ phân khúc thị trường và phân loại đối tượng khách hàng mục tiêu để có chiến lược cạnh tranh hợp lý cho từng phân khúc thị trường.
1.3.3.4. Thứ hai, việc chăm sóc khách hàng với phong cách chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ tốt sẽ tạo nên uy tín đối với khách hàng. Chất lượng dịch vụ tốt sẽ góp phần xây dựng mối quan hệ đặc biệt lâu dài với khách hàng, đồng thời cũng cố lòng trung thành của khách hàng với ngân hàng.
1.3.3.5. Thứ ba, nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên, xây dựng chuẩn mực phong cách phục vụ khách hàng. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có năng lực cao, gắn bó lâu dài, ổn định nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động phát triển nghiệp vụ thẻ nói riêng cũng như các nghiệp vụ ngân hàng nói chung của SCB Ba Đình.
1.3.3.6. Thứ tư, SCB cũng cần đẩy mạnh phát triển thêm về công nghệ để phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ. Ngân hàng cũng cần chú trọng việc mở rộng mạng lưới ĐVCNT, hệ thống máy ATM và hệ thống ngân hàng điện tử hoạt động 24 24, đồng thời gia tăng các tiện ích để thu hút khách hàng.
1.3.3.7. Thứ năm, mở rộng thêm hệ thống kết nối thẻ, ngoài việc phát triển các tính năng sẵn có như rút tiền, vấn tin giao dịch, hệ thống còn phải mở rộng việc thanh toán tại các ĐVCNT của các ngân hàng khác nhau, cho phép chuyển khoản giữa các tài khoản khác ngân hàng. Liên minh này sẽ tạo ra sự thống nhất giữa các tổ chức phát hành thẻ trong nước, giúp các tổ chức phát hành liên kết để sử dụng chung nguồn tài nguyên như nhau như hệ thống máy ATM, tránh việc đầu tư xây dựng quá nhiều các điểm đặt máy ATM gây lãng phí tiền của ngân hàng và của Nhà nước. Thứ sáu, SCB Ba Đình cần nhanh chóng nâng cao hơn nữa các tiện ích thẻ của mình, kết hợp với việc đa dạng hoá các sản phẩm để có thể tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Nâng cao tiện ích thẻ không chỉ có khả năng chi trả 1.3.3.8. nhiều nơi mà c n phải nâng cao tính an ninh, bảo mật của thẻ.
1.3.3.9. Thứ bảy, ngân hàng cần xây dựng chiến lược truyền thông, thực hiện quảng bá thương hiệu thường xuyên và mang tính hệ thống khoa học để quảng bá hình ảnh và tạo dựng thương hiệu SCB – Ngân hàng vì cộng đồng.
1.3.3.10.
1.3.3.11. CHƯƠNG 2
1.3.3.12. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ DÀNH
CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH BA ĐÌNH
1.3.3.13.