9. Bố cục luận văn
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank
2.2.3.2. Nhóm tiêu chí đo lường rủi ro mất vốn
Từ số liệu bảng 2.9 tác giả tổng hợp được bảng số liệu sau:
Bảng 2.11: Thực trạng nợ xấu của Sacombank giai đoạn 2014 – 2018
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018
Nợ xấu 1.522.509 10.778.413 13.745.344 10.404.688 5.462.505
Tổng dư nợ 128.015.011 185.916.813 198.859.665 222.946.630 256.622.753
Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,2 5,8 6,9 4,7 2,1
(Nguồn: Số liệu tổng hợp của tác giả)
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank giai đoạn 2014 – 2018
Năm 2014, Sacombank thực hiện nhiều biện pháp triệt để: tập trung nâng cao công tác ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn, áp dụng cơ chế linh hoạt trong xử lý tài sản cấn trừ nợ, giám sát chặt chẽ và xuyên suốt tại từng địa bàn, song hành với khách hàng, cùng tìm giải pháp tháo dỡ khó khăn, chuyển đổi nợ xấu thành trái phiếu VAMC, áp dụng chính sách khen thưởng đối với các đơn vị xử lý tốt nợ quá hạn... Nên tình hình nợ xấu của Sacombank có chuyển biến tích cực khi tổng dư nợ xấu là 1.522.509 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu 1,2%.
Năm 2015, do Sacombank nhận sáp nhập SouthernBank nên tỷ lệ nợ xấu tăng vọt do chất lượng tài sản của Southern Bank kém với tỷ lệ nợ xấu 55,31%, tương đương với 23.483 tỷ đồng tại thời điểm tháng 11/2015 (theo Thanh tra NHNN). Hết năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank là 5,8%, trong khi năm 2014 tỷ lệ nợ xấu chỉ có 1,2%.
Năm 2016, tỷ lệ nợ xấu Sacombank tiếp tục tăng do sáp nhập SouthernBank chưa xử lý được hết mà còn tăng thêm. Hết năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank là 6,9%, tổng dư nợ xấu là 13.745.344 triệu đồng.
Năm 2017, công tác QLRR tập trung, phối hợp chặt chẽ từ CN/PGD đến Văn phòng Khu vực và Mảng nghiệp vụ đã theo dõi và đánh giá sát sao kết quả thu hồi nợ, đề ra các giải pháp tích cực, đẩy nhanh tiến độ cơ cấu và xử lý nợ xấu, vận dụng hiệu quả công cụ VAMC nhằm lưu động hóa nguồn vốn một cách tối ưu… đưa nợ xấu cuối năm 2017 về mức 4,7%, thấp hơn nhiều so với năm 2016 là 6,9%.
Năm 2018, Thực hiện trích lập dự phịng đầy đủ giúp cho cơng tác phân tích, đánh giá hoạt động luôn đảm bảo đúng bản chất, trên nguyên tắc thận trọng, tạo điều kiện cho phát triển kinh doanh ổn định. Công tác dự báo được nâng lên đáng kể về phương thức và chất lượng, các Bản tin Tín dụng, Bản tin QLRR, Bản tin Xử lý nợ được ban hành hàng Quý, cung cấp những thơng tin tham khảo bổ ích, cảnh báo kịp thời các rủi ro ngành nghề, đưa ra những định hướng chung cho hoạt động tín dụng, cũng như các biện pháp xử lý nợ hiệu quả; Ngồi ra, qua cơng tác giám sát từ xa, kiểm toán nội bộ đã ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực, các sai sót, vi phạm được phát hiện sớm và xử lý nghiêm minh, khắc phục kịp thời, số lượng giao dịch có sai sót giảm đáng kể. Hết năm 2018, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank giảm xuống còn 2,1%, tổng dư nợ xấu là 5.462.505 triệu đồng.
Tuy nhiên, cũng phải lưu ý một điều là những khoản nợ xấu NH tuy giảm, nhưng thực chất lại “tồn” ở VAMC. Theo quy định, nếu VAMC khơng xử lý được thì các NH phải nhận lại sau 5 năm. Điều này có nghĩa nợ xấu vẫn là tiềm ẩn, chứ không hề “đẹp” như các tỷ lệ được báo cáo. Nếu sau 5 năm khoản nợ mà VAMC mua của NH khơng bán được để thu hồi vốn thì món nợ xấu đó sẽ quay trở lại NH. Khi đó, nợ xấu sẽ trở thành rất xấu, khơng thể xử lý được. Điều này có nghĩa dù nợ xấu được chuyển giao sang VAMC, song trách nhiệm chính về khoản nợ vẫn thuộc về NH.