Đánh giá về thực trạng rủi ro tín dụng tại Sacombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín002 (Trang 77)

9. Bố cục luận văn

2.3. Đánh giá về thực trạng rủi ro tín dụng tại Sacombank

2.3.1. Những kết quả đạt được

(1) Sacombankthiếtlậpđượcbộphậnquảnlýrủiro

Theo Chính sách quản lý rủi ro của Sacombank, trách nhiệm chung đối với quản lý rủi ro là HĐQT. Bên cạnh đó, Sacombank đã thành lập các Ủy ban trực thuộc HĐQT như Ủy ban quản lý rủi ro, Ban chỉ đạo ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn.

(2) Xây dựngđược hệ thốngvăn bảnlập quy hoànchỉnh

Hệ thống hành lang pháp lý của Sacombank được xây dựng hoàn chỉnh trên cơ sở dự báo trước rủi ro, được điều chỉnh liên tục phù hợp với thực tế trên cở sở đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả trong giới hạn rủi ro chấp nhận được. Điển hình như các văn bản sau đây:

- Chính sách tín dụng: Là văn bản ở cấp độ cao nhất trong hoạt động cấp tín dụng do HĐQT ban hành, trong đó quy định tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động cấp tín dụng từ đối tượng khách hàng, phương pháp thẩm định, cách thức kiểm tra giám sát,… cho đến các giới hạn rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.

- Chính sách quản lý rủi ro tín dụng: ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu của NHNN và yêu cầu về quản lý rủi ro tín dụng của Sacombank, giúp Sacombank định hướng quản trị rủi ro cũng như chủ động kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, giảm thiểu tối đa rủi ro tổn thất có thể xảy ra.

- Quy chế quản lý nợ: quy định tất cả các biện pháp quản lý nợ và cơ chế xử lý nợ đối với từng khoản nợ cụ thể nhằm định hướng và hỗ trợ cho nhân sự thực hiện vận dụng được các phương án xử lý nợ hiện nay.

- Hệ thống phân quyền phán quyết cấp tín dụng: Sacombank xây dựng hệ thống phân quyền phán quyết câp tín dụng dựa trên nguyên tắc nhanh, an toàn, hiệu quả. Hệ thống phân quyền phán quyết dựa trên tiêu chí về chất lượng tín dụng, quy mô tín dụng và địa bàn hoạt động.

- Ngoài ra còn có các quy trình, hướng dẫn chi tiết cho từng sản phẩm giúp hoạt động cấp tín dụng được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, giúp hoạt động kiểm tra giám sát được dễ dàng góp phần hạn chế được rủi ro, tổn thất cho Sacombank.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là công cụ hiệu quả để Sacombank quản lý rủi ro tín dụng cho cả khách hàng doanh nghiệp, cá nhân và định chế tài chính. Hệ thống thực hiện chấm điểm khách hàng dựa trên các thông tin định tính và định lượng nhằm đánh giá mức độ rủi ro của từng khách hàng cụ thể. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đáp ứng được yêu cầu hạn chế rủi ro ngay từ đầu. Từ khi tiếp cận khách hàng, hệ thống có thể tính toán và định lượng mức độ rủi ro mà khách hàng này có thể gây ra cho Sacombank từ đó định hướng cho cá nhân, đơn vị có liên quan đến thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng.

Bên cạnh đó, với sự tư vấn của Công ty Ernst & Young, Sacombank cũng đã xây dựng Hệ thống tính toán tổn thất dự kiến hỗ trợ việc phán quyết và cấp phát tín dụng, giúp hạn chế thấp nhất rủi ro. Đồng thời, các Chương trình CIC, Hệ thống Quản lý rủi ro hoạt động, Hệ thống đánh giá môi trường cũng được triển khai.

(4) Thực hiện triển khai áp dụng chuẩn Basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng

Sacombank là 1 trong 10 ngân hàng được NHNN lựa chọn triển khai thí điểm Basel II. Trong năm 2014, Ban Chỉ đạo và Đội Dự án Basel II Sacombank đã tiến hành rà soát và ban hành báo cáo mức độ chênh lệch và kế hoạch tổng thể triển khai Basel II. Đây là chiến lược quan trọng trong dài hạn để hoàn thiện đưa công tác quản trị rủi ro của Sacombank lên cấp độ cao hơn, tiến gần đến chuẩn mực quản trị rủi ro của các ngân hàng hiện đại trên thế giới.

(5) Cho vay theo sát tiến độ kế hoạch

Nhằm kích thích tăng trưởng tín dụng phù hợp với định hướng của chính phủ và NHNN, Sacombank đã triển khai 13 gói cho vay ưu đãi trị giá khoảng 39.000 tỷ đồng và 100 triệu USD dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp SMEs thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trên cả nước. Cho vay củng tăng đáng kể, chủ yếu loại tiền VND, kỳ hạn trung dài hạn thuộc nhóm khách hàng cá nhân với sản phẩm chủ đạo là cho vay phân tán, nhỏ lẻ. Đồng thời, Sacombank cũng tăng cường cho vay đối với SMEs, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, có độ an toàn cao.

Cơ cấu cho vay luôn được phân bổ phù hợp với nguồn vốn, nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản. Tỷ trọng cho vay VND chiếm 95,4%, trung dài hạn chiếm 52%, cá nhân chiếm 60,9%. Trong bối cảnh giai đoạn đầu sáp nhập còn nhiều khó khăn, Sacombank vẫn luôn đặt trọng tâm hàng đầu là ngăn chặn nợ xấu phát sinh

cũng như tập trung giải quyết nợ xấu tồn đọng nhằm đảm bảo an toàn hoạt động. Chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu của toàn NH vẫn đảm bảo dưới mức kế hoạch đề ra, tỷ lệ nợ quá hạn 2,6% và tỷ lệ nợ xấu 2,1%.

(6) Tập trung giải quyết nợ quá hạn, nợ xấu

Giải quyết nợ xấu là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu trong quá trình tái cơ cấu của Sacombank. Sau khi sáp nhập, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank đã tăng mạnh từ 1,2% năm 2014 lên 5,8% vào cuối năm 2015 và tiếp tục tăng lên 6,9% trong năm 2016.

Thế nhưng, chỉ sau nửa năm tái cơ cấu, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank đến cuối năm 2017 đã được kéo giảm xuống còn 4,7%, thông qua việc xử lý và thu hồi gần 20.000 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng. Trong đó, có khá nhiều tài sản đảm bảo có giá trị lớn được Ngân hàng thanh lý thành công, điển hình như dự án bất động sản tại Khu công nghiệp Long An với giá trị 9.200 tỷ đồng. Năm 2018, Sacombank tiếp tục công bố đã xử lý thêm gần 12.500 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng, cũng như các khoản nợ đã bán cho VAMC.

Không chỉ nỗ lực xử lý nợ xấu, Sacombank còn kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng theo định hướng cho vay đa dạng và phân tán, đẩy mạnh cảnh báo rủi ro, nâng cao công tác thẩm định, quản lý và giám sát chặt chẽ sử dụng vốn vay. Kết quả là tỷ lệ nợ xấu đã đạt mục tiêu giảm xuống dưới 3%, chỉ còn 2,1% và được xem là điểm sáng trong bức tranh xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng năm 2018.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế 2.3.2.1. Hạn chế

Tình trạng nợ xấu có nguy cơ gia tăng: tiến độ xử lý nợ xấu qua công cụ được mong đợi là Công ty quản lý tài sản của các TCTD VAMC lại chậm. Lượng nợ xấu mua vào thấp, trong khi NH dự kiến bán nợ cũng không nhanh hoặc đổ dồn vào cuối năm. Sacombank là một trong số những NH có dư nợ VAMC cao nhất, tạo gánh nặng dự phòng lớn. Mặc dù NHNN cho các NH có điều kiện tài chính gặp khó khăn dự phòng trong 10 năm, nhưng dư nợ VAMC khá cao, đặc biệt khi so với các NH như ACB, sẽ ảnh hưởng đến Sacombank.

Tăng trưởng của Sacombank bị hạn chế: ảnh hưởng bởi dự phòng đã hạn chế tăng trưởng của Sacombank khi số dư trái phiếu VAMC thuộc nhóm cao dẫn đầu so với các NH khác; lãi phải thu và khoản phải thu tăng mạnh; khoản cho vay khách

hàng có thời gian đáo hạn kéo dài tăng cao trong vài năm qua và số dư dự phòng khá thấp. Nên Sacombank sẽ còn phải trích lập dự phòng và xóa nợ trong vài năm tới.

Việc sáp nhập với SouthernBank khiến lợi nhuận của Sacombank giảm mạnh. Con số nợ xấu chính thức đã tăng từ 1,2% năm 2014 tăng lên 2,1% năm 2018, lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2018 giảm còn 5,1% so với năm 2017. Năm 2018, liên quan đến nợ nhóm 1 từ 125.985.614 triệu đồng vào cuối năm 2014 trước khi thực hiện thương vụ sáp nhập với SouthernBank, lên 250.019.193 triệu đồng vào cuối năm 2018, sau khi sáp nhập.

Khó khăn trong thẩm định và đánh giá khách hàng: Việc thẩm định các dự án cho vay thường chỉ dựa vào số liệu do khách hàng cung cấp, tuy có tham khảo thêm một số thông tin thu thập từ bên ngoài nhưng nhiều khi công tác này chưa tốt. Dẫn đến việc đánh giá không đúng hiệu quả của dự án cũng như khả năng thực tế của khách hàng. Ngoài ra, hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách Nhà Nước thường xuyên thay đổi, không minh bạch và không có tính dự báo cũng có thể gây ra nhiều rủi ro cho dự án, khó khăn cho công tác kiểm soát của ngân hàng.

Xếp hạng tín dụng nội bộ vẫn còn một số hạn chế: Hệ thống đánh giá xếp hạng nội bộ đang áp dụng hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc xếp hạng phân loại khách hàng và nhóm nợ, chưa đánh giá hết RRTD của khoản vay do hạn chế trong cơ sở dữ liệu đầu vào (tính tin cậy BCTC thấp, các chỉ tiêu phi tài chính chưa cụ thể...). Do đó chưa xây dựng được mô hình thích hợp cho việc lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng như tổn thất ước tính của một khoản vay tương lai (về kỳ đáo hạn hiệu dụng, xác suất vỡ nợ…).

Công tác giám sát sau cho vay chưa hiệu quả: Trước áp lực chỉ tiêu kinh doanh nên việc kiểm tra giám sát khoản vay chỉ thực hiện chiếu lệ, chưa được xem trọng và thực thi một cánh nghiêm túc trên thực tế. Có nhiều lý do giải thích cho vấn đề này như: yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của nhân viên tín dụng, do việc quản lý số lượng khách hàng quá đông (đặc biệt khách hàng cá nhân), không sắp xếp và phân bổ khoa học thời gian bán hàng và thời gian kiểm soát sau bán hàng.

Hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu: Ngân hàng gặp không ít khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo. Hầu hết các khoản vay của khách hàng đều có tài sản

đảm bảo nhưng việc xử lý nó để thu hồi nợ là hết sức khó khăn. Loại trừ một số ít tài sản được định giá vượt khung, tài sản gặp rắc rối về quyền sở hữu, các tài sản đầy đủ giấy tờ sở hữu cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình xử lý. Sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật cũng làm cho ngân hàng lúng túng trong việc xử lý

2.3.2.2. Nguyên nhân

(1) Nguyên nhân khách quan

* Thông tin tín dụng

Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trực thuộc NHNN tuy hoạt động đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tín dụng nhưng CIC chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp hoạt động một cách độc lập và hiệu quả. Thêm vào đó, vai trò nối kết các NHTM của CIC còn lỏng lẻo, chưa thực sự mang lại kết quả như mong muốn.

Trong thời gian qua, trong một vài trường hợp trước khi quyết định cấp tín dụng, có nhiều lần đăng ký hỏi tin CIC, tuy nhiên thông tin do CIC cung cấp còn khá đơn điệu, chưa đảm bảo thông tin nhanh nhạy, kịp thời, chất lượng thông tin chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu.

Các NHTM nói chung và Sacombank nói riêng hiện nay chưa nhận được sự phối hợp hỗ trợ cung cấp thông tin từ các cơ quan chức năng như cơ quan thuế, chi cục thống kê, hay các cơ quan chủ quản. Khi tiến hành phân tích hồ sơ khách hàng, Sacombank cũng còn lệ thuộc khá nhiều vào các số liệu của khách hàng cung cấp mà chưa chủ động tìm kiếm thông tin hay nói cách khác có tình trạng thông tin bất cân xứng giữa các NH và khách hàng vay.

* Rủi ro do tăng quy mô hoạt động tín dụng

Nguy cơ RRTD luôn tiềm tàng trong hoạt động tín dụng của Sacombank do tỷ trọng của hoạt động này trong hệ thống hoạt động NH chiếm một quy mô lớn. Quy mô tín dụng càng được mở rộng bao nhiêu thì khả năng RRTD xảy ra sẽ lớn hơn bấy nhiêu. Với xu hướng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng cũng như việc mở rộng các loại hình sản phẩm tín dụng khiến tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của Sacombank tăng nhanh như những năm gần đây, nguy cơ RRTD của Sacombank cũng tăng theo do làm tăng nguy cơ nợ quá hạn do lượng vốn lớn dẫn đến việc quay vòng vốn chậm, tỷ lệ hoàn trả trong thời gian xác định không cao, dẫn đến khả năng nợ quá hạn lớn; nguy cơ đọng vốn, mất vốn và dễ dẫn đến các

khó khăn kéo theo trong hoạt động tín dụng như khó khăn trong việc cấp tín dụng cho các khách hàng khác, giảm lợi nhuận của NH hoặc nghiêm trọng hơn là nguy cơ vỡ nợ, gây sụp đổ toàn hệ thống.

Đây là nguy cơ RRTD rất đáng lưu tâm tại Sacombank trong bối cảnh NH này đang thực hiện các đề án cơ cấu và phát triển, dự án cổ phần hoá với việc mở rộng quy mô thị trường để phấn đấu xây dựng một tập đoàn tài chính lớn trong tương lai không xa.

* Thị trường tín dụng có tính cạnh tranh ngày càng cao

Một trong số các vấn đề nổi bật trong hoạt động ngân hàng ở nước ta trong những năm qua là sự cạnh tranh sôi động trên nhiều lĩnh vực: mở rộng và đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, rộng mạng lưới. Các ngân hàng đang có xu hướng mở rộng địa bàn hoạt động bằng việc thành lập và phát triển thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch. Tuy nhiên, khi càng có nhiều ngân hàng thì sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt. Với một thị trường tín dụng đầy tính cạnh tranh như vậy, việc các NH tranh giành thị phần sẽ dẫn đến tình trạng lôi kéo khách hàng buộc các NH cạnh tranh nhau bằng những điều kiện khoản vay ưu đãi hơn, dễ dàng hơn. Điều này mặc dù làm tăng tính linh động của thị trường tín dụng nhưng ở một khía cạnh nào đó sẽ làm tăng tính rủi ro của các khoản vay do không còn có “lá chắn” là các yêu cầu, điều kiện vay khắt khe như trước; giảm khả năng lường trước rủi ro của các NH trong đó có Sacombank.

* Rủi ro do tình trạng sở hữu chéo

Hiện nay tình trạng sở hữu chéo giữa Ngân hàng với doanh nghiệp đã hình thành một mạng lưới sở hữu chéo và cho vay theo quan hệ rất phức tạp, nhằm mục đích thâu tóm ngân hàng, thu xếp vốn cho những dự án đầu tư chưa minh bạch. Theo đó, rất nhiều cá nhân, tổ chức kinh tế dù không thuộc lĩnh vực tài chính nhưng hiện đang đầu tư dài hạn với vai trò nhà sáng lập, nhà đầu tư chiến lược trong các Ngân hàng thương mại. Chưa kể, các Ngân hàng cũng sở hữu cổ phần lẫn nhau, cổ đông tại các Ngân hàng thương mại là các công ty quản lý quỹ đầu tư vốn vào những Ngân hàng khác có tiềm năng. Tình trạng sở hữu chéo này có thể dẫn tới rất nhiều hệ lụy, một trong số đó là làm tăng tỷ lệ xấu của ngân hàng. Bởi lẽ, việc sở hữu chéo sẽ dẫn đến tình trạng các Ngân hàng sẽ tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp sở hữu ngân hàng này có thể dễ dàng vay được vốn từ ngân hàng kia, hoặc

dễ dàng cho các công ty con của các doanh nghiệp có vốn sở hữu tại ngân hàng vay vốn, thậm chí khi một tổ chức tín dụng lớn chiếm cổ phần chi phối ngân hàng khác và biến ngân hàng này thành "sân sau” của mình, họ có thể buộc ngân hàng bị chi phối cấp tín dụng cho những dự án không an toàn hoặc cho doanh nghiệp có quan hệ thân thiết. Việc cho vay dễ dàng, thiếu kiểm soát cộng với việc thẩm định vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín002 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)