9. Bố cục luận văn
2.4. Bảng câu hỏi khảo sát ý kiến
Mục tiêu bảng câu hỏi khảo sát ý kiến được thiết kế chủ yếu tập trung khảo sát: tuổi, trình độ chun mơn, số năm công tác trong lĩnh vực tín dụng của các CBTD. Tìm hiểu nguyên dẫn đến rủi ro tín dụng. Những ý kiến để nâng cao chất lượng tín dụng, từ đó có thể đưa ra những giải pháp khắc khục, hạn chế RRTD một cách tốt hơn.
(2) Khảo sát nguyên nhân dẫn đến RRTD
Với mong muốn tìm hiểu nhận định của các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tín dụng về các nguyên nhân dẫn đến RRTD cũng như các giải pháp để có thể khắc phục, hạn chế RRTD nhằm phục vụ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu “rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín” nên tác giả đã thực hiện bảng câu hỏi khảo sát gửi đến cán bộ tín dụng hiện đang cơng tác tại bộ phận tín dụng của Sacombank và các NHTM khác để ghi nhận các ý kiến. Số mẫu điều tra được phát ra là 45 mẫu, số phiếu thu về 38 và tất cả các mẫu đều hợp lệ. Bảng câu hỏi khảo sát ý kiến (xem phụ lục).
Bảng khảo sát đưa ra 21 nguyên nhân dẫn đến RRTD xuất phát từ phía khách hàng, ngân hàng và các nguyên nhân khác. Trong đó, mỗi nguyên nhân sẽ lấy ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng được khảo sát thông qua đánh giá thang đo theo 3 mức: (mức độ 01) là không xảy ra, (mức độ 02) là xảy ra, (mức độ 3) là thường xảy ra. Tương tự: (mức độ 01) là khơng cần thiết, (mức độ 02) là ít cần thiết, (mức độ 3) là thực sự cần thiết.
Sau khi tổng hợp các mẫu điều tra, tác giả phân bổ các ý kiến đánh giá đối với nguyên nhân dẫn đến RRTD, tác giả phân chia thang điểm ba nguyên nhân như sau: nguyên nhân không xảy ra (thang điểm ≤ 50), nguyên nhân ít xảy ra (thang điểm từ 51-80), nguyên nhân thường xảy ra (thang điểm từ 81-100)
Cơng thức tính điểm:
Trung bình (có tỷ trọng) = [(% mức 1)×1 + (% mức 2)×2 + (% mức 3)×3] / 3 (Trong đó 1, 2, 3: là hệ số cho từng mức độ đạt được)
(3) Kết quả khảo sát thực tế
Về nhân tố tuổi của cán bộ tín dụng: Đa số cán bộ tín dụng có độ tuổi từ 22 tuổi đến 35 tuổi. Số cán bộ có độ tuổi trên 35 tuổi hiện đang giữ các chức vụ quản lý (Trưởng phịng, Phó phịng, Kiểm sốt các phịng nghiệp vụ và Phó Giám đốc phụ trách tín dụng) chiếm số lượng khơng đáng kể. Do phần lớn cán bộ tín dụng có
độ tuổi khơng chênh lệch nhiều nên mức độ ảnh hưởng khơng lớn. Độ tuổi của cán bộ tín dụng đều trẻ vừa có tác dụng tích cực, vừa có tác dụng tiêu cực. Cán bộ trẻ thơng thường sẽ năng nổ, hoạt bát, sáng tạo, được đào tạo bài bản. Tuy nhiên, các cán bộ trẻ sẽ khơng có nhiều kinh nghiệm, đơi khi thiếu sự chính chắn trong việc ra quyết định, bên cạnh đó chưa có cái nhìn tổng quát về con người, sự việc cũng như chưa có các mối quan hệ rộng rãi.
* Từ bảng kết quả, tác giả nhận thấy có các nguyên nhân được đánh giá là rất phổ biến gây RRTD gồm:
- Khách hàng gian lận trong quá trình cung cấp số liệu, giấy tờ - Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích
- Khách hàng cố tình khơng trả nợ
- Khách hàng quản lý kém dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp - Năng lực tài chính của khách hàng quá yếu kém
- Khách hàng bị rủi ro trong kinh doanh
- Hạn chế về trình độ chun mơn của cán bộ tín dụng
- Ngân hàng thiếu thông tin liên quan đến khách hàng vay vốn - Ngân hàng thiếu kiểm tra, kiểm soát trong và sau khi cho vay - Thiếu thông tin về tài sản đảm bảo tiền vay
- Tình trạng ngân hàng thiếu thơng tin về tài sản đảm bảo tiền vay
- Ngân hàng gặp khó khăn trong khâu kiểm chứng các thông tin do khách hàng cung cấp
- Thay đổi cơ chế chính sách - Tác động của mơi trường kinh tế - Tác động của môi trường pháp lý
* Tương tự, từ bảng kết quả, tác giả nhận thấy có các giải pháp được đánh giá là rất cần thiết giúp hạn chế rủi ro tín dụng gồm:
- Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Có chính sách thưởng, phạt nghiêm khắc đối với những người làm cơng tác tín dụng.
- Cải tiến quy trình thẩm định tín dụng.
- Chấp hành nghiêm túc quy chế tín dụng hiện hành.
- Kiên quyết xử lý dứt điểm khi có hiện tương RRTD.
(4) Hạn chế
Do tình hình thực tế như đã phân tích, bảng câu hỏi khảo sát ý kiến còn hạn chế trong việc tổng hợp số liệu để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tuổi, trình độ chun mơn, số năm cơng tác trong lĩnh vực tín dụng của các cán bộ tín dụng đến nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía ngân hàng dẫn đến RRTD. Thêm vào đó, các nhân tố ảnh hưởng đến nhóm ngun nhân khách quan từ phía nền kinh tế, các cơ quan ban ngành có liên quan, từ phía khách hàng dẫn đến RRTD rất khó thống kê và xác định.
Trên đây là những khó khăn, hạn chế của quá trình đề xuất, thiết kế bảng câu hỏi, thu thập thông tin, xử lý kết quả khảo sát điều tra, và cũng là một phần hạn chế của đề tài nghiên cứu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Như vậy, chương 2 đã tổng quan về hoạt động của NHTM Cổ phần Sài Gịn Thương Tín, giới thiệu q trình hình thành và phát triển NHTM Cổ phần Sài Gịn Thương Tín, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank giai đoạn 2014-2018, nêu lên thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank và đề xuất các cơng cụ được sử dụng để ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Sacombank. Dùng các tiêu chí đo lường rủi ro tín dụng tại Sacombank phân tích thực trạng nợ xấu, nợ quá hạn và rủi ro mất vốn. Đánh giá về thực trạng rủi ro tín dụng tại Sacombank và tìm ra nguyên nhân và hạn chế của rủi ro tín dụng tại Sacombank.
Trên cơ sở phân tích ở chương 2, trong chương 3 tác giả có đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM CỔ PHẦN SÀI GỊN THƯƠNG TÍN.