Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín002 (Trang 105 - 106)

9. Bố cục luận văn

3.2. Kiến nghị

3.2.1. Đối với Chính phủ

- Thứ nhất là ổn định môi trường kinh tế. Ở Việt Nam, môi trường và thể chế hoạt động của hệ thống ngân hàng có những chuyển biến đáng ghi nhận về quản trị nội bộ; bộ máy tổ chức, ứng dụng công nghệ và sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên, các bất ổn của kinh tế vĩ mô đã gây nhiều rủi ro cho hệ thống ngân hàng ở mọi khía cạnh. Sự ổn định kinh tế vĩ mơ là điều kiện cần thiết cho sự phát triển lành mạnh và an toàn của ngân hàng. Để nền kinh tế ổn định cần có sự chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong việc hỗ trợ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy thị trường nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững; tạo điều kiện hỗ trợ xử lý và hạn chế phát sinh mới nợ xấu của tổ chức tín dụng.

- Thứ hai là hồn thiện khn khổ pháp lý và hệ thống luật pháp. Khuôn khổ pháp lý phải nhất quán, đồng bộ, ổn định và đảm bảo thực thi trong thực tế. Việt

Nam cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp; đẩy mạnh việc sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản, quy phạm pháp luật; khẩn trương rà soát các văn bản hướng dẫn thi hành luật để loại bỏ những văn bản chồng chéo, trùng lắp, trái ngược nhau, không phù hợp với thực tế và thiếu tính khả thi.

- Thứ ba là hồn thiện cơ sở hạ tầng về thơng tin kinh tế. Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng là thiếu thơng tin, hoặc thơng tin bất cân xứng. Thông tin khách hàng cung cấp thường không đủ hoặc khơng chính xác ảnh hưởng đến quyết định tín dụng của ngân hàng. Do vậy, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống thơng tin, kiểm tốn, kế tốn phù hợp với chuẩn mực quốc tế, nâng cao tính minh bạch của các thông tin.

- Thứ tư là cần đưa ra những chính sách nhằm khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thị trường mua bán nợ, ví dụ như đưa ra các ưu đãi về thuế, cho phép các nhà đầu tư chủ nợ được quyền tham gia vào quản trị kiểm soát doanh nghiệp phải xử lý nợ…, đơn giản hóa thủ tục xử lý tài sản đảm bảo nợ hay thanh lý tài sản doanh nghiệp và có cơ chế để thực hiện nhanh chóng trong trường hợp phải phá sản doanh nghiệp. Những yếu tố đó rất cần thiết để giúp các nhà đầu tư hiểu rằng họ được khuyến khích và sẽ thu được lợi ích khi tham gia mua bán, xử lý nợ xấu. Có như vậy mới có thể kích thích thị trường mua bán nợ ở Việt Nam đi vào hoạt động hiệu quả được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín002 (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)