Pháp luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức về tự ý nửa chừng chấm dứt

Một phần của tài liệu Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật hình sự việt nam (Trang 27 - 30)

chấm dứt việc phạm tội

BLHS của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được Quốc hội Trung Quốc thông qua tại kỳ họp thứ II ngày 01/7/1979, có hiệu lực từ ngày 01/01/1980 và được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1997 quy định về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội như sau: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự nguyện không thực hiện tội phạm đến cùng hoặc tự nguyện áp dụng biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa việc xảy ra những hậu quả phạm tội”24

. Theo quy định này thì tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong pháp luật hình sự Trung Hoa mở rộng hơn so với quy định của pháp luật hình sự Việt Nam đó là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong pháp luật

hình sự Trung Hoa không chỉ đặt ra đối với tội phạm chưa hoàn thành - (nghĩa là vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ đặt ra trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành) mà mở rộng đối với cả trường hợp người phạm tội đã thực hiện hết những hành vi mà người đó cho là cần thiết để thực hiện tội phạm nhưng giữa hành vi và hậu quả vẫn còn một khoảng thời gian và người phạm tội đã dùng biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn làm cho hậu quả của tội phạm không xảy ra. Nhằm tăng cường vai trò phòng ngừa của Luật hình sự Việt Nam cũng như khuyến khích người phạm tội ngăn chặn hậu quả của tội phạm xảy ra thì pháp luật hình sự Việt Nam nên tiếp thu kinh nghiệm lập pháp này của pháp luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

1.4.3. Pháp luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội dứt việc phạm tội

Chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được pháp luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức điều chỉnh tại Điều 24 như sau:

1. Không bị xử phạt vì phạm tội chưa đạt nếu người nào tự nguyện dừng việc thực hiện tiếp hành vi hoặc ngăn chặn không cho tội phạm hoàn thành. Nếu tội phạm vẫn không thể hoàn thành cho dù không có hành vi của người tự chấm dứt thì người tự chấm dứt vẫn không bị xử phạt nếu họ tự nguyện và thực sự cố gắng ngăn chặntội phạm hoàn thành.

24Điều 24 BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (xem: Đinh Bích Hà (dịch và giới thiệu, 2007), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Nhà xuất bản. Tư pháp Hà Nội, tr.47).

2. Nếu có nhiều người cùng tham gia thì chỉ đối với người nào tự nguyện ngăn chặn tội phạm hoàn thành mới không bị xử phạt vì phạm tội chưa đạt. Tuy nhiên, để không bị xử phạt chỉ cần có sự cố gắng thực sự và tự nguyện của họ để ngăn chặn tội phạm hoàn thành là đủ nếu tội phạm sẽ không hoàn thành khi không có hành vi của họ hoặc tội phạm vẫn được thực hiện mà không phụ thuộc vào sự tham gia đóng góp trước đó của họ”.25

Theo quy định trên của BLHS Cộng hòa Liên bang Đức thì người tự ý nửa

chừng chấm dứt việc phạm tội không bị truy cứu TNHS. Để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì tội phạm phải ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, người phạm tội phải tự nguyện chấm dứt việc phạm tội hoặc có hành vi ngăn chặn không cho tội phạm hoàn thành, kể cả trong trường hợp tội phạm vẫn không thể hoàn thành cho dù không có hành vi của người tự chấm dứt thì vẫn được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội nếu họ tự nguyện và thực sự cố gắng ngăn chặn tội phạm hoàn thành. Như vậy, BLHS Cộng hòa Liên bang Đức quy định chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo hướng mở trộng hơn so với quy định của BLHS Việt Nam khi ghi nhận tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội ở cả giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.

25Điều 24 BLHS Cộng hòa Liên bang Đức (xem: Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức, Nhà xuất bản. Công an nhân dân Hà Nội, tr.27).

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong Chương 1 tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội như khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Hiện nay, trong khoa họcluật hình sự vẫn còn tồn tại những quan điểm khác nhau về khái niệm tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội nhưng thông qua việc nghiên cứu những quan điểm trên, tác giả nhận thấy tên gọi của chế định “tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội” cần được sửa thành

“tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm” và đưa ra khái niệm về tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm như sau: “Tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm là trường hợp người phạm tội tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng một cách dứt khoát mặc dù họ nhận thức rõ khả năng thực hiện được tội phạm đến cùng”.

Bên cạnh đó, tác giả còn phân biệt tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội với chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Theo đó, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là do ý muốn chủ quan của người phạm tội quyết định dừng việc thực hiện tội phạm. Còn hành vi chuẩn bị phạm tội cũng như phạm tội chưa đạt thì người phạm tội không tiếp tục thực hiện tội phạm nữa là do nguyên nhân khách quan tác động mà không thực hiện tội phạm đến cùng.

Ngoài ra, trong Chương 1 tác giả còn tập trung phân tích, so sánh quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành về chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội với các giai đoạn trước đó cũng như với pháp luật hình sự một số nước trên thế giới (pháp luật hình sự Liên bang Nga, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và

Cộng hòa Liên bang Đức), từ đó rút ra những kinh nghiệm lập pháp cho các nhà làm luật Việt Nam về chế định đang nghiên cứu.

CHƢƠNG 2

TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI

THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰNĂM 2015

Một phần của tài liệu Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật hình sự việt nam (Trang 27 - 30)