Thực tiễn xét xử các vụ án Đồng phạm

Một phần của tài liệu Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật hình sự việt nam (Trang 55 - 60)

3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tự ý nửa chừng chấm dứt việc

3.1.2. Thực tiễn xét xử các vụ án Đồng phạm

Trong thực tiễn xét xử vẫn còn tồn tại những quan điểm khác nhau về vấn đề xác định TNHS đối với hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của các dạng người đồng phạm khác (người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức). Chúng ta có thể xem xét thơng qua một số vụ án sau:

Vụ án thứ nhất, khoảng 20h ngày 27/7/2016, K đang lái xe chở T đi chơi thì

T rủ K đi vào khu ký túc xá sinh viên trộm cắp tài sản, K đồng ý rồi lái xe chở T đi vào khu ký túc xá. Tại đây, K lấy trong cốp xe một tua vít đưa cho T và đứng dưới sân trơng xe cịn T đi lên các tầng ở ký túc xá xem có ai sơ hở thì trộm cắp. Đợi được một lúc thì trời mưa nên K điện thoại cho T xem tình hình trộm cắp thế nào nhưng T không nghe máy nên K bỏ đi về nhà. Đến khoảng 2h ngày hôm sau, T dùng tua vít mà K đưa bẻ khóa thành cơng và trộm được 02 chiếc máy tính xách tay trong ký túc xá. Sau đó, T đi ra ngồi và điện thoại cho K đến đón, K nghe máy và đi xe đến đón T đi về phịng trọ của T. Trên đường đi thì K biết T đã trộm cắp được 02 chiếc máy tính. Sau đó, T đã bán tài sản trộm cắp và một mình ăn tiêu hết, K không được T cho hưởng lợi gì (T và K đều là người trên 18 tuổi, 02 chiếc máy tính trị giá 15 triệu đồng)61. Song, vấn đề đặt ra là đối với hành vi của K nêu trên có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội hay không (được miễn TNHS

60 Báo cáo tổng kết thực tiễn vận dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong cơng tác xét xử về hình sự năm 1976 của Tịa án nhân dân tối cao.

61 Nguyễn Tốn Cường, “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội”, trang thông tin điện tử Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh, truy cập ngày 10/10/2019.

theo Điều 16 BLHS năm 2015) hay K phải chịu TNHS cùng T trong vụ đồng phạm về tội trộm cắp tài sản với vai trị người giúp sức.

Có quan điểm cho rằng hành vi của K được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội vì K đã từ bỏ ý định trộm cắp tài sản với T. Tuy nhiên, có quan điểm khác lại cho rằng K là đồng phạm với T về tội trộm cắp tài sản, nhưng hành vi của K không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, bởi lẽ:

“Thứ nhất, khi T rủ K đi vào ký túc xá sinh viên trộm cắp tài sản thì K đồng ý

đi cùng. K là người lái xe, cung cấp công cụ phạm tội và trông xe để cho T thực hiện hành vi trộm cắp tài sản tại ký túc xá sinh viên. Như vậy, K là người đã tạo điều kiện thuận lợi để T thực hiện hành vi trộm cắp tài sản tại nơi mà hai người đã bàn bạc, thống nhất từ trước (ký túc xá sinh viên) và trong khoảng thời gian liên tục nên K là đồng phạm với T về tội trộm cắp tài sản với vai trò giúp sức.

Thứ hai, K thôi không thực hiện hành vi trộm cắp tài sản với T khi tội phạm đang ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hồn thành, nhưng việc K thơi khơng thực hiện tội phạm đến cùng không phải là do sự tự nguyện và dứt khốt vì K bỏ đi về nhà là do trời mưa và khi về nhà vẫn còn tiếp tục nghe điện thoại của T và đi xe đến đón T đi về đây là nguyên nhân khách quan chứ không phải là sự tự nguyện và chấm dứt hoàn toàn.

Thứ ba, trước khi và sau khi bỏ đi về thì K khơng có bất kỳ hành động ngăn chặn nào như báo cơng an, chính quyền địa phương, ban quản lý ký túc xá sinh viên hoặc người bị hại…để không cho T thực hiện được hành vi trộm cắp tài sản”.62

Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai bởi vì tác giả cũng cho rằng trong vụ án trên thì K là đồng phạm với T về tội trộm cắp tài sản với vai trị là người giúp sức vì K là người lái xe chở T đi vào khu ký túc xá sinh viên, là người trông xe để cho T thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, K cũng chính là người cung cấp cơng cụ phạm tội cho T (K lấy trong cốp xe một tua vít đưa cho T) và là người đến đón T sau khi T đã trộm được 02 chiếc máy tính. Tuy nhiên, hành vi thôi không thực hiện hành vi trộm cắp tài sản với T của K không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội vì theo tinh thần Nghị quyết số 01-HĐTP/NQ ngày 19/4/1989 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC thì hành vi của người giúp sức được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi đáp ứng điều kiện về sự tự nguyện và dứt khốt trong ý chí chủ quan

62 Nguyễn Toán Cường, tlđd (61).

của người phạm tội cũng như điều kiện về thời điểm tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, ngồi hai điều kiện trên cịn phải đáp ứng thêm điều kiện đó là người giúp sức phải chấm dứt việc tạo những điều kiện tinh thần, vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Nếu sự giúp sức của người giúp sức đang được những người đồng phạm khác sử dụng để thực hiện tội phạm thì người giúp sức cũng phải có những hành động tích cực ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm đến cùng của người thực hành. Trong vụ án này, mặc dù K đã thôi không thực hiện hành vi trộm cắp tài sản với T khi tội phạm đang ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hồn thành, nhưng việc K thơi khơng thực hiện tội phạm đến cùng không phải là do sự tự nguyện và dứt khoát (K bỏ đi về nhà là do trời mưa – trợ ngại khách quan và khi về nhà K vẫn còn tiếp tục nghe điện thoại của T và đi xe đến đón T đi về). Ngồi ra, sự giúp sức của K đã được T sử dụng để thực hiện tội phạm nhưng K khơng có những hành động tích cực để ngăn chặn việc thực hiện tội phạm của T, tội phạm vẫn xảy ra. Do vậy, hành vi của K không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, K không được miễn TNHS theo Điều 16 BLHS năm 2015 mà vẫn phải chịu TNHS cùng T trong vụ đồng phạm về tội trộm cắp tài sản với vai trò là người giúp sức.

Vụ án thứ hai, vào khoảng 01h ngày 07/12/2020, Đỗ Tiến M đang ở nhà bạn gái Cam Hồng P thì Nguyễn Văn G rủ M và Lê Thành N đi trộm cắp tài sản, M và N đồng ý. G điều khiển xe mô tô Sirius (không rõ đặc điểm), N điều khiển xe Suzuki Raider màu xanh (không rõ đặc điểm) đến nhà M. Đến nơi N lấy trong cốp xe Suzuki Raider một cây kim loại, hai đầu có khoen (cây càng cua kim loại) dùng để bẻ khóa cửa (khơng rõ nguồn gốc) đưa cho M giữ. N chở M cịn G chạy một mình, cả ba cùng đi vịng vịng qua nhiều tuyến đường tìm tài sản để trộm. Đi được khoảng 15 phút thì G sợ bị bắt nên không tiếp tục đi trộm cắp tài sản, G trở về khách sạn còn N và M vẫn tiếp tục đi tìm tài sản để trộm cắp khi đến trước nhà trọ số 141/17/8 Đường số 11, phường Bình Hưng Hịa, quận Bình Tân thì N phát hiện cửa nhà khóa ngồi, bên trong có dựng nhiều xe mô tô các loại. Nhà trọ số 141/17/8 Đường số 11, phường Bình Hưng Hịa, quận Bình Tân có 02 cửa (cửa chính và của phụ) của chính có 02 khóa (01 khóa ổ, 01 khóa tay cầm), N nói M vơ bẻ khóa nhà này để trộm cắp tài sản, M đồng ý. Lúc này N dừng xe đứng ngoài cảnh giới, M đi tới cửa chính dùng cây kim loại bẻ khoen cửa, M bẻ được 01 khóa ổ, cịn 01 khóa là khóa tay cầm M không bẻ được nên đi ra xe đứng cảnh giới, N cầm cây kim loại đi vào bẻ khóa cửa phụ (cửa đường luồng), bẻ được khóa N lấy ổ khóa mới bẻ được móc vào bên ngồi cửa chính nhằm nếu bị phát hiện thì người trong nhà khơng truy đuổi được và lẻn vào trong. N

quan sát thấy trong nhà khơng có người, lấy trộm 01 xe mô tô hiệu Exciter màu trắng – đỏ, biển số 59E1- 72252 của anh Trần Minh C dắt ra ngoài đưa cho M, M ngồi lên xe Exciter để N điều khiển xe Raider đẩy về khách sạn Linh Dung số 198 Gị Xồi, phường Bình Hưng Hịa A cất giấu. Về đến khách sạn Linh Dung, M lên phịng nói với G về việc vừa trộm được xe Exciter và nhờ G bán dùm, nhưng G khơng đồng ý. Sau đó, thơng qua mối quan hệ quen biết nên M đã bán xe Exciter màu trắng – đỏ với giá 5.000.000 đồng (Năm triệu đồng) cho Ch (chưa rõ lai lịch). Trả tiền sinh hoạt 1.000.000 đồng (Một triệu đồng) còn lại M và N mỗi người 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng). Số tiền được chia cả 02 đã tiêu xài cá nhân hết. Ngày 03/01/2021 chị Trần Thị Th là chủ nhà trọ giao nộp cho Cơ quan Công an 01 thanh sắt dài khoảng 30 cm, hai đầu có khoen, chị Th thấy trong bụi cây trước nhà nghĩ là của các đối tượng trộm cắp. Qua lấy lời khai M và N, cả 02 xác nhận đây chính là cây càng cua dùng để trộm Exciter màu trắng – đỏ, biển số 59E1- 72252.63

Trong vụ đồng phạm này, một vấn đề đặt ra là đối với hành vi không tiếp tục đi trộm cắp tài sản nữa mà bỏ về khách sạn do sợ bị bắt của G có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội hay khơng (hay nói cách khác hành vi của G có đủ căn cứ để khởi tố bị can với vai trò đồng phạm với M và N trong vụ trộm cắp xe mô tô Exciter hay khơng). Về vấn đề này thì trong nội bộ Viện Kiểm sát nhân dân quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh đã có những quan điểm khác nhau:

Trong báo cáo đề xuất Kiểm sát viên quan điểm rằng: “G là người khởi xướng,

rủ M và N đi trộm cắp tài sản. Việc G thay đổi ý định không tham gia trộm cắp tài sản nữa, nhưng G cũng khơng có biện pháp ngăn chặn hành vi của M và N. Sau khi

biết về việc trộm cắp xe mơ tơ Exciter của M và N, cũng khơng có việc khun can hay tố giác tội phạm. Do đó, hành vi của G đủ căn cứ để khởi tố bị can với vai trò đồng phạm với M và N trong vụ trộm cắp xe mô tô Exciter biển số 59E1- 72252”.

Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quận Bình Tân có cùng quan điểm với đề xuất trên khi cho rằng: “việc G thay đổi ý định không tiếp tục đi trộm cắp tài sản

không làm ảnh hưởng đến TNHS của G (G chỉ được loại trừ TNHS khi người thực

hành - M và N không tiếp tục thực hiện tội phạm hoặc G có những hành vi tác động

khiến người thực hành không thực hiện được tội phạm đến cùng). Do vậy, cần khởi tố bị can đối với G để tránh bỏ loạt người phạm tội”.

63 Bản kết luận điều tra vụ án hình sự - đề nghị truy tố số 90/BKLĐT ngày 12/3/2021 của Công an quận Bình Tân, thành phố. Hồ Chí Minh.

Viện trưởng Viện kiểm sát quận Bình Tân lại có quan điểm khác khi cho rằng: “G rủ M và N đi trộm cắp tài sản và cả ba cùng đi. Nữa chừng G chấm dứt ý

định, không cùng M và N trộm xe, không chứng kiến và cũng không biết việc M và N thực hiện trộm xe, không hứa hẹn cùng tiêu thụ hoặc chứa chấp tài sản, không được chia tiền từ việc bán xe nên không đủ căn cứ đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản với M và N”.

Theo quan điểm của tác giả thì G là đồng phạm với M và N về tội trộm cắp tài sản với vai trò là người xúi giục vì G là người đã rủ rê hai đối tượng xác định (M và N) nhằm gây ra việc thực hiện tội phạm nhất định (tội trộm cắp tài sản). Tuy nhiên, hành vi không tiếp tục đi trộm cắp tài sản nữa mà bỏ về khách sạn do sợ bị bắt của G không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Bởi lẽ, theo tinh thần Nghị quyết số 01-HĐTP/NQ ngày 19/4/1989 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC thì hành vi của người xúi giục được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi đáp ứng điều kiện về sự tự nguyện và dứt khốt trong ý chí chủ quan của người phạm tội cũng như điều kiện về thời điểm tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, ngồi hai điều kiện trên cịn phải đáp ứng thêm điều kiện đó là họ phải có những hành động tích cực như thuyết phục, khuyên bảo, đe dọa để người thực hành không thực hiện tội phạm hoặc phải báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, báo cho người sẽ là nạn nhân biết về tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện để cơ quan Nhà nước hoặc người sẽ là nạn nhân có biện pháp ngăn chặn tội phạm và trên thực tế đã ngăn chặn được tội phạm. Trong vụ án này, mặc dù G đã thôi không thực hiện tội phạm đến cùng một cách tự nguyện và dứt khoát khi tội phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội (N chở M cịn G chạy một mình, cả ba cùng đi vịng vịng qua nhiều tuyến đường tìm tài sản để trộm. Đi được khoảng 15 phút thì G sợ bị bắt nên không tiếp tục đi trộm cắp tài sản, G trở về khách sạn còn N và M vẫn tiếp tục đi tìm tài sản để trộm cắp). Song, trước khi và sau khi bỏ đi về thì G khơng có bất kỳ hành động ngăn chặn nào như thuyết phục, khuyên bảo, đe dọa để M và N không thực hiện tội phạm, báo cơng an, chính quyền địa phương biết để khơng cho M và N thực hiện được hành vi trộm cắp tài sản. Hơn nữa, sau khi biết về việc trộm cắp xe của M và N thì G cũng khơng khun can hay tố giác tội phạm. Do đó, hành vi của G không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, G không được miễn TNHS theo Điều 16 BLHS năm 2015 mà vẫn phải chịu TNHS cùng với M và N về tội trộm cắp tài sản với vai trò là người xúi giục. Như vậy, tác giả ủng hộ quan điểm

cho rằng, hành vi của G đủ căn cứ để khởi tố bị can với vai trò đồng phạm với M và N về tội trộm cắp tài sản.

Một phần của tài liệu Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật hình sự việt nam (Trang 55 - 60)