3.2. Một số Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về tự ý nửa
3.2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện cụ thể
3.2.2.1. Sửa đổi, bổ sung quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
BLHS năm 2015 được Quốc hội khóa XII thơng qua ngày 27/11/2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 là công cụ pháp luật sắc bén, hữu hiệu của Đảng và Nhà nước
để đảm bảo pháp chế, củng cố và duy trì trật tự pháp luật, góp phần quan trọng trong cơng tác đấu tranh phịng chống và ngăn ngừa tội phạm, cũng như bảo vệ một cách hữu hiệu lợi ích của Nhà nước, xã hội và cơng dân. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của BLHS hiện hành về chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội cũng như thực tiễn áp dụng các quy định này, đồng thời có tham khảo kinh
nghiệm lập pháp của một số nước trên thế giới, nên trong phạm vi luận văn này tác giả xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của BLHS hiện hành về chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội như sau:
Thứ nhất, BLHS hiện hành chưa xây dựng được một khái niệm khoa học và
hoàn chỉnh về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, dẫn đến thực tiễn áp dụng gặp khó khăn trong việc xác định thế nào là tự nguyện trong tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Về vấn đề này, chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm lập pháp của pháp luật hình sự Liên bang Nga. Theo đó, tác giả kiến nghị sửa đổi quy định về khái niệm tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội như sau: “Tự ý nửa chừng chấm
dứt việc phạm tội là tự mình khơng thực hiện tội phạm đến cùng một cách dứt khoát mặc dù họ nhận thức rõ khả năng thực hiện được tội phạm đến cùng”.
Thứ hai, trước thực trạng tồn tại những quan điểm khác nhau giữa các cơ quan, người tiến hành tố tụng về trường hợp người phạm tội đã thực hiện hết tất cả những hành vi được cho là cần thiết nhưng hậu quả của tội phạm chưa xảy ra và người phạm tội đã áp dụng các biện pháp hữu hiệu ngăn chặn được hậu quả của tội phạm, do đó địi hỏi các nhà làm luật Việt Nam cần có quy định hướng dẫn trong
trường hợp này nhằm tạo nên sự đồng bộ và thống nhất trong thực tiễn xét xử. Về
vấn đề này, chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm lập pháp của pháp luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Liên bang Đức. Đồng thời, để tăng cường hiệu quả phịng ngừa tội phạm, khuyến khích người phạm tội ngăn chặn hậu quả của tội phạm xảy ra, tác giả kiến nghị BLHS Việt Nam nên mở rộng chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo hướng: “Trong trường hợp người phạm
tội đã thực hiện hết tất cả những hành vi được cho là cần thiết nhưng hậu quả của tội phạm chưa xảy ra và người phạm tội đã áp dụng các biện pháp hữu hiệu ngăn chặn được hậu quả của tội phạm, thì cũng được miễn TNHS ”.
Thứ ba, trong thực tiễn xét xử vẫn còn tồn tại những quan điểm khác nhau về
vấn đề xác định TNHS đối với hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của các dạng người đồng phạm khác (người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức). Song, BLHS năm 2015 mới chỉ giải quyết vấn đề TNHS đối với hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của một loại người đồng phạm là người thực hành, mà vẫn chưa đề cập gì đến ba loại người đồng phạm còn lại (người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức), vấn đề này đã được hướng dẫn trong Nghị quyết số 01- HĐTP/NQ ngày 19/4/1989 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC. Tuy nhiên, hiện
nay Nghị quyết này đã hết hiệu lực pháp luật, do đó để tạo căn cứ pháp lý đảm bảo cho các cơ quan, người tiến hành tố tụng áp dụng thống nhất và đồng bộ các quy phạm của chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đòi hỏi cần ban hành Nghị quyết mới hướng dẫn về vấn đề này hoặc nhà làm luật nước ta ghi nhận chính thức vấn đề này trong BLHS hiện hành (tham khảo kinh nghiệm lập pháp của pháp luật hình sự Liên bang Nga). Mặt khác, khi ghi nhận bổ sung vấn đề này cần thay đổi cụm từ “việc phạm tội” bằng cụm từ “tội phạm” mới phù hợp với thực tiễn xét xử và bao quát hành vi của tất cả những người đồng phạm, chứ không chỉ riêng một loại người đồng phạm là người thực hành. Theo đó, quy định mới về chế định “tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm” cần phải thể hiện nội dung sau:
“Người tổ chức, người xúi giục được miễn TNHS khi các biện pháp mà họ
áp dụng đã ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm đến cùng của người thực hành. Nếu các biện pháp mà người tổ chức hoặc người xúi giục đã áp dụng không ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm đến cùng của người thực hành, thì các biện pháp mà họ đã áp dụng có thể được Tịa án xem xét như những tình tiết giảm nhẹ TNHS.
Người giúp sức được miễn TNHS khi họ đã tích cực áp dụng tất cả các biện pháp phụ thuộc vào mình để ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm. Nếu các biện pháp mà người giúp sức đã áp dụng không ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm, thì các biện pháp mà họ đã áp dụng có thể được Tịa án xem xét như những tình tiết giảm nhẹ TNHS”.
Xuất phát từ các kiến nghị trên, Điều 16 của BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 16 BLHS năm 2015 Điều 16 kiến nghị sửa đổi, bổ sung
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình khơng thực hiện tội phạm đến cùng, tuy khơng có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS về tội định phạm. Nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác thì người đó phải cịu TNHS về tội này.
1. Tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm là trường hợp người phạm tội tự mình khơng thực hiện tội phạm đến cùng một cách dứt khoát mặc dù họ nhận thức rõ khả năng thực hiện được tội phạm đến cùng.
2. Người tự ý chấm dứt tội phạm được miễn TNHS về tội định phạm. Nếu hành
vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu TNHS về tội này.
3. Trong trường hợp người phạm tội đã thực hiện hết tất cả những hành vi được cho là cần thiết nhưng hậu quả của tội phạm chưa xảy ra và người phạm tội đã áp dụng những biện pháp hữu hiệu ngăn chặn được hậu quả của tội phạm, thì cũng được miễn TNHS theo khoản 2 Điều này.
4. Người tổ chức, người xúi giục được miễn TNHS theo khoản 2 Điều này khi các biện pháp mà họ áp dụng đã ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm đến cùng của người thực hành. Nếu các biện
pháp mà người tổ chức hoặc người xúi
giục đã áp dụng không ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm đến cùng của người thực hành, thì các biện pháp mà họ đã áp dụng có thể được Tịa án xem xét như những tình tiết giảm nhẹ TNHS.
5. Người giúp sức được miễn TNHS
theo khoản 2 Điều khi họ đã tích cực áp
dụng tất cả các biện pháp phụ thuộc vào mình để ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm. Nếu các biện pháp mà người giúp sức đã áp dụng không ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm, thì các biện pháp mà họ đã áp dụng có thể được Tòa án xem xét như những tình tiết giảm nhẹ TNHS.
3.2.2.2. Kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Song song với việc hoàn thiện các quy định về chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong BLHS hiện hành thì để góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng đối với các quy định này cần tiến hành, tăng cường một số giải pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, ý thức pháp luật cũng như
năng lực của cơ quan và người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Trong đó chú trọng việc tập huấn các văn bản pháp luật mới, báo cáo rút kinh nghiệm công tác của cơ quan và người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Bởi lẽ, trong việc áp dụng pháp luật hình sự vẫn cịn một số trường hợp áp dụng chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không đúng pháp luật, khơng có căn cứ pháp luật dẫn đến bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Chẳng hạn, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do được miễn TNHS áp dụng trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của các cơ quan và người có thẩm quyền áp dụng chưa đúng quy định của pháp luật hình sự hoặc một số trường hợp người phạm tội đã đủ căn cứ được miễn TNHS trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, nhưng cơ quan và người có thẩm quyền lại khơng áp dụng chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, mà vẫn truy cứu TNHS đối với người phạm tội. Những hạn chế trên một phần xuất phát từ việc nhận thức không thống nhất của các cơ quan và người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, cũng như từ tinh thần trách nhiệm, năng lực trình độ chun mơn và kinh nghiệm cơng tác của một số Cán bộ Điều tra, Kiểm sát viên còn hạn chế dẫn đến việc nghiên cứu không đầy đủ, đề xuất khơng chính xác trong việc phê chuẩn các lệnh, quyết định ở một số vụ án không đúng pháp luật, chưa quan tâm nhiều đến các thông tin, tài liệu (chứng cứ) dẫn đến việc áp dụng miễn TNHS theo chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật hình sự. Chính vì vậy, u cầu cấp thiết ở đây địi hỏi phải nâng cao tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, ý thức pháp luật và nghề nghiệp chun mơn của cán bộ tư pháp nói chung và người có thẩm quyền áp dụng miễn TNHS trong cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng. Do đó, cần bồi dưỡng chính trị và đạo đức, đặc biệt là học tập kiến thức để nâng cao nhận thức của Cán bộ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán…về các quy định của pháp luật hình sự để vận dụng pháp luật chính xác vào những trường hợp cụ thể trên thực tế.
Thứ hai, tăng cường công tác tập huấn hằng năm cho các Cán bộ Điều tra,
Kiểm sát viên, Thẩm phán. Hằng năm các lớp đào tạo nghiệp vụ, các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho các Cán bộ Điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán đều được tổ chức, trong đó tập trung vào việc triển khai thi hành các văn bản pháp luật mới, các vướng mắc trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử. Đặc biệt, hiện nay với việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin thì các buổi tập huấn có thể được tổ chức trực tuyến. Bên cạnh đó, Tịa án nhân dân các cấp đã phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tổ chức các Phiên tòa rút kinh nghiệm, qua đó giúp các Thẩm phán đề cao tinh thần trách nhiệm trong chuẩn bị xét xử, bổ sung thêm kinh nghiệm tổ chức phiên tịa. Việc làm tốt cơng tác tập huấn hằng năm cho các Cán bộ Điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán là một trong những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật hình sự nói chung và chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội nói riêng.
Thứ ba, tăng cường vai trò giám sát của Viện kiểm sát trong việc kiểm tra các
quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án khi thuộc trường hợp người phạm tội được miễn TNHS nói chung và trường hợp người phạm tội được miễn TNHS theo Điều 16 BLHS năm 2015 nói riêng nhằm tránh bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Bên cạnh đó, Ngành kiểm sát cũng cần tăng cường vai trò thực hiện chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố nhà nước, kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.
Thứ tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế và trao đổi kinh nghiệm lập pháp hình
sự của các nước trên thế giới nói chung và các quy định về chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội nói riêng. Trong xu thế mở rộng hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay thì việc hợp tác giữa nước ta và các nước trên thế giới về lĩnh vực tư pháp là rất cần thiết, cũng như việc tăng cường sự hợp tác quốc tế và trao đổi kinh nghiệm lập pháp có ý nghĩa quan trọng và tất yếu. Song, phải đảm bảo tính kế thừa
và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp hình sự của các nước trên thế giới về
chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Ngoài ra, các nước được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu so sánh phải có nét tương đồng về thể chế chính trị, tình hình kinh tế xã hội với Việt Nam.
Thứ năm, tăng cường cơng tác giải thích, tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Đây là cơng tác quan trọng, đóng vai trị là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân, từ đó góp phần
chính trị, trật tự an tồn xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển. Do vậy, cơng tác giải thích, tun truyền, phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật hình sự
nói riêng phải mang tính thường xuyên, liên tục địi hỏi phải có sự nỗ lực, phối hợp
của tất cả các cấp, các ngành. Đối với chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì việc cơng dân hiểu rõ các quy định này sẽ khuyến khích những người sau khi có ý định phạm tội, đã thực hiện những hành vi chuẩn bị phạm tội hay đã bắt tay vào việc thực hiện hành vi phạm tội sớm dừng lại để được hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước. Từ đó loại bỏ hoặc hạn chế những thiệt hại nguy hiểm có thể gây ra cho các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ.
Ngồi ra, vấn đề xây dựng án lệ cũng là một trong những giải pháp góp phần hồn thiện pháp luật hình sự nói chung và chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội nói riêng. Bởi lẽ, một trong những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền là có một hệ thống pháp luật hồn thiện. Trong khi đó, các văn bản quy phạm pháp luật đôi khi không rõ ràng và khơng thể dự liệu hết những tình huống sẽ xảy ra trong tương lai. Các văn bản quy phạm pháp luật được công bố nhằm áp dụng thống nhất pháp luật, nhưng nếu chỉ như thế thì khơng thể đáp ứng được một cách đầy đủ và kịp thời cũng như không thể làm rõ được phương pháp áp dụng luật cho từng vụ việc cụ thể. Đặc tính cố hữu đó của văn bản quy phạm pháp luật tạo nên tình trạng “lỗi thời” của pháp luật so với đời sống. Do đó, rất cần một cơ chế sáng tạo, linh hoạt nhằm bổ khuyết cho văn bản quy phạm pháp luật. Và chính án lệ giúp thổi một luồng sinh khí vào “thân xác” khô khan và bất động của những văn bản pháp lý, nhờ đó các đạo luật có được cuộc sống sinh động gắn liền với thực tiễn64. Án lệ là
những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán TANDTC lựa chọn và