Tội phạm đơn lẻ

Một phần của tài liệu Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật hình sự việt nam (Trang 39 - 40)

2.3. Các trƣờng hợp áp dụng tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo

2.3.1. Tội phạm đơn lẻ

Điều 16 BLHS năm 2015 là quy định áp dụng tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong trường hợp tội phạm đơn lẻ (chỉ có một người thực hiện). Theo đó, một người để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải thỏa mãn đủ hai điều kiện sau: (1) Điều kiện thuộc về ý chí chủ quan của người phạm tội (đã được phân tích tại mục 2.1.1); (2) Điều kiện về thời điểm tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (đã được phân tích tại mục 2.1.2). Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong trường hợp tội phạm đơn lẻ được miễn TNHS về tội định phạm, nhưng nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác thì người đó phải chịu TNHS về tội này (đã được phân tích tại mục 2.2). Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng “những vấn đề nêu trên thơng thường chỉ có thể áp dụng đối với các trường hợp phạm

tội đơn lẻ mà người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ có thể thuộc dạng người thực hành là người phạm tội trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội. Trong khi đó, Luật hình sự Việt Nam quy định cũng như thực tiễn thừa nhận hai dạng người thực hành (kể cả phạm tội đơn lẻ hay phạm tội có đồng phạm). Dạng thứ nhất là người phạm tội trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội. Dạng thứ hai là người phạm tội thông qua người khác để thực hiện tội phạm (chẳng hạn như thơng qua trẻ em khơng có năng lực TNHS; thơng qua người mắc bệnh tâm thần hoặc mắc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; cưỡng bức người khác phạm tội…). Nhưng đối với trường hợp người thực hành dạng thứ hai thì cơ sở xác định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của họ pháp luật chưa quy định cụ thể phải có đủ điều kiện nào”39. Theo quan điểm này cho rằng để xác định trường hợp tự ý nửa chừng đối với người thực hành ở dạng thứ hai thì ngồi điều kiện đối với người thực hành ở dạng thứ nhất họ cịn phải có thái độ dứt khốt và tự nguyện tiến hành trực tiếp ngăn cản người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội.

Tác giả không đồng ý với quan điểm trên. Bởi vì theo quan điểm của tác giả thì quy định tại Điều 16 BLHS năm 2015 áp dụng đối với các trường hợp phạm tội

39 Dương Ngọc An (2009), tlđd (29), tr.7, 8.

đơn lẻ mà người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là người thực hành kể cả dạng thứ nhất hay dạng thứ hai của người thực hành. Tuy nhiên, đối với dạng thứ hai thì người thực hành khơng phải là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội, do đó khơng thể căn cứ vào việc người phạm tội tự nguyện từ bỏ ý định thực hiện tiếp tội phạm một cách dứt khoát để xác định điều kiện thuộc về ý chí chủ quan của người phạm tội mà cơ sở để xác định điều kiện thuộc về ý chí chủ quan của họ đó là thái độ dứt khốt và tự nguyện trực tiếp tiến hành ngăn cản hoàn toàn kịp thời và có hiệu quả đối với người thực hành thay họ thực hiện tội phạm. Đây mới là căn cứ chứng minh rằng chính họ dứt khốt và tự nguyện từ bỏ ý định phạm tội làm cho tội phạm khơng thực hiện đến cùng, tuy khơng có gì ngăn cản.

Một phần của tài liệu Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật hình sự việt nam (Trang 39 - 40)