Trách nhiệm hình sự đối với ngƣời tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm

Một phần của tài liệu Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật hình sự việt nam (Trang 36 - 39)

2.2. Trách nhiệm hình sự đối với ngƣời tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phạm tội

Vấn đề TNHS đối với người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được quy định tại đoạn 2 Điều 16 BLHS năm 2015, theo đó: “Người tự ý nửa chừng

chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS về tội định phạm. Nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác thì người đó phải chịu TNHS về tội này”. Như vậy, khi nghiên cứu TNHS của người tự ý nửa chừng chấm dứt việc

phạm tội phải xem xét TNHS của họ đối với tội định phạm và đối với tội phạm khác nếu hành vi thực tế của họ đã có đủ yếu tố cấu thành tội này.

2.2.1. Trách nhiệm hình sự đối với người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đối với tội định phạm tội đối với tội định phạm

Theo quy định tại Điều 16 BLHS năm 2015 thì người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS về tội định phạm khi thỏa mãn các điều kiện36 của chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Đây là trường hợp miễn TNHS bắt buộc, nghĩa là khi có đủ điều kiện thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải áp dụng chế định này để miễn TNHS cho người phạm tội. Việc miễn TNHS được áp dụng bởi các cơ quan tư pháp trong quá trình truy cứu TNHS và thực hiện TNHS. Như vậy, trong suốt quá trình tồn tại TNHS của người phạm tội, tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng mà các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng miễn TNHS phù hợp với quy định của pháp luật hình sự. Song một vấn đề đặt ra là tại sao nhà làm luật quy định người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS về tội định phạm. Theo tác giả, việc nhà làm luật quy định như trên xuất phát từ những lý do sau:

Thứ nhất, xét về mặt khách quan, hành vi đã thực hiện của người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chưa có tính nguy hiểm cho xã hội đầy đủ của loại tội

35 Đinh Văn Quế (2017), Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015 - phần thứ nhất những quy định chung (Bình

luận chuyên sâu), Nhà xuất bản. Thông tin và truyền thông, tr.34.

định phạm vì chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Về mặt chủ quan người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đã hoàn toàn từ bỏ ý định phạm tội của mình, họ khơng cịn xu hướng ý chí thực hiện tội phạm đến cùng. Trong sự thống nhất giữa mặt khách quan và chủ quan như vậy, hành vi đã thực hiện của người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được coi như đã mất tính nguy hiểm cho xã hội về tội định thực hiện. Đó là một trong các căn cứ của việc quy định miễn TNHS về tội định phạm cho người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

Thứ hai, Luật hình sự Việt Nam quy định người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì được miễn TNHS về tội định phạm. Dưới góc độ phịng ngừa tội phạm, quy định này tạo ra cơ hội để những người sau khi có ý định phạm tội, đã thực hiện những hành vi chuẩn bị phạm tội hay đã bắt tay vào việc thực hiện tội phạm nếu tỉnh ngộ, nhận ra sai lầm của mình, thực sự từ bỏ dứt khoát ý định phạm tội cũng như chấm dứt không thực hiện tội phạm đến cùng để được hưởng sự khoan hồng của Nhà nước bằng việc miễn TNHS cho họ.37

Thứ ba, việc truy cứu TNHS người phạm tội chủ yếu là nhằm cải tạo họ trở

thành người có ích cho xã hội, từ một người có hành vi nguy hiểm cho xã hội trở thành người lương thiện, nghĩa là chủ yếu làm thay đổi sự nhận thức lệch lạc trong tư tưởng họ. Do đó TNHS sẽ không cần thiết nếu đặt ra đối với người mà trong nhận thức, tư tưởng của họ khơng cịn ý định phạm tội nữa - người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là người như vậy. Có thể nói việc quy định người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS về tội định phạm là động lực thúc đẩy những người sau khi có ý định phạm tội, đã thực hiện những hành vi chuẩn bị phạm tội hay đã bắt tay vào việc thực hiện tội phạm sớm dừng lại để được hưởng sự khoan hồng của Nhà nước. Quy định này có tác dụng hạn chế những hậu quả, thiệt hại do tội phạm gây ra cho các quan hệ xã hội và đặc biệt nó có tác dụng rất lớn trong việc phịng ngừa ngay chính hành vi phạm tội mà người này đang thực hiện.

2.2.2. Trách nhiệm hình sự đối với người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm

tội đối với tội phạm khác

Trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, người phạm tội chỉ được miễn TNHS về tội định phạm, nhưng nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm khác thì người đó vẫn phải chịu TNHS về tội

37 Nguyễn Thị Ánh Hồng (2003), Vai trò của các quy định phần chung Bộ luật hình sự trong phịng ngừa tội

phạm này. Tội phạm khác ở đây là một tội được quy định trong phần các tội phạm của BLHS mà không phải là tội định phạm. Theo đó, người phạm tội phải chịu TNHS về tội phạm khác khi hành vi thực tế đã thực hiện có đầy đủ các dấu hiệu được quy định tại một điều luật cụ thể trong phần các tội phạm, nghĩa là hành vi đó phải là hành vi phạm tội đã hồn thành. Ví dụ: Nguyễn Văn A định giết Trần Văn B bằng dao nhọn, nhưng khi chém B được một nhát vào bụng thì A thấy B bị ngất và chảy nhiều máu. Thấy vậy A sợ hãi, bỏ dao xuống và đưa B đi cấp cứu, nhờ được cấp cứu kịp thời nên B không chết nhưng kết luận giám định pháp y về thương tích đã xác định B bị thương tích 39%. Trong trường hợp này A được miễn TNHS về tội giết người, nhưng hành vi của A đã đủ dấu hiệu cấu thành tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS năm 2015) do đó A phải chịu TNHS về tội này.

Song một vấn đề đặt ra đó là tội phạm khác có mối quan hệ với tội định phạm như thế nào. Về vấn đề này có quan điểm cho rằng “hành vi cấu thành tội phạm

khác ở đây phải có mối quan hệ mật thiết với tội định phạm có thể đây là hành vi nhằm chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho việc phạm tội (hành vi chuẩn bị trong tội định phạm) hoặc hành vi cấu thành tội phạm khác nằm trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội mà người đó định phạm, nếu tội định phạm mà hồn thành thì người đó phải chịu TNHS về tội định phạm (tức khơng thuộc trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội) thì sẽ khơng có tội phạm khác nữa. Tội phạm khác ở đây không thể là tội mà khơng có mối quan hệ đối với tội định phạm. Ví dụ: Nguyễn Văn C do có thù tức với Bùi Tiến D nên định khi có điều kiện thuận lợi sẽ giết D, biết D hay đi họp về muộn nên C đã lợi dụng trời tối ẩn nấp trong bụi cây ven đường định dùng dao giết D nhưng khi D đi qua C đã sợ bị đi tù vì giết D nên C đã từ bỏ ý định giết D, trên đường về C đã cán chết người do đi xe quá tốc độ cho phép. Trong trường hợp này C đã phạm tội vi phạm quy định về an tồn giao thơng gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng đây không phải là tội phạm khác trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội vì nó khơng liên quan đến hành vi định giết D của C”38. Tác giả đồng ý với quan điểm trên vì việc thực hiện hành vi phạm

tội là nhằm hướng tới thực hiện tội phạm chính, đây có thể là hành vi nhằm chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho việc phạm tội (hành vi chuẩn bị trong tội định phạm) hoặc hành vi cấu thành tội phạm khác nằm trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội mà người đó định phạm và hành vi thực tế đã thực hiện có đầy đủ các dấu hiệu

38 Lê Thị Giang (2015), Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 22.

của tội phạm khác. Do vậy, tội phạm khác ở đây không thể là tội mà khơng có mối quan hệ với tội định phạm.

Một phần của tài liệu Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật hình sự việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)