4. Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài
4.2. Một số yêu cầu đặt ra đối với phát triển KT-XH vùng DT&MN
Từ kết quả phân tích ở các nội dung trước đồng thời trên cơ sở của các chủ trương, định hướng hiện nay cho thấy để tiếp tục phát triển vùng DT&MN cần đặt ra một số yêu cầu chính như sau:
- Về tư duy chính sách phát triển. Tư duy về vùng phải là tư duy chủ đạo, kết nối và dẫn dắt sự phát triển của từng địa phương trong vùng dưới sự điều phối và kết nối của một thể chế vùng thống nhất và thể chế này có đủ nguồn lực và
27
quyền lực bởi vì điều này sẽ giúp cho việc KKTHĐT vào các vùng DT&MN phù hợp với định hướng phát triển của các vùng KT-XH, với định hướng phát triển chung của cả nước. Đồng thời, tập trung nguồn lực cho phát huy được tối đa tiềm năng lợi thế của các vùng DT&MN theo các vùng KT-XH, nhất là lợi thế về quy mô, cũng như tránh được sự cát cứ phân mảng cạnh tranh không lành mạnh trong KKTHĐT, cũng như sự dàn trải trong đầu tư lãng phí các nguồn lực. Cần phải xác định rõ ĐTC hay đầu tư của Nhà nước cho các vùng DT&MN là đầu tư dẫn dắt, là đầu tư phát triển và là chủ đạo, nhất là đối với CSHT. Thu hẹp khoảng cách phát triển và bắt nhịp với mức phát triển chung của cả nước thì được coi là những nhiệm vụ thường xuyên hàng đầu của vùng DT&MN theo các vùng KT-XH để đảm bảo an ninh sinh thái, an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng của cả nước.
- Đảm bảo PTBV: Đây là yêu cầu tiên quyết trong thời gian tới đối với phát triển vùng DT&MN. Khác với các vùng động lực kinh tế cần phải tập trung nguồn lực và ưu tiên phát triển kinh tế, vùng DT&MN cần đảm bảo hài hòa các trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường nhằm tạo ra môi trường sinh thái bền vững cho cả khu vực miền xuôi.
- Đảm bảo phát huy lợi thế của vùng/tiểu vùng: Ở nước ta, vùng DT&MN là vùng rộng lớn và đa dạng. Lợi thế các vùng/tiểu vùng là khác nhau và cũng có thể thay đổi theo thời gian. Yêu cầu đặt ra với Nhà nước đó là xác định được lợi thế tĩnh nhằm xây dựng các nền tảng cần thiết chung nhất cho phát triển KT-XH của các vùng, đồng thời định hướng để thị trường, DN, hộ gia đình đầu tư phát triển trên cơ sở nhận dạng các lợi thế động.
- Xây dựng, cải thiện CSHT tạo tiền đề cho tăng trưởng và phát triển KT- XH dài hạn: Vai trò của hạ tầng là vô cùng lớn. Hạ tầng phát triển là lợi thế rất lớn của các vùng so với vùng hạ tầng kém phát triển. Yêu cầu trong thời gian tới phải đảm bảo đầu tư có trọng điểm và đồng bộ để giảm thiểu lãng phí, hiệu quả thấp trong ĐTC cho CSHT vùng DT&MN. Với hạ tầng giao thông, tăng tính kết nối với các vùng cần được ưu tiên. Về hạ tầng thủy lợi, đầu tư đồng bộ hệ thống thiết bị điều tiết và vận hành có hiệu quả các công trình thủy lợi, hồ chứa hiện có. Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, hồ chứa nước, hệ thống kênh tưới đảm bảo cung cấp đủ nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và điều tiết lũ tại các tỉnh có nguy cơ xảy ra lũ quét. Xây dựng các công trình thủy lợi gắn với xây dựng thủy điện nhỏ nhằm cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt và cấp điện cho nhân dân vùng sâu, vùng xa nơi chưa có điện lưới quốc gia. Hệ thống điện và thông tin cần đi trước một bước. Đầu tư đồng bộ hạ tầng hệ thống truyền tải và phân phối điện đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của các KCN và nhu cầu sử dụng của nhân dân. Tương tự như vậy, CSHT hệ thống viễn thông hiện đại với dung lượng và tốc độ lớn cũng cần được nghiên cứu.
- Về phát triển nông lâm nghiệp: Yêu cầu về phát triển nông lâm nghiệp miền núi đó là phải gắn với lợi thế rất đa dạng của địa hình, thổ nhưỡng miền núi.
- Về phát triển công nghiệp và dịch vụ: Trong thời gian tới, yếu tố số lượng và chất lượng nguồn nhân lực và hạ tầng vẫn là lực cản cho phát triển công nghiệp ở vùng DT&MN. Chính vì vậy, lợi thế công nghiệp của vùng DT&MN vẫn là
28
những ngành gắn với chế biến nông, lâm nghiệp, hoặc cung cấp đầu vào cho nông, lâm nghiệp. Bên cạnh đó là những lợi thế về khai thác khoáng sản và tài nguyên. Về dịch vụ, thương mại biên giới, cửa khẩu, các cụm chợ, trao đổi hàng hóa quy mô nhỏ vẫn là mục tiêu đầu tư phát triển trong thời gian tới. Yêu cầu và cũng là thách thức lớn nhất đối với phát triển dịch vụ ở vùng DT&MN đó là đảm bảo tính bao phủ và đồng bộ trong điều kiện phân bổ dân cư rải rác tại khu vực này.
- Về phát triển văn hóa xã hội: Yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là đảm bảo cải thiện nhanh giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH.
- Về y tế và chăm sóc sức khỏe: Tương tự như giáo dục, cải thiện hạ tầng y tế và tăng tính bao phủ của hệ thống y tế thông qua phát triển y tế thôn bản và xây dựng cac cơ sở y tế cấp vùng, hiện đại là yêu cầu và mục tiêu phát triển của lĩnh vực này trong thời gian tới.
- Về văn hóa và thể dục thể thao: Yêu cầu đặt ra là tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ bản các thiết chế văn hóa cơ sở, hạ tầng phục vụ luyện tập thể dục thể thao; bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, làm nền tảng cho sự giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc trong vùng; duy trì và xây dựng những giá trị mới về văn hóa, phát huy nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới trong cộng đồng dân cư.
- Về giảm nghèo, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội: Là mục tiêu, yêu cầu xuyên suốt kể từ thời gian đầu đổi mới và vẫn phải tiếp tục trong giai đoạn tới.
- Về sử dụng hợp lý tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường: Yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là quản lý, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm môi trường và cân bằng sinh thái.