Trình độ dân trí và tiếp cận các dịch vụ xã hội của người dân

Một phần của tài liệu 08550930_BCTT_Đề tài Lương Văn Khôi _ Final_20-10-01 (Trang 28 - 29)

4. Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài

3.4.3.9. Trình độ dân trí và tiếp cận các dịch vụ xã hội của người dân

lên này có thể được cho là do hiệu ứng tích cực của các dự án tạo việc làm cho các xã thuộc vùng DT&MN cho giai đoạn này.

Do DN phát triển, tỷ lệ làm công ăn lương của vùng DT&MN theo các vùng KT-XH về cơ bản cũng có chiều hướng tăng và chủ yếu làm việc trong khu vực tư nhân trong nước. Kết quả này cho thấy việc phát triển DN ở khu vực miền núi có tác dụng tạo công ăn việc làm khá lớn.

Mặc dù vậy, những vùng động lực phát triển vẫn là những vùng tạo được nhiều công ăn việc làm nhất. Điều này cho thấy các chính sách KKTHĐT tại vùng sâu vùng xa chưa đủ tạo được bước đột phá trong việc làm và việc cận kề với các vùng động lực mới là yếu tố quan trọng để tạo thêm nhiều việc làm hơn.

Nếu tính theo thành phần kinh tế, cấu trúc lao động làm thuê đã có sự thay đổi đáng kể, thể hiện ở tỷ trọng lao động làm cho khu vực DNNN và khu vực FDI ở vùng DT&MN đã tăng lên. Điều này ngụ ý rằng việc khuyến khích đầu tư để tạo thêm việc làm cũng đang được cải thiện.

Một khía cạnh khác, tỷ lệ lao động tự làm phi nông nghiệp vùng DT&MN tăng cho thấy, các chính sách KKTHĐT có tác động khá tích cực trong việc giúp hộ gia đình tự tạo việc làm ở miền núi. Đây cũng là hướng cần chú ý tới trong KKTHĐT trong thời gian tới trong trường hợp các động lực cho việc phát triển DN, hoặc thu hút FDI chưa phát huy tác dụng.5

Về thu nhập từ lao động, thu nhập từ công việc làm thuê tại vùng DT&MN chênh đáng kể so với vùng miền xuôi. Đây là yếu tố tạo ra sự di cư từ các vùng DT&MN về các vùng miền xuôi. Xu hướng chênh lệch về tiền lương giữa các vùng cũng không thay đổi quá lớn theo thời gian từ 2002 đến nay. Điều này cho thấy các chính sách KKTHĐT không giúp gì nhiều trong giảm chênh lệch thu nhập giữa các vùng.

3.4.3.9. Trình độ dân trí và tiếp cận các dịch vụ xã hội của người dân vùng DT&MN DT&MN

Chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực thấp, khả năng làm những công việc có hàm lượng kỹ thuật, chất xám cao gặp nhiều khó khăn, vì vậy đây là vùng thiếu

5 Điều đáng lưu ý là lao động là người DTTS làm thuê trong các cơ sở do người DTTS làm chủ chiếm số lượng chủ yếu. Điều ngạc nhiên là không chỉ các cơ sở có chủ là người Kinh có ít lao động người DTTS, mà các các cơ sở có chủ là người DTTS cũng có ít người DTTS làm việc. Điều này cho thấy rõ chất lượng lao động của vùng DT&MN, đặc biệt là của người DTTS mặc dù đã được cải thiện, song vẫn ở mức đáng báo động vì ngay cả các cơ sở có chủ là người DTTS thì cũng không thuê người DTTS mà thuê người Kinh làm việc.

23

trầm trọng lực lượng lao động chất lượng cao. Số người DT&MN được đào tạo nghề còn thấp.

Khả năng thích ứng của đồng bào với xu thế phát triển, hội nhập của đất nước còn chậm. Vì vậy, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục lợi dụng những vấn đề dân tộc, tôn giáo để tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là những khó khăn về kinh tế của đất nước, an ninh chính trị vùng biên giới. Trình độ chuyên môn kỹ thuật, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp… cũng như phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc còn hạn chế nên khó tiếp cận các dịch vụ việc làm, nhất là đi làm việc ở nước ngoài.

Đồng bào DTTS được tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức rất thấp so với với bình quân chung cả nước. Mức độ tiếp cận các dịch vụ y tế còn nhiều khó khăn.

Do tập quán sản xuất, sinh hoạt còn lạc hậu, do đó khi được đào tạo và tuyển dụng vào làm việc thường phát sinh những bất đồng giữa DN và người lao động… Nhiều lao động người DTTS chưa đáp ứng được nhu cầu khắt khe của thị trường tuyển lao động nước ngoài.

Một phần của tài liệu 08550930_BCTT_Đề tài Lương Văn Khôi _ Final_20-10-01 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)