4. Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài
4.4.1. Quan điểm về KKTHĐT vào vùng DT&MN
Trong thời gian tới, chính sách KKTHĐT vào vùng DT&MN phải quán triệt một số quan điểm sau:
- Chính sách KKTHĐT cần được hiểu theo nghĩa rộng, không hạn hẹp theo nghĩa ưu đãi về tài chính. Các chính sách liên quan đến chất lượng hạ tầng, mặt bằng SXKD, cải thiện nguồn lao động và cải thiện thể chế, môi trường đầu tư có tác dụng rất lớn trong KKTHĐT.
- ĐTC được coi là một khoản đầu tư quan trọng, đầu tư dẫn dắt để thúc đẩy ĐTTN, phục vụ cho mục tiêu phát triển KT-XH của các vùng DT&MN.
- Khuyến khích và thu hút ĐTTN vào vùng DT&MN là một chủ trương đúng đắn và thành công của Đảng và Nhà nước; Tiếp tục khẳng định nhất quán khu vực kinh tế tư nhân là một bộ quan trọng của nền kinh tế được khuyến khích phát triển lâu dài.
- Thu hút và sử dụng vốn FDI có chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm trên nguyên tắc đa phương hóa, đa dạng hóa nguồn vốn, đảm bảo tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; đồng thời đảm bảo quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia; kết hợp hài hòa giữa thu hút và sử dụng vốn FDI theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng chiều sâu, đảm bảo phát triển bền vững, khuyến khích đổi mới, sáng tạo và liên kết chặt chẽ giữa DN có vốn FDI với DN trong nước; khẳng định FDI là một nhân tố quan trọng nhưng không thu hút FDI vào vùng DT&MN bằng mọi giá, mà phải dựa trên chiến lược quốc gia, quy hoạch tổng thể, lấy mục tiêu phát triển bền vững là chính và đảm bảo quốc phòng an ninh là trọng yếu và tuyệt đối.
- Chính sách KKTHĐT vào vùng DT&MN phải đồng bộ, có tính đặc thù riêng, phù hợp với mỗi vùng DT&MN;
Các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư vào vùng DT&MN hướng đến việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ mới, nhất là công nghệ của cuộc CMCN 4.0, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là của đồng bào DTTS; xây dựng hệ cơ chế chính sách đặc thù, phù hợp với từng địa phương,
30
từng vùng DT&MN theo các vùng KT-XH; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế nhất là khu vực kinh tế tư nhân cho phát triển, đặc biệt là hạ tầng giao thông, những ngành, lĩnh vực có tiềm năng và lợi thế.
4.4.2. Định hướng về KKTHĐT vào vùng DT&MN
Khuyến khích, thu hút đầu tư vào vùng DT&MN nhằm thúc đẩy vùng DT&MN phát triển nhanh và bền vững, hướng tới thu hẹp khoảng cách phát triển của các vùng DT&MN so với các vùng khác và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân.
a) Về ĐTC cho vùng DT&MN
ĐTC là đầu tư dẫn dắt, thúc đẩy ĐTTN vào vùng DT&MN. Trong thời gian tới, chính sách ĐTC vào vùng DT&MN cần tập trung vào những lĩnh vực và vấn đề sau:
(1) Đầu tư hệ thống hạ tầng cho vùng DT&MN trong thời gian tới vẫn phải coi là yếu tố cốt lõi làm công cụ thu hút đầu tư. Trong đó, tăng được tính liên kết giữa các vùng và tiểu vùng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đầu tư phát triển hạ tầng DT&MN về cơ bản cần sự hỗ trợ trực tiếp, đóng vai trò quyết định của Nhà nước.
(2) Trong quá xây dựng hoạch định chính sách KKTHĐT, cần phân nhóm các các chính sách và dự án ĐTC trên góc độ của kích thích ĐTTN. Trong kế hoạch ĐTC trung hạn, cần phân bổ và có những lộ trình riêng, tiêu chí đánh giá riêng theo các nhóm. Bên cạnh đó, có thể cân nhắc các nhóm theo thứ tự ưu tiên sau đây:
+ Nhóm thứ nhất bao gồm những yếu tố liên quan đến giảm chi phí đầu tư thông qua giảm chi phí sử dụng hạ tầng. Các dự án CSHT bao gồm đường giao thông kết nối giữa các vùng các tỉnh và nội vùng, nội tỉnh,… cần phải được ưu tiên hàng đầu.
+ Nhóm thứ 2: là nhóm các công trình đảm bảo sự thuận lợi và sẵn có trong các nguồn lực phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa kỹ thuật của từng vùng liên quan đến tiếp cận các tài nguyên, khoáng sản, điểm giao dịch thương mại, tạo sự sẵn có của lao động, đối với DN và hộ gia đình kinh doanh.
+ Nhóm thứ 3: Để đảm bảo điều kiện, môi trường sống lâu dài và ổn định cho nhà đầu tư, doanh nhân đến sinh sống và vận hành DN lâu dài. Theo đó, cần đầu tư đảm bảo các điều kiện về giáo dục, y tế, văn hóa, tiêu dùng và môi trường sinh thái để đảm bảo sức khỏe cho người dân, người lao động và các chủ DN.
(3) Đầu tư dứt điểm, có trọng điểm hơn, có ưu tiên và không nhất thiết phải giống nhau ở các địa phương (khác nhau về loại hình, danh mục công trình). Với các công trình quy mô nhỏ, cần gắn đầu tư với tạo việc làm trong quá trình xây dựng công trình đầu tư.
(4) ĐTC vùng DT&MN cần gắn với giữ vững ổn định chính trị, không ngừng củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc; củng cố quốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước, gắn với xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển đối với các nước láng giềng. Tiếp
31
tục rà soát, quy hoạch, đầu tư hạ tầng dịch vụ viễn thông, thông tin, tín dụng, vận tải... để phát triển kinh tế cửa khẩu giao thương với các nước láng giềng.
(6) Đầu tư phát triển KT-XH đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, nhất là hệ thống sông suối đầu nguồn, hệ sinh thái động, thực vật, bảo vệ và phát triển rừng, đa dạng sinh học.
(7) Gắn đầu tư với chuyển đổi mô hình quản lý của các DNNN tại địa bàn DT&MN, gắn đầu tư với sắp xếp, cân đối lại đất đai được giao cho các DNNN tại các địa bàn miền núi; cổ phần hoá, hoặc thu hẹp, giải thể đối với các DN làm ăn kém hiệu quả. Gắn việc thu hẹp một số DNNN với việc cổ phần hoá hoặc chuyển giao toàn bộ cho các DNTN; thu hút mạnh ĐTTN và liên doanh với DNTN, thúc đẩy sớm hình thành các vùng sản xuất nông lâm, sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, thâm canh, ứng dụng công nghệ gắn với công nghiệp chế biến.
b) Về KKTHĐT tư nhân và FDI
(1) Trong xác định ngành và lĩnh vực ưu tiên, thu hút đầu tư cần chú ý dựa theo đặc điểm và thế mạnh của từng vùng DT&MN.
(2) Gắn thu hút ĐTTN với mạng liên kết, chuỗi sản xuất - phân phối. KKTHĐT từ DNTN, chú trọng đến phát triển DN tại chỗ, tạo ra việc làm cho đồng bào DTTS. Khuyến khích ĐTTN gắn với xây dựng thương hiệu nông, lâm sản vùng miền núi hoặc các sản phẩm địa phương. Vốn ĐTTN phải là động lực chính tại các vùng DT&MN đã có trình độ phát triển nhất định cũng như đã tạo được các thương hiệu sản phẩm. Tác động môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên và tác động văn hóa xã hội cần được đặc biệt chú ý đối với các chính sách KKTHĐT tư nhân trong thời gian tới.
(3) Với lĩnh vực nông nghiệp, thu hút đầu tư từ hộ gia đình, DNTNTN theo hướng sản xuất lớn, tập trung, xây dựng các vùng chuyên canh có giá trị như chè, cà phê, điều, hồ tiêu, cây ăn quả, dược liệu, hương liệu, hoa, rau màu,... Đầu tư tập trung vào các sản phẩm chăn nuôi đại gia súc như bò sữa, bò thịt, trâu,... nghiên cứu quy mô hợp lý tại mỗi vùng. Đầu tư để hình thành các vùng đặc sản về sản phẩm chăn nuôi, như dê, ngựa thay thế cho sản phẩm thông thường, nâng cao giá trị và hiệu quả SXKD.
(4) Với lĩnh vực lâm nghiệp đầu tư sản xuất nguyên liệu gắn với chế biến sản phẩm gỗ rừng trồng. Tận dụng khai thác thế mạnh của vùng DT&MN từ góc độ lợi thế lâm nghiệp trên cơ sở thu hút đầu tư vào các dự án rừng trồng và chế biến sâu về gỗ, lâm sản khác. Đẩy mạnh việc trồng rừng thuộc lưu vực các công trình thủy điện lớn.
(5) Trong lĩnh vực công nghiệp, tiếp tục rà soát lại quy hoạch, loại bỏ các công trình thủy điện quy mô nhỏ, ảnh hưởng lớn đến rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn và phải di dời nhiều hộ dân, hiệu quả đầu tư thấp. Tổng kiểm kê, đánh giá, quy hoạch lại việc khai thác, chế biến khoáng sản ở vùng DT&MN. Đảm bảo vừa khai thác chế biến khoáng sản có hiệu quả cho nền kinh tế nhưng cũng phải đảm bảo môi trường sinh thái, không gian sinh sống của đồng bào các dân tộc ở vùng này. Đổi mới công nghệ, thiết bị khai thác khoáng sản, nâng cao hiệu quả khoáng sản của các mỏ lớn ở vùng DT&MN
(6) Trong lĩnh vực du lịch, khai thác thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, ẩm thực độc đáo, đặc sắc của các dân tộc để đẩy mạnh phát triển du lịch
32
sinh thái, trải nghiệm; du lịch lịch sử - văn hóa, phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương ở vùng DTTS.
(7) Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các chợ đầu mối, chợ nông thôn, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của người dân. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong phát triển các kênh phân phối và thương mại điện tử.
(8) Với đầu tư vào các lĩnh vực như dạy nghề, giáo dục đào tạo, văn hoá du lịch: Thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các DTTS ở Việt Nam; huy động nguồn lực của toàn xã hội cùng tham gia giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của các DTTS Việt Nam; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của các DTTS - Phát triển toàn diện văn hóa DTTS; giữ gìn, bảo tồn, tôn vinh và phát huy bản sắc văn hóa thông qua bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào DTTS.
(9) Xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào công cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của người dân vùng DT&MN và vùng có điều kiện KT- XH khó khăn và ĐBKK.
(10) Về FDI, yêu cầu đặt ra là không khuyến khích bằng mọi giá FDI tại các vùng biên giới, nhạy cảm quốc phòng và an ninh. Gắn mục tiêu việc làm tạo ra với ưu đãi đầu tư cho DN FDI tại các vùng này.
4.4.3. Giải pháp KKTHĐT vào vùng DT&MN
4.4.3.1. Nhóm giải pháp chung
(1) Tạo sự thống nhất cao hơn nữa về nhận thức về vai trò vị trí và tầm quan trọng của vùng DT&MN, trên cơ sở đó đổi mới tư duy phát triển gắn với tư duy về vùng, xác định rõ vai trò của Nhà nước ở các vùng, đổi mới tư duy và cách tiếp cận trong thu hút, khuyến khích đầu tư và phân bổ nguồn lực.
(2) Quy hoạch vùng KT-XH theo hướng bền vững, bao trùm, đảm bảo tính liên kết vùng, bảo đảm tính gắn kết giữa công nghiệp nông nghiệp và dịch vụ, giữa đô thị và nông thôn mới, giữa kinh tế và môi trường. Trên cơ sở đó, KKTHĐT vào vùng DT&MN phù hợp với quy hoạch các vùng KT-XH, tránh tình trạng cạnh tranh lẫn nhau trong KKTHĐT vào vùng DT&MN giữa các địa phương trong vùng và giữa các vùng với nhau.
(3) Xây dựng một văn bản chính sách duy nhất quy định tất cả các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư hộ gia đình/DN vào vùng DT&MN, Loại hình văn bản chính sách này phải là nghị định của Chính phủ vì chỉ có loại hình nghị định mới có thể thống nhất được các quy định, các chính sách trong một văn bản pháp quy.
(4) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng DT&MN, tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, công nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nền tảng, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và kinh tế cửa khẩu và đột phá.
(5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin và đô thị, và coi việc phát triển hạ tầng là một khâu đột phá.
33
(6) Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là vào những ngành, lĩnh vực có lợi thế.
(7) Bảo vệ tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và tài nguyên thiên nhiên.
(8) Liên kết và kết nối vùng, đặc biệt là phải xây dựng được một thể chế điều phối và kết nối phát triển vùng có đủ “thực quyền”, đóng vai trò chính là đại diện của các địa phương, DN chủ đạo, với cơ chế hoạt động có đủ nguồn lực và quyền lực để thực hiện các nhiệm vụ điều phối và giải quyết các vấn đề trọng điểm quốc gia tại vùng, cũng như giải quyết vấn đề liên ngành, liên vùng.
(9) Đẩy mạnh và tiếp tục phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe của người dân; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, công tác dân tộc, tôn giáo và đảm bảo công bằng xã hội bên cạnh nhóm công tác phát triển văn hóa xã hội.
(10) KKTHĐT vào vùng DT&MN đảm bảo quốc phòng và an ninh, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia.
4.4.3.2. Nhóm giải pháp với đầu tư công
- Tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/02/2020 của Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị quyết 88/2019/QH14 phê duyệt đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DT&MN giai đoạn 2021-2030.
- Tổng kết đánh giá toàn diện các CTMTQG, các cơ chế, chính sách, rà soát các nguồn vốn đầu tư vào vùng DT&MN và từng ngành, lĩnh vực để khắc phục các tồn tại hạn chế; Rà soát lại đầu tư của vùng DT&MN, trên cơ sở đó hợp nhất các chương trình thành một chương trình đầu tư gắn với tiêu chí, định mức phân bổ đầu tư phù hợp với Luật Đầu tư công và định hướng sử dụng Ngân sách trong thời gian tới; xây dựng kế hoạch ĐTC dài hạn gắn với kế hoạch tài chính dài hạn làm cơ sở cho hoạch định trung hạn và điều hành kế hoạch hàng năm.
- Xây dựng CTMTQG về phát triển KT-XH vùng DT&MN giai đoạn 2021- 2030 theo trình tự thủ tục quy định tại Luật ĐTC số 39/2019/QH14 để trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư.
- Ưu tiên bố trí vốn cho CTMTQG phát triển KT-XH vùng DT&MN trong phương án phân bổ kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2021-2025.
- Xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư nguồn NSTW thực hiện CTMTQG phát triển KT-XH vùng DT&MN trong giai đoạn 2021- 2030 bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách.
- Phân bổ nguồn vốn đầu tư từ NSNN: về cơ chế cần dựa theo các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân phân bổ NSNN đã được xây dựng như được đề cập ở trên.
- Sớm ban hành quy định phân định địa bàn vùng DT&MN, trong đó xác định những địa bàn thực sự khó khăn để tập trung đầu tư.
- Sớm khắc phục những vướng mắc, bất cập, chồng chéo địa bàn và đối tượng thụ hưởng, đầu mối các đơn vị chức năng quản lý trong những cơ chế, chính sách hiện hành áp dụng trên địa bàn vùng DT&MN.
34
- Hoạch định chính sách cần gắn với nhu cầu thực tế của người dân, của cộng đồng, không cào bằng theo địa bàn hành chính, xây dựng định mức hỗ trợ phù hợp với thực tế.
- Hoàn thiện một số chính sách hỗ trợ theo ngành, lĩnh vực đối với vùng