Giải pháp KKTHĐT vào vùng DT&MN

Một phần của tài liệu 08550930_BCTT_Đề tài Lương Văn Khôi _ Final_20-10-01 (Trang 38)

4. Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài

4.4.3. Giải pháp KKTHĐT vào vùng DT&MN

4.4.3.1. Nhóm giải pháp chung

(1) Tạo sự thống nhất cao hơn nữa về nhận thức về vai trò vị trí và tầm quan trọng của vùng DT&MN, trên cơ sở đó đổi mới tư duy phát triển gắn với tư duy về vùng, xác định rõ vai trò của Nhà nước ở các vùng, đổi mới tư duy và cách tiếp cận trong thu hút, khuyến khích đầu tư và phân bổ nguồn lực.

(2) Quy hoạch vùng KT-XH theo hướng bền vững, bao trùm, đảm bảo tính liên kết vùng, bảo đảm tính gắn kết giữa công nghiệp nông nghiệp và dịch vụ, giữa đô thị và nông thôn mới, giữa kinh tế và môi trường. Trên cơ sở đó, KKTHĐT vào vùng DT&MN phù hợp với quy hoạch các vùng KT-XH, tránh tình trạng cạnh tranh lẫn nhau trong KKTHĐT vào vùng DT&MN giữa các địa phương trong vùng và giữa các vùng với nhau.

(3) Xây dựng một văn bản chính sách duy nhất quy định tất cả các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư hộ gia đình/DN vào vùng DT&MN, Loại hình văn bản chính sách này phải là nghị định của Chính phủ vì chỉ có loại hình nghị định mới có thể thống nhất được các quy định, các chính sách trong một văn bản pháp quy.

(4) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng DT&MN, tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, công nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nền tảng, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và kinh tế cửa khẩu và đột phá.

(5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin và đô thị, và coi việc phát triển hạ tầng là một khâu đột phá.

33

(6) Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là vào những ngành, lĩnh vực có lợi thế.

(7) Bảo vệ tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và tài nguyên thiên nhiên.

(8) Liên kết và kết nối vùng, đặc biệt là phải xây dựng được một thể chế điều phối và kết nối phát triển vùng có đủ “thực quyền”, đóng vai trò chính là đại diện của các địa phương, DN chủ đạo, với cơ chế hoạt động có đủ nguồn lực và quyền lực để thực hiện các nhiệm vụ điều phối và giải quyết các vấn đề trọng điểm quốc gia tại vùng, cũng như giải quyết vấn đề liên ngành, liên vùng.

(9) Đẩy mạnh và tiếp tục phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe của người dân; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, công tác dân tộc, tôn giáo và đảm bảo công bằng xã hội bên cạnh nhóm công tác phát triển văn hóa xã hội.

(10) KKTHĐT vào vùng DT&MN đảm bảo quốc phòng và an ninh, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia.

4.4.3.2. Nhóm giải pháp với đầu tư công

- Tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/02/2020 của Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị quyết 88/2019/QH14 phê duyệt đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DT&MN giai đoạn 2021-2030.

- Tổng kết đánh giá toàn diện các CTMTQG, các cơ chế, chính sách, rà soát các nguồn vốn đầu tư vào vùng DT&MN và từng ngành, lĩnh vực để khắc phục các tồn tại hạn chế; Rà soát lại đầu tư của vùng DT&MN, trên cơ sở đó hợp nhất các chương trình thành một chương trình đầu tư gắn với tiêu chí, định mức phân bổ đầu tư phù hợp với Luật Đầu tư công và định hướng sử dụng Ngân sách trong thời gian tới; xây dựng kế hoạch ĐTC dài hạn gắn với kế hoạch tài chính dài hạn làm cơ sở cho hoạch định trung hạn và điều hành kế hoạch hàng năm.

- Xây dựng CTMTQG về phát triển KT-XH vùng DT&MN giai đoạn 2021- 2030 theo trình tự thủ tục quy định tại Luật ĐTC số 39/2019/QH14 để trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư.

- Ưu tiên bố trí vốn cho CTMTQG phát triển KT-XH vùng DT&MN trong phương án phân bổ kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2021-2025.

- Xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư nguồn NSTW thực hiện CTMTQG phát triển KT-XH vùng DT&MN trong giai đoạn 2021- 2030 bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách.

- Phân bổ nguồn vốn đầu tư từ NSNN: về cơ chế cần dựa theo các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân phân bổ NSNN đã được xây dựng như được đề cập ở trên.

- Sớm ban hành quy định phân định địa bàn vùng DT&MN, trong đó xác định những địa bàn thực sự khó khăn để tập trung đầu tư.

- Sớm khắc phục những vướng mắc, bất cập, chồng chéo địa bàn và đối tượng thụ hưởng, đầu mối các đơn vị chức năng quản lý trong những cơ chế, chính sách hiện hành áp dụng trên địa bàn vùng DT&MN.

34

- Hoạch định chính sách cần gắn với nhu cầu thực tế của người dân, của cộng đồng, không cào bằng theo địa bàn hành chính, xây dựng định mức hỗ trợ phù hợp với thực tế.

- Hoàn thiện một số chính sách hỗ trợ theo ngành, lĩnh vực đối với vùng DT&MN để phát huy các thế mạnh, như: chính sách hỗ trợ đầu tư hệ thống hạ tầng kết nối với đường cao tốc, đường quốc lộ của các địa phương gắn với phát triển du lịch; hỗ trợ đầu tư các khu, điểm du lịch trọng điểm, vùng nông nghiệp chuyên canh, nguyên liệu nông, lâm sản phục vụ chế biến gắn xuất khẩu theo chuỗi sản phẩm; liên kết đầu tư xây dựng hạ tầng và các cơ sở SXKD khu kinh tế cửa khẩu gắn với phân cấp…

- Rà soát lại các chương trình tín dụng ưu đãi đối với đồng bào DT&MN, tránh tình trạng chồng chéo, trùng lắp, phân tán, làm giảm hiệu quả của chính sách.

- Cân đối nguồn lực NSNN đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách theo khả năng NSNN hàng năm. Tiếp tục ưu tiên các nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho vùng DT&MN, vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lũ và các vùng khó khăn khác để đảm bảo đời sống, sinh hoạt của người dân...

- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng cơ bản ở nông thôn, trong đó ưu tiên nguồn lực hỗ trợ hoàn thiện CSHT trên địa bàn những xã có điều kiện KT-XH ĐBKK, chú trọng đầu tư cho các công trình cấp thôn, bản nhằm cải thiện trực tiếp điều kiện sinh hoạt và sản xuất của người dân, từng bước hoàn thiện các tiêu chí xã nông thôn mới, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu.

4.4.3.. Nhóm giải pháp đối với việc thực hiện một số CTMTQG

Các chính sách hỗ trợ cần được xây dựng bài bản, dài hạn, có trọng điểm, thu gọn đầu mối quản lý thông qua việc lồng ghép các chính sách về DT&MN và tập trung nguồn lực thực hiện, hạn chế tình trạng các chính sách phân tán, nhỏ lẻ, trùng lắp.

Ưu tiên tập trung nguồn lực trong giai đoạn 2021-2025 cho các nhiệm vụ nhằm cải thiện thu nhập, XĐGN cho người dân thông qua các hoạt động: tạo việc làm và sinh kế, đào tạo, tăng cường năng lực cho người dân; hỗ trợ sản xuất, liên kết thị trường tiêu thụ; hỗ trợ về vốn, công nghệ, kỹ thuật.

- Rà soát tập trung nguồn lực đầu tư vào các vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn.

- Trên cơ sở khả năng cân đối nguồn vốn giai đoạn 2021-2025 để xác định các mục tiêu cụ thể của các chương trình, đề án về DT&MN cho phù hợp.

- Lồng ghép các chương trình, mục tiêu hiện có trên địa bàn vùng DT&MN vào Đề án tổng thể đầu tư phát triển KT-XH vùng đồng bào DT&MN giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội.

- Ưu tiên nguồn lực nhà nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH, nhất là đường giao thông, công trình thủy lợi, chợ, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa phải được kiên cố hóa; bảo đảm các hộ gia đình DTTS được sử dụng điện lưới quốc gia, dịch vụ phát thanh, truyền hình, viễn thông, tiếp cận công nghệ thông tin phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt. Ban hành tiêu chí nông thôn mới phù hợp với vùng đồng bào DT&MN.

35

4.4.4. Nhóm giải pháp chính sách về tăng cường liên kết vùng, địa phương

- Hoàn thiện phân vùng quy hoạch giai đoạn 2021-2030 để thực hiện Luật quy hoạch. Trên cơ sở phân vùng được phê duyệt, tiến hành các hoạt động lập và thẩm định quy hoạch vùng theo quy định của Luật quy hoạch.

- Nghiên cứu thành lập một thể chế điều phối và kết nối phát triển vùng có đủ “thực quyền”, nguồn lực và quyền lực để thực hiện các chức năng quản lý nhà nước tại vùng và giải quyết các vấn đề trọng điểm quốc gia tại vùng,6 cũng như giải quyết vấn đề liên ngành, liên vùng.

- Xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá thực hiện những nội dung liên kết vùng trong quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH cấp địa phương.

- Tập trung liên kết nội vùng và liên kết giữa các vùng kinh tế trên cơ sở lợi thế cạnh tranh của từng vùng; tập trung vào những ngành, lĩnh vực cụ thể (nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, xúc tiến đầu tư, đào tạo, dạy nghề, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, thiết lập và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu chung), những vấn đề nổi cộm chung (an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, xử lý chất thải…) của từng vùng.

- Chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, mạng lưới giao thông kết nối nội vùng và kết nối với các trung tâm kinh tế lớn, đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng DT&MN để phát triển KT-XH, mở rộng các cơ hội tiếp cận về giáo dục, nghề nghiệp, khám chữa bệnh, giao thương… để XĐGN, từng bước giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, giữa các vùng kinh tế trọng điểm với những vùng miền còn lại của cả nước.

- Vùng DT&MN có điều kiện KT-XH còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy việc đầu tư hệ thống giao thông kết nối nội tỉnh và giữa tỉnh với đường cao tốc có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển KT-XH của các địa phương. Ngoài ra, cần tập trung phát triển sản xuất, liên kết chuỗi sản phẩm, chuyển giao công nghệ,… đưa kinh tế phát triển, liên kết giáo dục đào tạo, liên kết khám chữa bệnh, xử lý ô nhiễm,… để tăng thu ngân sách và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Nghiên cứu thí điểm cơ chế phối hợp, liên kết vùng ở các vùng Trung du và MNPB, TN và Đồng Bằng sông Cửu Long (đang thí điểm tiến hành). Do địa bàn rộng nên không nên thành lập Hội đồng vùng DT&MN mà sẽ theo cơ chế phối hợp nội vùng và giữa các vùng sau khi hoàn thành phương án phân vùng giai đoạn 2021-2025 thực hiện Luật quy hoạch.

Tăng cường kết nối các vùng với nhau, đặc biệt là với các trung tâm kinh tế lớn của đất nước thông qua các đường giao thông, thông qua các hành lang kinh tế, các chuỗi giá trị sản phẩm, các KCN, cụm công nghiệp, các trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cũng như tăng cường kết nối vùng với các nước láng giềng theo các phương án phù hợp hiệu quả và đảm bảo tuyệt đối quốc phòng an ninh.

6 Như đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng, bảo vệ biên giới, quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi thiên nhiên, biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh năng lượng.

36

4.4.5. Nhóm giải pháp khuyến khích, thu hút vốn FDI ở vùng DT&MN

Thống nhất nhận thức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao về vị trí, vai trò của đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đối với phát triển KT- XH ở vùng DT&MN theo các vùng KT-XH theo hướng xanh và bền vững.

Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác ĐTNN đến năm 2030.

Tăng cường tự do hóa thị trường các nhân tố sản xuất. Hạn chế ban hành các quyết định phi thị trường trong tiếp cận đất đai, vốn và cơ hội gia nhập thị trường.

Khuyến khích DN FDI liên doanh, liên kết với các DN vùng DT&MN, tạo điều kiện để DN trong nước tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị cũng như tăng cường kết nối với hộ gia đình; phát triển công nghiệp hỗ trợ và tăng tỷ lệ nội địa hóa thông qua các nhà cung cấp trong nước; chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản trị hiện đại cho DN trong nước thông qua các dự án liên doanh, liên kết trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng.

Ban hành cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và các nguồn lực tài chính; cơ chế đột phá trong quyết định đầu tư và thực thi, bao gồm cả xử lý tranh chấp, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức bộ máy, nhằm tranh thủ công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến, lợi thế của nước đi sau, đi tắt, đón đầu để phát triển một số trung tâm công nghệ quốc gia, với hoạt động R&D chuyên sâu của các tập đoàn xuyên quốc gia/đa quốc gia, tập đoàn kinh tế tư nhân, DN đổi mới, sáng tạo tại địa phương đáp ứng được yêu cầu.

Thu hút và sử dụng vốn FDI gắn với khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; Đổi mới công tác XTĐT trên cơ sở đa dạng hóa các phương thức XTĐT, có sự phối hợp đồng bộ với các ngành thương mại, du lịch, hàng không, hải quan, xuất nhập cảnh; Tăng cường tích luỹ nguồn vốn nội địa, tạo đối trọng để thu hút và sử dụng vốn FDI hiệu quả

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và phù hợp thông qua các nhóm nghiên cứu, tổ chức về khoa học và công nghệ đóng vai trò nòng cốt cho chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo. Các nhóm, tổ chức này cần có sự phối hợp chặt chẽ với các trường đại học, học viện, các chuyên gia để có được các ý tưởng sáng tạo, đây là tiền đề thúc đẩy cho hoạt động đổi mới công nghệ.

4.4.5. Nhóm giải pháp KKTHĐT tư nhân ở vùng DT&MN

Để khuyến khích, thu hút đầu tư tư nhân vào các vùng DT&MN, điều đầu tiên là cần có các giải pháp mạnh về cơ chế chính sách. Thứ nhất là, cần có sự thay đổi mạnh mẽ về tư duy, nhận thức. Thứ hai là, cần có cơ chế chính sách riêng cho các vùng DT&MN trong mối liên hệ liên kết vùng, liên vùng. Thứ ba là, trong triển khai xây dựng quy hoạch phát triển tích hợp, cần chú trọng các vấn đề về kêu gọi đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các cụm công nghiệp, đô thị, giải quyết và ứng phó với các vấn đề về môi trường, tài nguyên để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, phát triển bền vững. Thứ tư là, Phát huy vai trò của khu vực kinh tế tư nhân thông qua đẩy mạnh thu hút sự tham gia của khu vực kinh tế tư

37

nhân vào quan hệ đối tác công – tư vào đầu tư, xây dựng CSHT và các dự án phát triển KT-XH và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm của các tỉnh, các vùng DT&MN. Thứ năm là, đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của tỉnh, của vùng DT&MN theo các vùng KT-XH. Thứ sáu là, khuyến khích thu hút đầu tư tại chỗ, hỗ trợ DN trên địa bàn phát huy lợi thế của địa phương, của vùng để nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu. Thứ bảy

Một phần của tài liệu 08550930_BCTT_Đề tài Lương Văn Khôi _ Final_20-10-01 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)