4. Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài
3.4.3.3. Vốn đầu tư DN theo địa bàn, lĩnh vực, loại hình sở hữu
Chỉ số thứ 3 liên quan đến hiệu quả của KKĐT là quy mô vốn của DN khi đầu tư, đặc biệt là với các DNTN và DN FDI. Trước 2000: Nhìn chung quy mô vốn của DN khá thấp. Tỷ lệ DN có đầu tư thêm trong quá trình sản xuất tương đối thấp, khoảng 30%. Ở các tỉnh vùng DT&MN thấp hơn một chút, khoảng 22.16 %. Giai đoạn 2001-2005: Nhìn chung, tỷ lệ DN có đầu tư có sự gia tăng nhanh. Trên 50% số DN có khai báo cáo hoạt động đầu tư trong năm. Trong đó khu vực DT&MN trung bình khoảng 43,16%, các vùng còn lại khoảng trên 60%. Quy mô vốn DN nhìn chung tăng chậm ở khu vực DT&MN do số lượng DN tăng nhanh chủ yếu là DN nhỏ, trong khi đó có sự gia tăng đáng kể ở các vùng khác. Giai đoạn 2006 trở lại đây nhìn chung không có sự thay đổi nhiều về tỷ lệ đầu tư cũng như quy mô đầu tư của DN và có thể phân tách thành hai giai đoạn nhỏ, trước 2015 và sau 2015 do Luật DN và Luật Đầu tư được sửa đổi trong năm 2014. Trước và sau 2015 là thời điểm thực hiện Luật Đầu tư (sửa đổi) 2014 cũng như kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế tốt đẹp hơn sau giai đoạn suy giảm kinh tế vĩ mô của Việt Nam (2011-2014).
Tính chung, tỷ lệ DN có hoạt động đầu tư ở khu vực DT&MN chỉ khoảng 53% ở giai đoạn trước 2015, đã tăng lên nhanh gần 70% vào những năm gần đây. Đặc biệt đáng chú ý là DN FDI, với hành vi đầu tư khá nhạy với môi trường đầu tư, tỷ lệ này tăng gần gấp đôi, từ 44% số DN lên 78%. Mặc dù vậy, có thể nhận thấy trong giai đoạn bất ổn về kinh tế trước 2015, vùng DT&MN rất dễ sụt giảm về đầu tư. Điều này ngụ ý rằng kỳ vọng kinh tế hơn là ưu đãi đầu tư, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong KKTHĐT ở vùng DT&MN (thực tế ưu đãi đầu tư sau Luật đầu tư 2015 không có nhiều thay đổi).
20
Xét theo khía cạnh vốn đầu tư của vùng DT&MN cho thấy tỷ trọng số vốn đầu tư trung bình của khối DN vào vùng DT&MN chỉ chiếm khoảng 8% trong tổng số vốn đầu tư khối DN toàn quốc, tỷ trọng vốn đầu tư vào vùng DT&MN không có xu hướng rõ ràng.
Xét theo địa bàn thu hút đầu tư, mặc dù vốn đầu tư vào các xã của khu vực I chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 80%) nhưng có xu hướng giảm đi và và Khu vực II và III có xu hướng tăng lên; Trong 5 năm qua, có khoảng 67% số DN vùng DT&MN có hoạt động đầu tư, nhưng chủ yếu vào việc đào tạo nguồn nhân lực và đầu tư vào DN khác (mua cổ phiếu, góp vốn), vào máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất chỉ chiếm 18%. Điều này cho thấy, các chính sách thu hút đầu tư vào các vùng ĐBKK đã phần nào có hiệu quả, song vẫn còn nhiều bất cập và chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố mà DN quan tâm nhất.
Phân tích sâu hơn tới nhóm 21 ngành cấp 1 cho thấy, về cơ bản các vùng đã thu hút được các DN bỏ vốn vào đầu tư trong các lĩnh vực mà vùng có lợi thế, song vẫn có những đầu tư khai thác cục bộ lợi thế về lao động hoặc tài nguyên thiên nhiên như vật liệu xây dựng. DN đầu tư vào những lĩnh vực bền vững như du lịch, nông nghiệp chưa nhiều mặc dù đây là những ngành được đặc biệt khuyến khích đầu tư với nhiều ưu đãi về tài chính và đất đai, nhưng có thể thấy những chính sách ưu đãi đó chưa phát huy nhiều tác dụng.
3.4.3.4. Thay đổi cơ cấu ngành và đô thị hóa
Trước hết, thế mạnh của các tỉnh vùng đồng bào DT&MN chủ yếu vẫn là phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, trong đó chủ yếu là chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu và phát triển kinh tế lâm nghiệp. Công nghiệp chủ yếu là chế biến nông, lâm sản; khai thác, chế biến khoáng sản; thủy điện. Phát triển du lịch chủ yếu là du lịch sinh thái, trải nghiệm gắn với văn hóa đặc sắc của cộng đồng các DTTS. Tăng trưởng vẫn chủ yếu dựa chủ yếu vào tăng vốn đầu tư. Một số địa phương đã bước đầu phát triển các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa có giá trị gia tăng cao như: cà phê, chè, cao su, điều, tiêu, cây dược liệu, cây lấy gỗ và sản phẩm ngoài gỗ,…
Thay đổi cơ cấu DN theo ngành kinh tế diễn ra theo xu hướng chung giảm tỷ trọng DN trong lĩnh vực nông nghiệp và lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, tăng tỷ trọng DN trong lĩnh vực dịch vụ. Xu hướng thay đổi này diễn ra rõ nét tại các xã thuộc khu vực I và khu vực II. Về cơ bản xu hướng thay đổi này diễn ra tương tự với các xã thuộc khu vực III, song giảm ở giai đoạn đầu và tăng vào cuối giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên, nếu xét theo cơ cấu vốn đầu tư của các DN thuộc các ngành vùng DT&MN thì ngành công nghiệp và xây dựng vẫn có tỷ trọng vốn đầu tư cao nhất, tiếp đến là dịch vụ và nông nghiệp.
Thay đổi cơ cấu lao động trong DN theo ngành kinh tế diễn ra theo xu hướng chung giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực NLTS và tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp-xây dựng. Xu hướng thay đổi này diễn ra rõ nét tại các xã thuộc khu vực III và khu vực I. Điều này cho thấy các chính sách khuyến khích đầu tư đã có tác động khá tích cực tới công nghiệp hóa tại các vùng. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế và đầu tư nói riêng không hoàn toàn đi theo các định hướng chính sách KKTHĐT khai thác lợi thế vùng, và như vậy, xét về tổng thể, hiệu quả, tác động của chính sách là không cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, định
21
hướng sản xuất hàng hóa chưa rõ ràng, phát triển sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa tập trung được vùng sản xuất hàng hóa, các cây trồng đặc sản của tỉnh chưa phát triển.
Tỷ lệ đô thị hóa (tính theo dân số đô thị) của cả nước nhìn chung tương đối chậm, trong vòng gần 20 năm chỉ tăng được từ 21% lên 34%. Tại các vùng DT&MN, tỷ lệ đô thi hóa tương đối thấp và chậm thay đổi.
3.4.3.5. Mức độ luân chuyển hàng hóa, dịch vụ
Về bản chất, mức bán lẻ hàng hóa thể hiện gián tiếp về mức độ hoạt động của thị trường tại mỗi vùng. Tốc độ luân chuyển hàng hóa càng cao càng cho thấy thị trường phát triển. Tác động của chính sách KKTHĐT không chỉ làm tăng đầu tư phát triển, cũng như tốc độ tăng trưởng mà còn làm thay đổi về thị trường hàng hóa của vùng DT&MN cũng như thay đổi về việc tham gia cung ứng hàng hóa, lưu thông giữa các vùng miền và nội vùng.
Theo mức độ phát triển, mức lưu chuyển hàng hóa ở các xã khu vực III rất thấp, chỉ chiếm 1-3% tổng mức lưu chuyển hàng hóa của cả vùng DT&MN. Mức lưu chuyển hàng hóa phần lớn là do các xã địa bàn Khu vực I, chiếm tới trên 80% tổng mức lưu chuyển. Đáng chú ý là tỷ lệ này hầu như không thay đổi từ năm 2000 đến nay, cho thấy thị trường tại các vùng có điều kiện KT-XH ĐBKK vẫn cực kỳ kém phát triển.
Tốc độ tăng mức bán lẻ hàng hóa nhanh, song có xu hướng giảm ở tất cả các khu vực. Tính chung cho toàn vùng DT&MN, tỷ trọng trong tổng lưu chuyển hàng hóa của cả nước giảm và tốc độ tăng cũng có xu hướng giảm. Điều này ngụ ý rằng, mặc dù các chính sách KKTHĐT đã có tác dụng kích thích thị trường hàng hóa phát triển ở vùng DT&MN nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với các khu vực khác.
3.4.3.6. Tác động tới tiếp cận tín dụng của hộ gia đình
Tiếp cận tín dụng của hộ gia đình là một chỉ số thể hiện kết quả và hiệu quả của chính sách tín dụng khuyến khích đầu tư đối với khu vực này. Số hộ gia đình được hưởng tín dụng cho vay ở các xã thuộc vùng DT&MN giai đoạn 2002-2016 có xu hướng tăng mạnh, tương ứng tăng từ 3,8% lên 35,4%. Điều này cho thấy, chính sách tín dụng ngày càng được phổ biến và thực hiện rộng rãi ở các vùng có điều kiện KT-XH khó khăn trên cả nước.
Đối với chủ thể cho vay, trên 60% khoản tín dụng của hộ là từ ngân hàng chính sách. Điều này cho thấy, nguồn vốn cho đầu tư vẫn dựa chủ yếu vào vay ưu đãi hơn là vay thương mại. Giá trị khoản vay trung bình của hộ gia đình cũng tăng nhanh, bình quân tăng từ khoảng 3,80 triệu lên hơn 62 triệu đồng. Mặc dù vậy, so với giá trị một khoản vay bình quân của cả nước, vùng DT&MN vẫn có qui mô thấp hơn rất nhiều. Điều này cho thấy hiệu quả của chính sách tín dụng tới đầu tư ở khu vực DT&MN vẫn ở mức tương đối thấp so với mức trung bình của cả nước.
3.4.3.7. Đào tạo nghề và cải thiện nguồn nhân lực
Tác động trực tiếp của các chính sách lao động là các chỉ số về chất lượng lao động của vùng DT&MN sẽ được cải thiện và tác động gián tiếp là tới thu hút đầu tư. Trong thời gian qua và trình độ văn hóa của các thành viên của hộ có sự
22
cải thiện. Giai đoạn 2016-2019, tỷ lệ mù chữ ở người DTTS giảm xuống đáng kể, trong khi trình độ phổ thông và cao đẳng tăng lên khá mạnh.
Về đào tạo kỹ thuật cho lao động, đặc biệt là kỹ thuật sản xuất nông nghiệp (thông qua các chương trình mục tiêu, khuyến nông, khuyến lâm...), nhìn chung các vùng đều có cải thiện. Tuy nhiên, hai vùng TN và ĐBSCL là những vùng có đông DTTS sinh sống vẫn là những vùng có tỷ lệ được đào tạo kỹ thuật thấp nhất chỉ bằng một nửa so với mức bình quân chung của cả nước.
3.4.3.8. Tác động tới việc làm và thu nhập của hộ gia đình
Số liệu thống kê cho thấy, cùng với mức độ huy động đầu tư, số lượng lao động ở vùng DT&MN có xu hướng tăng mạnh ở giai đoạn 2002-2016. Sự tăng lên này có thể được cho là do hiệu ứng tích cực của các dự án tạo việc làm cho các xã thuộc vùng DT&MN cho giai đoạn này.
Do DN phát triển, tỷ lệ làm công ăn lương của vùng DT&MN theo các vùng KT-XH về cơ bản cũng có chiều hướng tăng và chủ yếu làm việc trong khu vực tư nhân trong nước. Kết quả này cho thấy việc phát triển DN ở khu vực miền núi có tác dụng tạo công ăn việc làm khá lớn.
Mặc dù vậy, những vùng động lực phát triển vẫn là những vùng tạo được nhiều công ăn việc làm nhất. Điều này cho thấy các chính sách KKTHĐT tại vùng sâu vùng xa chưa đủ tạo được bước đột phá trong việc làm và việc cận kề với các vùng động lực mới là yếu tố quan trọng để tạo thêm nhiều việc làm hơn.
Nếu tính theo thành phần kinh tế, cấu trúc lao động làm thuê đã có sự thay đổi đáng kể, thể hiện ở tỷ trọng lao động làm cho khu vực DNNN và khu vực FDI ở vùng DT&MN đã tăng lên. Điều này ngụ ý rằng việc khuyến khích đầu tư để tạo thêm việc làm cũng đang được cải thiện.
Một khía cạnh khác, tỷ lệ lao động tự làm phi nông nghiệp vùng DT&MN tăng cho thấy, các chính sách KKTHĐT có tác động khá tích cực trong việc giúp hộ gia đình tự tạo việc làm ở miền núi. Đây cũng là hướng cần chú ý tới trong KKTHĐT trong thời gian tới trong trường hợp các động lực cho việc phát triển DN, hoặc thu hút FDI chưa phát huy tác dụng.5
Về thu nhập từ lao động, thu nhập từ công việc làm thuê tại vùng DT&MN chênh đáng kể so với vùng miền xuôi. Đây là yếu tố tạo ra sự di cư từ các vùng DT&MN về các vùng miền xuôi. Xu hướng chênh lệch về tiền lương giữa các vùng cũng không thay đổi quá lớn theo thời gian từ 2002 đến nay. Điều này cho thấy các chính sách KKTHĐT không giúp gì nhiều trong giảm chênh lệch thu nhập giữa các vùng.
3.4.3.9. Trình độ dân trí và tiếp cận các dịch vụ xã hội của người dân vùng DT&MN DT&MN
Chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực thấp, khả năng làm những công việc có hàm lượng kỹ thuật, chất xám cao gặp nhiều khó khăn, vì vậy đây là vùng thiếu
5 Điều đáng lưu ý là lao động là người DTTS làm thuê trong các cơ sở do người DTTS làm chủ chiếm số lượng chủ yếu. Điều ngạc nhiên là không chỉ các cơ sở có chủ là người Kinh có ít lao động người DTTS, mà các các cơ sở có chủ là người DTTS cũng có ít người DTTS làm việc. Điều này cho thấy rõ chất lượng lao động của vùng DT&MN, đặc biệt là của người DTTS mặc dù đã được cải thiện, song vẫn ở mức đáng báo động vì ngay cả các cơ sở có chủ là người DTTS thì cũng không thuê người DTTS mà thuê người Kinh làm việc.
23
trầm trọng lực lượng lao động chất lượng cao. Số người DT&MN được đào tạo nghề còn thấp.
Khả năng thích ứng của đồng bào với xu thế phát triển, hội nhập của đất nước còn chậm. Vì vậy, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục lợi dụng những vấn đề dân tộc, tôn giáo để tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là những khó khăn về kinh tế của đất nước, an ninh chính trị vùng biên giới. Trình độ chuyên môn kỹ thuật, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp… cũng như phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc còn hạn chế nên khó tiếp cận các dịch vụ việc làm, nhất là đi làm việc ở nước ngoài.
Đồng bào DTTS được tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức rất thấp so với với bình quân chung cả nước. Mức độ tiếp cận các dịch vụ y tế còn nhiều khó khăn.
Do tập quán sản xuất, sinh hoạt còn lạc hậu, do đó khi được đào tạo và tuyển dụng vào làm việc thường phát sinh những bất đồng giữa DN và người lao động… Nhiều lao động người DTTS chưa đáp ứng được nhu cầu khắt khe của thị trường tuyển lao động nước ngoài.
3.4.3.10. Tác động tới văn hóa
Kết quả đánh giá tác động, hiệu quả của chính sách KKTHĐT vào vùng DT&MN cho thấy nhìn chung là tích cực, mặc dù tác động không quá lớn. Đầu tư vào vùng DT&MN về tổng thể thấp hơn các vùng khác. Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng tác động kinh tế của các chính sách KKTHĐT đã làm thay đổi nhiều cuộc sống và bộ mặt của vùng DT&MN, đặc biệt là nhóm chính sách ĐTC. ĐTC và ĐTTN vào vùng DT&MN có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, XĐGN,… chất lượng cuộc sống của người dân vùng DT&MN cũng được cải thiện hơn nhiều. Bên cạnh việc thúc đẩy kinh tế, đời sống văn hóa của người dân vùng DT&MN đang được cải thiện đáng kể, công tác giáo dục ở vùng DT&MN đã có nhiều tiến bộ.
Về bảo tồn văn hóa, nhiều dự án lớn về sưu tầm, tư liệu hoá di sản văn hoá được thực hiện. Các thiết chế văn hoá vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa, biên giới được tăng cường cơ sở vật chất, tổ chức và hoạt động bước đầu có sự đổi mới, phát huy được hiệu quả. Một số di sản văn hoá của vùng đồng bào các DTTS được tôn vinh. Tăng cường giao lưu văn hoá qua các hoạt động mang tính chất vùng, miền góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Xu thế xã hội hóa trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa được phát huy. Tuy nhiên, do tác động của các hoạt động đầu tư kinh tế, xu thế mở cửa hội nhập toàn cầu hóa đã ảnh hưởng lớn đến việc